Đề kiểm tra 15’ lần 2 kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15’ lần 2 kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_15_lan_2_ki_ii_mon_hoa_hoc_10_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 15’ lần 2 kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA 15’ LẦN 2 KÌ II Trường THPT Ngọc Tảo Môn: HÓA HỌC Năm học: 2021 – 2022 Đề số: 02 Câu 1: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do A. clo tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh. B. clo có tính oxi hóa mạnh. C. clo độc nên có tính sát trùng. D. một nguyên nhân khác. Câu 2: Cho các chất: KCl, CaCl2, H2O, MnO2, H2SO4 đặc, HCl. Để tạo thành khí clo thì phải trộn những hóa chất nào dưới đây? A. KCl với H2O và H2SO4 đặc. B. KCl hoặc CaCl2 với MnO2 và H2SO4 đặc. C. CaCl2 với H2O và H2SO4 đặc. D. CaCl2 với MnO2 và H2O. Câu 3: Muối NaCl có lẫn tạp chất NaI. Để thu được NaCl tinh khiết ta tiến hành theo cách nào sau đây? A. Sục khí F2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn. B. Sục khí Cl2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn. C. Cho brom đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn. D. Sục khí oxi đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn. Câu 4: Cho hỗn hợp FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)3 vào dung dịch HI dư. Có bao nhiêu trường hợp có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra ? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 5: Chia dung dịch brom có màu vàng thành 2 phần: Dẫn khí X không màu đi qua phần I thì thấy dung dịch mất màu. Dẫn khí Y không màu đi qua phần II thì thấy dung dịch sẫm màu hơn. Khí X, Y lần lượt là A. Cl2 và HI B. SO2 và HI C. Cl2 và SO2 D. Khí O2 và khí Cl2. Câu 6: Cho các phát biểu sau về Iot (a) Iot là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất trong nhóm Halogen. (b) Iot là chất rắn tinh thể, màu tím đen, có tính thăng hoa, iot tan nhiều trong nước, tạo nước iot. (c) Iot chỉ oxi hóa H2 ở nhiệt độ cao, có xúc tác. (d) Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iot. (e) Dung dịch HI có tính axit yếu và tính khử yếu. (g) I2 có thể phản ứng với dung dịch NaBr tạo muối NaI. Số phát biểu không đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 7: Quan sát mô hình thí nghiệm minh họa khả năng phản ứng của nhôm và iot cho biết các chất X là A. HCl. B. NaOH. C. Dung dịch Br2. D. H2O. Câu 8: Công thức của khoáng vật cacnalit và xinvinit lần lượt là A. KCl.CaCl2.6H2O và KCl.CaCl2 B. KCl.MgCl2.6H2O và KCl.NaCl. C. KCl.CaCl2.H2O và KCl.CaCl2 D. KCl.CaCl2 và KCl.CaCl2.6H2O Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Clorua vôi có công thức CaOCl2. B. Nước Gia – ven và clorua vôi đều có khả năng tẩy trùng và sát khuẩn. C. Khả năng sát khuẩn, tẩy màu của nước clo là do axit hipoclorơ có tính oxi hóa mạnh. D. Kali clorat được điều chế bằng cách sục clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường. Câu 10: Trong nhóm oxi, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Hãy chọn câu trả lời đúng : A. Tính oxi hóa tăng dần, tính khử giảm dần. B. Năng lượng ion hóa I1 tăng dần. C. Ái lực electron tăng dần. D. Tính phi kim giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần.
- Câu 11: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây? A. Cu. B. Hồ tinh bột. C. H2. D. Dung dịch KI và hồ tinh bột. Câu 12: Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tầng ozon là do A. sự tăng nồng độ khí CO2. B. mưa axit. C. quá trình sản xuất gang thép. D. hợp chất CFC (freon). Câu 13: Phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử? A. 2H2S + 4Ag + O2 ⎯⎯ → 2Ag2S + 2H2O. B. H2S + Pb(NO3)2 2HNO3 + PbS . C. 2Na + 2H2S 2NaHS + H2. D. 3H2S + 2KMnO4 2MnO2 + 2KOH + 3S + 2H2O. Câu 14: Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh hưởng đến không khí trên? A. Oxi. B. Ozon. C. Hiđrosunfua. D. Lưu huỳnh đioxit. Câu 15: Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra khí H2S như sự phân huỷ rác, chất thải nhưng không có sự tích tụ H2S trong không khí. Nguyên nhân chính là A. H2S ở thể khí. B. H2S dễ bị oxi hóa trong không khí. C. H2S dễ bị phân huỷ trong không khí. D. H2S nặng hơn không khí. Câu 16: Tỉ khối của hỗn hợp X gồm Oxi và Ozon đối với He bằng 10,4. Thành phần phần trăm về thể tích của Oxi trong hỗn hợp X là A. 40%. B. 60%. C. 25%. D. 75%. Câu 17: Phóng điện qua O2 được hỗn hợp khí có khối lượng mol trung bình là 33 g/mol. Hiệu suất của phản ứng ozon hóa là A. 9,09%. B. 7,09%. C. 11,09%. D. 13,09%. Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam muối vô cơ X thấy thoát ra 6,72 lít O2 (đktc), phần rắn còn lại chứa 52,35% Kali và 47,65% Clo. Công thức phân tử của muối X là A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4. Câu 19: Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là A. 8,0 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 4,8 gam. Câu 20: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeS bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 8,96 lít (đkc) hỗn hợp khí X. Dẫn hỗn hợp khí X đi qua dung dịch CuCl2 dư, tạo ra 9,6 gam kết tủa. Giá trị m gam hỗn hợp đã dùng là A. 16,8. B. 18,6. C. 25,6. D. 26,5. Hết
- BẢNG ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.B 4.A 5.B 6.A 7.D 8.B 9.D 10.D 11.D 12.D 13.D 14.B 15.B 16.A 17.A 18.C 19.A 20.C