Đề cương ôn tập giữa học kì I Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Yên Thành 2

doc 6 trang Tài Hòa 17/05/2024 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Yên Thành 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_10_sach_canh_dieu.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I Sinh học Lớp 10 sách Cánh diều - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Yên Thành 2

  1. Trường THPT Yên Thành 2 Đề cương ôn tập giữa kỳ I.Năm học 2023-2024 Môn: Sinh học 10 A.Phần Trắc nghiệm Câu 1. Phát triển bền vững là: A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. B. sự phát triển chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng khônglàm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại. C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. D. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Câu 2. Đạo đức sinh học là A.các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong nghiên cứu sinh học. B.các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học. C.các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người. D.các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật. Câu 3. Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây? (1) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene. (2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn để về môi trường. (3) Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (4) Dựa vào đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh ở đời con. Qua đó, tư vấn và sàng lọc trước sinh nhằm hạn chế dị tật ở thai nhi. (5) Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí hậu, thời tiết. A.2. B. 3. C.4. D. 5. Câu 5. Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của ngành A. Di truyền học. B. Sinh học phân tử. C. Tế bào học. D. Công nghệ sinh học. Câu 6. Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học? A. Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân. B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lý. C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm. D. Bảo vệ, kỹ thuật viên, y tá.
  2. Câu 7. Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường? A. Thuỷ sản. B. Y học C. Lâm nghiệp. D. Công nghệ thực phẩm. Câu 8. Ý nào sau đây không phải là một mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam. A. Phát triển nền kinh tế tư nhân, khuyến khích các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. B. Chú trọng lấy con người làm trung tâm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống lành mạnh. C. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển. D. Quan tâm đến tính toàn vẹn của môi trường thông qua việc chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và hệ sinh thái. Câu 9. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể. B. Các cấp tổ chức trên cơ thể. C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống. D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống. Câu10. Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm? A. 1. B. 2. C. 3. D.4 Câu11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống? A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử. C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật. D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng. Câu12 Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống? (1) Có khả năng tự điều chỉnh. (2) Liên tục tiến hoá. (3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường. (5) Đều được cấu tạo từ tế bào. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 13. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây? A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái. B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển. D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái. Câu 14. Đâu không phải là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học? A. Di truyền học. B. Giải phẫu học. C. Động vật học. D. Thiên văn học. Câu15. Đâu không phải là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học? A. Toán học. B. Thực vật học. C. Sinh thái học và Môi trường. D. Công nghệ sinh học. Câu 16. Chọn câu đúng: A. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, và con người. B. Ngành Sinh học có nhiều lĩnh vực nghiên cứu như Giải phẫu học, Sinh lí học, Hóa học, Động vật học. C. Công nghệ sinh học, Sinh thái học và môi trường, Vật lý học là một trong những lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học.
  3. D. Môn Sinh học không giúp chúng ta hiểu rõ về thế giới sống, hình thành và phát triển năng lực sinh học, có thái độ đúng đắn với thiên nhiên. Câu 17. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các . và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống. Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu trên. A. tập thể sống. B. cơ thể sống. C. thực vật sống D. động vật sống. Câu18. Báo cáo kết quả thí nghiệm là một bước được sử dụng trong A. phương pháp thực nghiệm khoa học.B. phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. C. phương pháp quan sát. D. phương pháp học tập. Câu19. Các bước khi làm việc trong phòng thí nghiệm: (1)Báo cáo kết quả thí nghiệm. (2) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật thí nghiệm. (3)Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm. (4) Tiến hành các thí nghiệm theo quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm. Thứ tự đúng là A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (1), (2), (4). C. (4), (3), (4), (1). D. (2), (4), (1), (3). Câu20. Các bước sử dụng kính hiển vi gồm: (1) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát tiêu bản (lưu ý không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản). (2) Chọn vật kính thích hợp (10x hoặc 40x) tùy theo mục đích quan sát. (3) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy vật cần quan sát. (4) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy vật mẫu thật rõ nét. (5) Điều chỉnh ánh sáng thích hợp với vật kính. Trình tự tiến hành đúng là: A. (2), (5), (4), (1), (3).B. (1), (3), (4), (2), (5). C. (2), (5), (1), (3), (4).D. (3), (5), (2), (4), (1). Câu21. Đâu không phải là dụng cụ dùng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học? A. Ống nghe. B. Micropipette. C. Mô hình.D. Kính hiển vi quang học. Câu 22. Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp? A. Tế bào biểu bì lá cây. B. Tế bào niêm mạc miệng ở người. C. Tế bào cơ ở bò. D. Tế bào trứng cá. Câu 23. Chức năng của kính hiển vi quang học là A. dùng để quan sát cấu trúc của các vật, vi sinh vật có kích thước nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được. B. dùng để đọc chữ, quan sát kĩ các bộ phận của các vật thể có kích thước nhỏ được dùng nhiều trong trường học hoặc các phòng thí nghiệm. C. dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với vật ở rất xa. D. dùng chữa các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị và viễn thị. Câu 24. Tin sinh học là gì? A. Là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. B. Là ngành khoa học tìm kiếm, phát hiện mô phỏng quy luật vận động của thế giới sống. C. Tin sinh học được con người xử lí dữ liệu. D. Tin sinh học là công nghệ của tương lai.
  4. Câu 25. Xây dựng ngân hàng gene là ứng dụng của ngành khoa học nào? A. Sinh học tiến hóa.B. Sinh học phân tử, tế bào. C. Tin sinh học. D. Hóa tin học. Câu26: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao? A. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh.B. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động. C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa. D. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Câu27: “Tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc thứ bậc. Câu 28: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là A. trao đổi chất và năng lượng. B. sinh sản. C. sinh trưởng và phát triển. D. khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi. Câu 29. Thế giới sống không ngừng tiến hóa trên cơ sở nào? A. Di truyền DNA qua các thế hệ. B. Biến dị tổ hợp. C. Phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên.D. Chọn lọc nhân tạo. Câu30. “Tập hợp các tế bào giống nhau về hình dạng và chức năng sẽ tạo thành mô” thể hiện mối quan hệ về mặt nào của các cấp tổ chức sống? A. Cấu trúc. B. Cấu tạo. C. Thành phần. D. Chức năng. Câu31. “Các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống” thể hiện mối quan hệ về mặt nào của các cấp tổ chức sống? A. Thành phần. B. Cấu tạo. C. Chức năng. D. Cấu trúc. Câu32. Thông quá quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí CO 2 cung cấp cho quá trình quang hợp. Đồng thời hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ môi trường; O 2 được giải phóng góp phần điều hòa khí quyển. Đây là ví dụ cho đặc điểm nào của tổ chức sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Thế giới tiến hóa liên tục.D. Tương tác với môi trường. Câu 33. Sự sống được tiếp nối qua nhiều thế hệ thông qua A. phân bào.B. giao phối. C. nhân bản vô tính. D. sinh sản. Câu 34. Quá trình nhân đôi ADN có tác dụng gì? A. Duy trì ổn định một số đặc tính qua các thế hệ.B. Tạo sự đa dạng di truyền. C. Giúp sinh vật thích nghi với môi trương. D. Giảm chọn lọc tự nhiên. Câu 35. Cơ chế nào góp phần tạo sự đa dạng về mặt di truyền? A. Nhân đôi ADN.B. Phát sinh đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc nhân tạo. Câu 36: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể con người? A. Một số cơ quan trong cơ thể người được cấu tạo bởi tế bào. B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể. C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết. D.Cơ thể sống chỉ có một tế bào thực hiện mọi chức năng sống. Câu37. Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)? A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống. C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử. D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước. Câu38. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên? A. Lipid, enzym. B. Đại phân tử hữu cơ. C. Protein, vitamin. D. Glucose, tinh bột, vitamin.
  5. Câu 39. Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là: A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất khô của cơ thể. B. Chỉ cần thiết ở giai đoạn phát triển cơ thể. C. Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ. D. Là những nguyên tố không có trong tự nhiên. Câu40. Đâu không phải là vai trò của các nguyên tố đại lượng? A. Là thành phần cấu tạo nên tế bào. B. Là thành phần cấu tạo các đại phân tử hữu cơ. C. Là thành phần cấu tạo các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào.D. Là thành phần cấu tạo enzym. Câu 41. Trong số các nguyên tố sau: F, O, C, Mn, Na, Ca, S, H, Cl, Fe, Mg. Nguyên tố nào thuộc nhóm nguyên tố vi lượng? A. Mn, O, C, Mg. B. Mn, Ca, Mg, S. C. Mg, Fe, Na, O. D. Mn, Fe, F. Câu 42. Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có đặc điểm nào sau đây? A. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn các nguyên tố khác.B. Có hàm lượng chiếm dưới 10−5 khối lượng khô của cơ thể. C. Có hàm lượng chiếm dưới 10−3 khối lượng khô của cơ thể.D. Có hàm lượng chiếm dưới 10−4 khối lượng khô của cơ thể. Câu 43. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất khô của cơ thể. B. Chỉ cần thiết ở giai đoạn phát triển cơ thể. C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzyme trong tế bào. D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên. Câu 44. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên tất cả mọi người phải tăng cường ăn rau xanh. Vai trò quan trọng trong việc ăn rau xanh là A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. B. giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng.D. tiết kiệm về mặt kinh tế vì rau xanh có giá rẻ. Câu 45. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh còi xương. C. Bệnh cận thị. D. Bệnh tự kỷ. Câu 46. Thiếu một lượng nhỏ lodine chúng ta có thể bị mắc bệnh gì? A. Viêm amidan. B . Bướu cổ. C. Đau họng. D. Còi xương. Câu 47. Thiếu một lượng Fe trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì? A. thiếu máu. B. Bướu cổ. C. Giảm thị lực. D. Còi xương. Câu 48: Trong số các nguyên tố khoáng có trong cơ thể người, nguyên tố nào chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất? A. Carbon (C). B. Oxygen (O). C. Hydrogen (H). D. Nitrogen (N). Câu 49: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học A. Sinh học tế bào. B. Sinh lí học. C. Tiến hóa học. D. Khảo cổ học. Câu 50: Bậc cấu trúc của phân tử protein đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại là: A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 51: Nguyên tố khoáng không là thành phần quan trọng của adenosine triphosphate (ATP) và nucleic acid là: A. Nitrogen (N). B. Phospho (P). C. Oxygen (O). D. Clorua (Cl). Câu 52: Cho trình tự nucleotide một mạch của phân tử DNA như sau: 5’XXATGXAA3’. Trình tự nucleotide mạch còn lại của DNA là A. 3’GGATGXAT5’. B. 3’GGTAXGTT5’. C. 5’GGTAXGTA3’. D. 5’GGATGXAT3’.
  6. Câu 53: Câu nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống? A. Thế giới sống liên tục tiến hóa. B. Có tính bền vững và ổn định. C. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. D. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc Câu 54: Ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ và phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn gọi là: A. Tin sinh học. B. Vi sinh học. C. Công nghệ sinh học. D. Kĩ thuật y sinh. Câu 55: Phân tử đường nào sau đây là thành phần cấu tạo nên nucleotide của DNA? A. đường glucose. B. đường pentose. C. đường hextose. D. đường sucrose. Câu 56: Một gen có 1200 nucleotide, có số nucleotide loại A là 350. Số nucleotit loại G của gen là? A. 250. B. 350. C. 600. D. 300. Câu 57: Trong các loại nucleic acid, phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hydrogen? A. mRNA. B. DNA. C. rRNA. D. tRNA. Câu 58: Cho các ý sau: (1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation. (2) Carbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ. (3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. (4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học. (5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống. Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 59: Trong các ý sau, những ý nào là chức năng của carbohydrate? (1) Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. (2) Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể. (3) Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể. (4) Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 60: Colesterol có chức năng gì trong màng sinh chất? A. Tạo nên các lỗ nhỏ trên màng giúp hình thành nên các kênh vận chuyển qua màng B. Tăng tính ổn định cho màng C. Tăng độ linh hoạt trong mô hình khảm động D. Tiếp nhận và xử lý thông tin truyền đạt vào tế bào Câu 61: Công thức chung của carbohydrate là A. (CH2O)n. B. [C(HO)2]n C. (CHON)n D. (CHO)n Câu 62: Protein có tính đa dạng cao nhất. có bao nhiêu nguyên nhân sau đây là phương án đúng ? (1) Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân. (2) Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit. (3) Cấu trúc không gian nhiều bậc. (4) Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 63: Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới".Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống? A. Thế giới sống liên tục tiến hóa B. Hệ thống tự điều chỉnh C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc D. Hệ thống mở Phần tự luận (3 điểm) Câu 1.Em hãy so sánh hai phân tử: DNA và RNA về cấu tạo và chức năng. Câu2.Carbohydrate được chia làm mấy nhóm chính? Vai trò của các phân tử mỗi nhóm đó là gì? Câu3 .Em hãy trình bày các vai trò chính của nước đối với cơ thể sinh vật. Câu4.Em hãy trình bày 3 nội dung chính của học thuyết tế bào. Câu5.Xét một gen ở vi khuẩn E. Coli có chiều dài 4080A0 và có 2868 liên kết hiđrô. a.Tìm số chu kỳ xoắn ,khối lượng phân tử của gen b.Tìm số lượng từng loại nu và tỷ lệ % từng loại nu của gen Câu6.Xét một gen ở vi khuẩn E. Coli có 3120 liên kết hiđrô.Trên gen có hiệu số % Loại G với 1 loại nu khác =10% a.Tìm số chu kỳ xoắn ,khối lượng phân tử của gen. b.Tìm tỷ lệ % từng loại nu của gen và số lượng từng loại nu của gen. c.Trên mạch 1 của gen có số nu loại G=120 và A=150.Tìm số lượng từng loại nu trên mỗi mạch đon của gen. Hết