Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 6 - Năm học 2020-2021

doc 5 trang hatrang 25/08/2022 9161
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_vat_ly_6_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 6 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 MÔN VẬT LÝ 6 A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Trình bày tác dụng của ròng rọc. Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Ví dụ: 1. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân dùng ròng rọc cố định để đưa các vật liệu lên cao. 2.Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ôtô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động, nhờ đó mà người ta có thể di chuyển một cách dễ dàng Câu 2: Trình bày kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: Các khe cửa gỗ về mùa đông thường hở to hơn mùa hè. Câu 3: Trình bày kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.(Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước) Ví dụ: Khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm để đun. Bởi vì, khi đun nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước nở ra và trào ra ngoài ấm gây nguy hiểm. Câu 4: Trình bày kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. ví dụ : về sự nở vì nhiệt của chất khí: Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ Câu 5: Trình bày cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế: - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng. Cấu tạo: Bầu đựng chất lỏng, ống, thang chia độ. Câu 6: Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nhúng nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống đó là vị trí 00C; Nhúng nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống đó là vị trí 1000C. khoảng cách từ 0 0C đến 1000C được chia ra thành 100 phần bằng nhau mỗi phần ứng với 10C. Câu 7: Các loại nhiệt kế: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế, - Nhiệt kế trong phòng thí nghiệm dùng để đo nhiệt độ của nước hay không khí. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người, động vật. - Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí. Câu 8: Nhiệt giai: Thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai. Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C ( OC). Nhiệt độ thấp hơn 0OC gọi là nhiệt độ âm. Ví dụ: Nhiệt độ nước đá đang tan là 0 0C; nhiệt độ nước sôi là 100 0C; nhiệt độ của người bình thường là 370C. Câu 9: Thế nào gọi là sự nóng chảy?- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Câu 10: Trình bày đặc điểm của sự nóng chảy: Ôn tập vật lý 6 – HKII Năm học: 2020- 2021 1
  2. - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. Ví dụ: 1. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng của băng phiến. 2. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng của nước đá. Câu 11: Thế nào gọi là sự đông đặc. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Câu 12: Trình bày đặc điểm của sự đông đặc: - Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. - Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. Ví dụ: Sự chuyển thể của băng phiến từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 13: Thế nào gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Ví dụ: Sự bay hơi của nước. Sự bay hơi của cồn. Câu 14: Thế nào gọi là sự ngưng tụ? Hiện tượng một chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ của chất đó. Mọi chất lỏng có thể bay hơi đều có thể ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. BÀI TẬP Bài: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN Ví dụ: 1. Trong việc đúc kim loại, người ta nấu chảy kim loại, sau đó đổ chúng vào khuôn và để nguội. 2. Làm nước đá, đổ nước vào khay đựng nước, cho vào ngăn đá của tủ lạnh tủ lạnh, khi nhiệt độ của nước hạ xuống 0oC, nước sẽ đông đặc lại thành nước đá. 1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? Trả lời: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. Ôn tập vật lý 6 – HKII Năm học: 2020- 2021 2
  3. 4. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ? - Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra. - Lớp thủy tinh ngoài cốc chưa kịp dãn nở, trở thành vật ngăn cản, lớp thủy tinh trong cốc gây ra lực làm vỡ cốc. 3. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray. 4. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn? Trả lời: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CHẤT LỎNG 5. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Trả lời: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nỡ ra và tràn ra ngoài. 6. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Trả lời: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. 2. Khi đun nóng, khối lượng riêng của chất lỏng giảm ví khi đun nóng thể tích của chất lỏng tăng lên trong khi đó khối lượng của nó không thay đổi nên khối lượng riêng của chúng giảm xuống. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 4. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? Trả lời: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, chất khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên. 8. Tại sao bánh xe đạp “ bơm căng” để ngoài trời nắng thường bị nổ. Trả lời: Khi để xe ngoài trời nắng ( nhiệt độ cao) không khí trong ruột xe nở ra quá mức khiến ruột xe bị nổ. 1. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Trả lời: Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. 3. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray. 4. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn? Trả lời: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản. 5. Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau? Trả lời: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép. 6. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao? Trả lời: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh thép. Đồng giản nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngoài vòng cung. Ôn tập vật lý 6 – HKII Năm học: 2020- 2021 3
  4. 7. Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? Trả lời: Nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và thanh thép nằm phía ngoài vòng cung. SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC 1. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí? Trả lời: Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp hơn nhiệt độ này. 2: Thả một thỏi chì và một thỏi đồng vào bạc đang nóng chảy. Hỏi chúng có bị nóng chảy không ? Vì sao ? Trả lời:-Chì bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của chì (3270C) nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy của bạc (9600C) -Đồng không bị nóng chảy vì đồng có nhiệt độ nóng chảy (10830C) lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của bạc (9600C) 3: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? Trả lời: - Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc. - Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. 4: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ? Trả lời: Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong suốt quá trình nước đá đang tan SỰ BAY HƠI-SỰ NGƯNG TỤ 1. Trong hơi thở của con người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh ? Trả lời: Vào những ngày nhiệt độ bình thường hoặc nóng thì hơi nước từ miệng bay ra và tiếp tục bay hơi bay đi. Nhưng vào những ngày trời lạnh, hơi nước trong miệng bay ra gặp không khí lạnh nên bị ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. chính vì hơi nước bị ngưng tụ nên ta mới nhìn thấy được. 2 Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ? Trả lời: Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước hơn 4 Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ. Trả lời: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương. 5 Giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm. Trả lời: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá. 6 Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn? Trả lời: Nếu không có nút đậy kín thì hơi rượu sẽ bay hết. Nếu có nút đậy kín thì hơi rượu sẽ ngưng tụ lại nên không bay hơi đi được. 7: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại? Trả lời: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng. 8: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan? Ôn tập vật lý 6 – HKII Năm học: 2020- 2021 4
  5. Trả lời: Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng. 4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao? 4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió. Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc nhiệt độ và gió. 5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ? 5. Người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ vì đó là nhiệt độ xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. Câu 4 : a) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ? b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ? Câu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây. Câu 3 : Việc đúc những pho tượng bằng đồng có những quá trình chuyển thể nào ? Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. Câu 4 a, Vì sao khi ta hà hơi vào mặt gương thì mặt gương lại mờ đi ? b, Trước khi trồng chuối,người ta cần phải phạt bớt lá đi? tại sao ? Khi hà hơi vào mặt gương thì mặt gương bị mờ vì trong hơi thở của ta có hơi nước ,khi ta hà hơi ra gặp mặt gương lạnh hơi nước ngưng tụ các dọt nước làm cho gương bị mờ - Khi trồng chuối ta phải phạt bớt lá để giảm sự bay hơi nước cho chuối từ lá làm cho cây khong bị khô ( Câu 4 a, Vì sao chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa phải để hở ra ? a, Ở chổ tiếp xúc hai đầu thanh ray nhười ta phải dể hở là vì để khi về mùa nắng nóng ,thanh ray giản nở dài ra không bị cản trở, nếu ta đặt sát nhau khi nở ra nó làm công đường ray ,tàu chạy sẽ trật bánh gây nguy hiểm 8. Tại sao bánh xe đạp “ bơm căng” để ngoài trời nắng thường bị nổ. Trả lời: Khi để xe ngoài trời nắng ( nhiệt độ cao) không khí trong ruột xe nở ra quá mức khiến ruột xe bị nổ. 3. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray. 4. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn? Trả lời: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản. Ôn tập vật lý 6 – HKII Năm học: 2020- 2021 5