Đáp án đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Phú Yên

doc 7 trang hatrang 9580
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docdap_an_de_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_so_gd.doc

Nội dung text: Đáp án đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Phú Yên

  1. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Phú Yên I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận. Câu 2: Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là phải động não suy nghĩ. Câu 3: Tác giả khuyên mọi người phải đọc sách vì: - Sách lưu trữ kho tàng tri thức quý giá của nhân loại được lưu trữ qua nhiều đời. - “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.” - Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ ” - Những tri thức, kĩ năng trong sách giúp chúng ta chuẩn bị thiết thực, chủ động, hiệu quả để “làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.”, tức là giúp người đọc: + Nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động. + Đóng góp, làm giàu cho tri thức nhân loại. Câu 4:
  2. Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng cần có kiến giải hợp lí. Hướng dẫn: Đồng ý vì: - Học đi đôi với hành. - “Vô học” chỉ tình trạng không có tri thức, ở đây là kiến thức tích lũy chỉ thể hiện ở lí thuyết, sách vở mà không áp dụng vào thực tế. Con người sống trong cuộc đời với muôn mặt đời thường chứ không đóng khung trong sách vở nên học vấn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế. - Khả năng áp dụng những điều học được vào thực tế thể hiện sự linh hoạt của chủ thể, cho thấy năng lực thật của con người chứ không phải sự sao chép, học vẹt. Không đồng ý vì: - Những người vô học không nhất thiết phải là không áp dụng vào thực tế mà vì thật sự không có kiến thức gì để áp dụng. - Vô học còn được kể đến trong trường hợp tích lũy được tri thức, có năng lực nhưng lại áp dụng vào những việc có hại cho cộng đồng. II. Làm văn Câu 2 a) Mở bài - Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
  3. + Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược. + Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ đối với Người khi vào lăng viếng Bác với giọng trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác. + Trích dẫn thơ: Là cảm xúc khi vào lăng thăm bác và lúc chuẩn bị từ biệt. b) Thân bài: Phân tích: * Cảm xúc khi vào trong lăng - Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền + Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền” + Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác + Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi - Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim
  4. + Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta” + Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. * Cảm xúc khi chuẩn bị từ biệt - Cuộc chia ly lưu luyến bịn rịn, thấm đẫm nước mắt của tác giả + Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như một lời giã từ đặc biệt, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị + Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa rời + Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác + Điệp từ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến của nhà thơ - Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ như một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người + “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người. c) Kết bài
  5. - Đoạn trích là dòng cảm xúc gây xúc động trong lòng người đọc. Đó cũng là cảm xúc chung của Nhân dân Việt Nam với con đường cách mạng mà Người vạch ra. - Thể hiện qua giọng điệu trang trọng và tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, hàm súc.