Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 135 - Năm học 2022-2023

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 6100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 135 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_12_sach_canh_dieu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 135 - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Lịch sử 12 Năm học: 2022-2023 Mã đề 135 ĐỀ (Đề thi có 03 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Trắc nghiệm (7đ): Hãy chọn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ điều gì? A. Sự phát triển của khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. B. Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam đã được giải quyết. C. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành phong trào tự giác. D. Giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo nào sau đây? A. Người nhà quê. B. Chuông rè. C. Người cùng khổ. D. Thanh niên. Câu 3: Số vốn Pháp đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở ngành nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp nặng. C. Công nghiệp nhẹ. D. Thương nghiệp. Câu 4: Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành A. trung tâm kinh tế-chính trị lớn nhất thế giới. B. trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. C. trung tâm kinh tế-văn hóa hàng đầu thế giới. D. trung tâm kinh tế-quân sự lớn nhất thế giới. Câu 5: Trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương được Pháp và các nước tham dự Hội nghị công nhận gồm A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và phát triển. C. Độc lập, tự do, chủ quyền và mưu cầu hạnh phúc. D. Độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ. Câu 6: Khó khăn nào sau đây đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn dốt. B. Nạn đói. C. Khó khăn tài chính. D. Giặc ngoại xâm. Câu 7: Nội dung nào sau đây đánh dấu sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939? A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ. C. Đấu tranh chống Phát xít. D. Đấu tranh vì hòa bình, dân chỉ, tiến bộ. Câu 8: Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952- 1973 là A. chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP). B. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển. C. con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. D. áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để nâng cao năng suất. Câu 9: Những tỉnh nào giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng B. Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai Thượng, Hà Tiên. Trang 1/3 - Mã đề thi 135
  2. Nam. C. Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Tiên, Quảng Ngãi. D. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang. Câu 10: Năm 1923, lực lượng xã hội nào ở Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp? A. Nông dân và tiểu tư sản. B. Công nhân và nông dân. C. Địa chủ và tư sản. D. Địa chủ và nông dân. Câu 11: Quốc gia nào sau đây là một trong những nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Mianma. B. Thái Lan. C. Campuchia. D. Việt Nam. Câu 12: Phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động là để giải quyết khó khăn nào sau đây trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Ngoại xâm. B. Tài chính. C. Nạn dốt. D. Nạn đói. Câu 13: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 ở Việt Nam? A. Chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp. B. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. C. Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp – Nhật. D. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 14: Từ những năm 70 (thế kỉ XX) đến nay, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra chủ yếu về A. lĩnh vực kinh tế. B. lĩnh vực kĩ thuật. C. lĩnh vực công nghệ. D. lĩnh vực khoa học. Câu 15: Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giữa công nhân với tư sản. B. giữa nông dân với địa chủ. C. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. D. giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp Câu 16: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày. D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Câu 17: Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Mĩ. Câu 18: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. đoàn kết với cách mạng thế giới. B. tự do và dân chủ. C. ruộng đất cho dân cày. D. độc lập và tự do. Câu 19: Nội dung nào sau đây là căn cứ khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931? A. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước. B. Đây là hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân. C. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn trên cả nước. D. Làm cho hệ thống chính quyền của thực dân và phong kiến tan rã. Câu 20: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa. B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. C. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang. D. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Câu 21: Trong Đông – Xuân 1953-1954, ta chọn Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Lào, Thượng Lào làm những hướng tiến công chiến lược nhằm: A. giành thắng lợi quân sự quyết định. B. mở rộng địa bàn hoạt động. C. phân tán lực lượng cơ động của địch. D. đánh chắc, tiến chắc. Câu 22: Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”? Trang 2/3 - Mã đề thi 135
  3. A. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan. B. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman. D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven. Câu 23: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có nguồn gốc sâu xa từ A. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho các quốc gia. B. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. C. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới. D. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất. Câu 24: Theo thỏa thuận giữa các cường quốc Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sau đây chiếm đóng Đông Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu? A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Liên Xô. Câu 25: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam (1919 - 1930) là: A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản. B. Sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác. C. Sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. D. Sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 26: Sự kiện được xem là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời. B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. C. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. D. Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập. Câu 27: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 -1930 là A. soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. B. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. C. hợp nhất ba tổ chức cộng sản. D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 28: Yếu tố nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. II. Tự luận (3điểm): Câu 1. (1.0 điểm) Trình bày những biện pháp chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện? Nhận xét. Câu 2. (2.0 điểm) Trình bày tóm tắt diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước (3/1945 - giữa 8/1945). Ý nghĩa của cao trào? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 135