Các đề luyện thi môn Ngữ văn 8
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- cac_de_luyen_thi_mon_ngu_van_8.docx
Nội dung text: Các đề luyện thi môn Ngữ văn 8
- PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!” (Hướng dẫn học Ngữ văn 7, tập 2, trang 54) Câu 1 (1,0 điểm) : Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 3 (0,5 điểm): Câu “ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” thì cụm từ:” Trong đời sống của mình” là thành phần gì của câu? Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích trên. Đáp án *Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm -Văn bản : “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Câu 1 -Tác giả:Phạm Văn Đồng 1.0 Câu 2 -Phương thức biểu đạt:Nghị luận (chứng minh) 0.5
- Câu 3 Cụm từ xác đinh:Trạng ngữ 0.5 -Nội dung chính của đoạn trích : Câu 4 1.0 Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm. (Đề số 1) Phần I: ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Câu 2: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? Câu 3: (1 điểm) Câu văn: “Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì? Câu 4: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn? ĐÁP ÁN Câu 1 (0.5 đ) - Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
- Câu 2 (0.5 đ) - Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh. Câu 3 (1 đ) Trật tự từ trong những bộ phận in đậm trên thể hiện trình từ quan sát của người nói. Câu 4 (1 đ) Nội dung của đoạn văn nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : “Việc nhân nghĩa cốt để yêu dân Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 3: (0,5 điểm) Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Câu 4: (0,5 điểm) Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ in đậm trong câu thơ: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
- Câu 5: (1 điểm) Qua đoạn thơ, tác giả khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa vào những yếu tố nào? PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) 1. Tác phẩm: Nước Đại Việt ta (Bình ngô đại cáo) Tác giả: Nguyễn Trãi 2. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận trung đại 3. “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. - Câu trần thuật 4. Trật tự từ in đậm thể hiện thứ tự trước sau của các triều đại (Triều đại của lịch sử Việt Nam: Triệu, Đinh, Lí, Trần; Triều đại của lịch sử Trung Quốc: Hán, Đường, Tống, Nguyên) 5. Yếu tố xác định độc lập chủ quyền: - Nền văn hiến lâu đời. - Lãnh thổ riêng. - Phong tục, tập quán riêng. - Truyền thống lịch sử riêng. - Chủ quyền riêng (Đề số 8) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn:“Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay
- con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: (0,5 điểm) Xác định kiểu câu được sử dụng ở câu văn sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.” Câu 3: (1,0 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện. Câu 4: (1,0 điểm) Thông điệp mà câu chuyện đã mang đến cho người đọc là gì? ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM) 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 2. Kiểu câu được sử dụng trong câu văn là: Câu trần thuật 3.- Câu chuyện khuyên chúng ta: + Con người phải biết cho: đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau Con người cần phải biết cho nhiều hơn là nhận lại; phải biết cho mà không trông chờ đáp đền. - Câu chuyện là bài học lớn về một lối sống đẹp: sống nhân ái, luôn bao dung và yêu thương với cuộc đời. 4.Thông điệp: + Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp. + Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả giữa “cho” và “nhận” mà đôi khi ta không nhận ra.