Đề khảo sát chất lượng học sinh năm học 2022-2023 môn Sinh học Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thiệu Hóa ( Có đáp án)

pdf 3 trang Phương Ly 05/07/2023 8280
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh năm học 2022-2023 môn Sinh học Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thiệu Hóa ( Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_nam_hoc_2022_2023_mon_sinh_h.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh năm học 2022-2023 môn Sinh học Lớp 9 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thiệu Hóa ( Có đáp án)

  1. 1 PHÒNG GDĐT THIỆU HOÁ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH Năm học 2022-2023 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Môn: Sinh học – Lớp 9 (Thời gian làm bài 45 phút, gồm 16 câu, 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau. Câu 1. Làm thế nào để tạo ưu thế lai A. lai khác dòng B. lai khác thứ C. lai kinh tế D. cả A, B, C Câu 2. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ lại gây thoái hoá giống? A. Cặp gen dị hợp dần đi vào trạng thái đồng hợp B. Đồng hợp lặn biểu hiện tính trạng xấu tăng lên C. Tỉ lệ gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng D. Tỉ lệ đồng hợp giảm, dị hợp tăng Câu 3. Nhân tố hữu sinh của môi trường gồm A. Động vật, địa hình B. Động vật, thực vật, con người C. đá, cát, nước D. Động vật, vi khuẩn, không khí Câu 4. Tác nhân ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất là A. khói bụi B. bê tông C. chất phóng xạ D. Vi sinh vật gây bệnh Câu 5. Cải tạo môi trường có tác dụng: A. nước nhiễm bẩn B. giúp đất màu mỡ C. không khí ô nhiễm D. có hại cho sức khoẻ Câu 6. Tài nguyên không tái sinh gồm A. than đá, rừng B. sinh vật, gió, khoáng sản C. dầu mỏ, khí đốt D. đất, gió, khí đốt Câu 7. Lúa và cỏ dại là mối quan hệ: A. cạnh tranh B. hội sinh C. cộng sinh D. kí sinh Câu 8. Đối với thực vật, muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng biện pháp nào? A. nhân giống vô tính B. chọn lọc thường xuyên C. lai khác thứ D. cũng cố dòng tạo được Câu 9. Con người bắt đầu tạo ra cây trồng vật nuôi vào thời kì xã hội nào? A. Nguyên thuỷ B. Nông nghiệp C. Công nghiệp D. Chiếm hữu nô lệ Câu 10. Bạch đàn là nhóm thực vật A. Ưa sáng B. Ưa bóng C. Ưa ẩm D. Ưa khô Câu 11. Hậu quả ô nhiễm môi trường là: A. biến đổi khí hậu theo hướng tốt B. ổn định hệ sinh thái C. bệnh tật D. làm sạch không khí Câu 12. Tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường không khí và mất sinh vật nhiều nhất? A. Cháy rừng B. Rác thải xây dựng C. Thức ăn hỏng D. Rác thải sinh hoạt II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13. (1,5 điểm) Trình bày ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật khác loài. Cho ví dụ minh họa. Câu 14. (2,5 điểm): Giả sử có 1 quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, thỏ, dê, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật, chim sâu. a) Hãy viết ra 4 chuỗi thức ăn ở quần xã. b) Vẽ lưới thức ăn và chỉ rõ các sinh vật thuộc thành phần: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 15. (2,0 điểm) Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí mà em biết. Câu 16. (1,0 điểm) Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? Cho ví dụ. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Hết
  2. 2 PHÒNG GDĐT THIỆU HOÁ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH Năm học 2022-2023 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Môn: Sinh học – Lớp 9 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B B A B C A A B A C A II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm * Quan hệ hỗ trợ : + Quan hệ cộng sinh : 2 bên cùng có lợi. 0,25 + Quan hệ hội sinh : Một bên có lợi còn một bên không có lợi và cũng 0,25 không có hại gì * Quan hệ đối địch : + Quan hệ cạnh tranh : các sinh vật tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, điều 0,25 Câu 13 kiện sống nên kìm hãm sự phát triển của nhau. (1,5 đ) + Quan hệ kí sinh : Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác lấy chất 0,25 dinh dưỡng của cơ thể sinh vật chủ đó + Quan hệ nửa kí sinh : SV sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác nhưng 0,25 không làm hại đến sinh vật đó. + Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác : ĐV ăn thực vật, ĐV ăn thịt con 0,25 mồi, TV bắt sâu bọ 4 chuỗi thức ăn trong quần xã: + Cỏ -> Thỏ - > Mèo rừng -> Vi sinh vật. 0,25 0,25 + Cỏ -> Thỏ - > Hổ -> Vi sinh vật. 0,25 + Cỏ -> Dê - > Hổ -> Vi sinh vật. 0,25 + Cỏ -> Sâu- > Chim sâu -> Vi sinh vật. Lưới thức ăn: Câu 14 Sâu Chim sâu (2,5 đ) Cỏ Thỏ Mèo rừng VSV 1,0 Dê Hổ - Chỉ rõ : + SV sản xuất : cỏ 0,5 + SV tiêu thụ: dê, thỏ, hổ, mèo rừng, chim + SV phân giải: vi sinh vật Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 0,25 + Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học 0,25 Câu 15 + Ô nhiễm do các chất phống xạ 0,25 (2,0 đ) + Ô nhiễm do các chất thải rắn 0,25 + Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh 0,25 - Trồng nhiều cây xanh
  3. 3 - Phân loại và xử lý rác khoa học để không gây mùi khó chịu - Sử dụng các phương tiện thân thiện môi trường: xe điện, xe chạy năng lượng mặt trời 0,75 - Lắp đặt thiết bị lọc khói trong ống khói, lò cao của các nhà máy - Dự báo các vụ cháy rừng trong mùa khô để hạn chế cháy rừng. - Lắp đặt thiết bị lọc khí và khử mùi trong nhà bếp các hộ gia đình - Sử dụng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa nhiệt, năng lượng sóng biển - Nghiêm cấm và không sử dụng các phương tiện đã quá thời hạn sử dụng. (HS nêu 2 – 3 biện pháp đúng cho 0,25 điểm) + Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử 0,25 dụng sẽ bị cạn kiệt. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ, khí đốt. + Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều 0,25 Câu 16 kiện phát triển phục hồi. Ví dụ: tài nguyên đất nước, sinh vật. (1,0 đ) - Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên 0,5 của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. Hết