Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên - Phần: Hóa học Lớp 6

pdf 15 trang hatrang 18455
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên - Phần: Hóa học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_trac_nghiem_mon_khoa_hoc_tu_nhien_phan_hoa_hoc_lop_6.pdf

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên - Phần: Hóa học Lớp 6

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẦN: HÓA HỌC LỚP 6 Họ và tên:
  2. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học Chủ đề 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT Bài 8. Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất Câu 1. Đâu là vật thể nhân tạo? A. con gà B. bút chì C. bắp ngô D. vi khuẩn Câu 2. Đâu là vật thể sống? A. cây bạch đàn B. dây dẫn điện C. chiếc ấm D. giấm ăn, giấy. Câu 3. Vật thể nào sau đây chứa sắt? A. hạt ngô B. hạt gạo C. củ khoai D. sắt Câu 4. Đâu không phải là chất khí? A. khí hiđro (hyđrogen) B. nước cất C. khí oxi (oxygen) D. khí cacbonic Câu 5. Quá trình hòa tan muối ăn vào nước thể hiện tính chất gì của muối? A. Tính chất vật lí. B. Cả tính chất vật lí và hoá học. C. Tính chất hoá học. D. Không thể hiện tính chất gì. Câu 6. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Thanh sắt bị dát mỏng. B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. D. Đốt cháy mẩu giấy. Câu 7. Đâu đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm C. Nhôm, muối ăn, đường mía D. Con dao, đôi đũa, muối ăn Câu 8. Tính chất hóa học của khí carbon dioxide là gì? A. Chất khí, không màu B. Không mùi, không vị C. Tan rất ít trong nước D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide) Câu 9. Quá trình thể hiện tính chất hóa học là quá trình nào sau đây? A. Hòa tan muối vào nước B. Cô cạn nước muối thành đường C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng Câu 10. Đâu là chất? A. sucrose B. con người C. cây mía D. cây thốt nốt Câu 11. Vật thể tự nhiên là A. vật thể không có các đặc trưng sống. B. vật thể có các đặc trưng sống. C. vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Trang | 1
  3. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học D. vật thể có sẵn trong tự nhiên. Câu 12. Có các vật thể sau: quả chanh, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là A. 5 B. 4 C. 3 D. 4 Câu 13. Có các vật thể sau: xe máy, xe đạp, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 14. Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)? A. Cây mía, con ếch, xe đạp. B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút. C. Cây tre, con cá, con mèo. D. Máy vi tính, cái cặp, tivi. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không có ở thể rắn? A. Các hạt liên kết chặt chẽ. B. Có hình dạng và thể tích xác định. C. Rất khó bị nén. D. Có hình dạng và thể tích không xác định. Câu 16. Thể khí (hay hơi) kí hiệu là A. s. B. l. C. g. D. m. Câu 17. Thể nào sau đây dễ bị nén? A. thể lỏng. B. thể rắn. C. thể khí. D. không có thể nào. Câu 18. Quá trình thể hiện tính chất vật lí là A. quá trình chất biến đổi có tạo ra chất mới. B. quá trình chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. C. quá trình chất bị phân hủy. D. quá trình biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không. HẾT CHỦ ĐỀ 2 Chủ đề 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ Bài 9. Oxygen Câu 1. Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào sau đây? A. Là chất khí không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan ít trong nước. D. Nhẹ hơn không khí Câu 2. Ô nhiễm không khí không có tác hại gì đối với đời sống? A. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người B. Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan => gây nên nhiều lũ lụt, thiên tai C. Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm D. Làm cho các sinh vật sinh sôi, phát triển. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải của oxygen? A. Oxygen là chất khí. B. Oxygen không màu, không mùi. C. Tan nhiều trong nước. D. Nặng hơn không khí. Trang | 2
  4. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học Câu 4. Điều kiện phát sinh sự cháy là: A. Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy. B. Phải tiếp xúc và có đủ khí oxygen cho sự cháy. C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy. D. Cả A và B. Câu 5. Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là: A. Phát sáng. B. Cháy. C. Tỏa nhiệt. D. Sự oxi hóa xảy ra chậm. Câu 6. Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm: A. Đốt cồn trong không khí. B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ. C. Nước bốc hơi. D. Đốt cháy than trong không khí. Câu 7. So sánh sự cháy khi đốt một que đóm trong không khí và trong khí oxygen tinh khiết: A. Que đóm cháy trong khí oxygen mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí. B. Không thể so sánh được. C. Que đóm cháy trong không khí mãnh liệt hơn khi cháy trong oxygen. D. Que đóm cháy trong không khí và khi cháy trong oxygen là như nhau. Câu 8. Làm thế nào để dập tắt sự cháy? A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. B. Cách li chất cháy với oxygen. C. Quạt. D. A và B đều đúng. Câu 9. Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Từ nước biển. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí. D. Từ thuốc tím (potassium permanganate) Câu 10. Đâu không phải là vai trò của không khí đối với sự sống? A. Gây ô nhiễm môi trường B. Cung cấp nito giúp cây cối phát triển nhanh C. Không khí giúp điều hòa khí hậu. D. Cung cấp sự sống, sự cháy cho vạn vật Câu 11. Nguyên nhân không gây ô nhiễm không khí là do đâu? A. Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý. B. Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí. C. Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường. D. Khí do quá trình quanh hợp của cây. Câu 12. Điều nào không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí? A. Trồng nhiều cây xanh trong khu mình đang sống B. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ không khí C. Hạn chế đi xe máy, ô tô thay vào đó có thể đi xe đạp hoặc xe bus, D. Xả rác bừa bãi Câu 13. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào? Trang | 3
  5. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học A. Thể khí B. Thể rắn C. Thể lỏng D. Không tồn tại Câu 14. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là - 89 o c. Khi đó oxygen tồn tại ở thể khí, lỏng hay rắn? A. Thể lỏng B. Thể khí C. Thể rắn D. Không tồn tại Câu 15. Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí? A. 15% B. 30% C. 79% D. 21% Câu 16. Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxigen B. Nito C. Cacbondioxit D. Heli Câu 17. Cách để phân biệt oxygen và carbon dioxide là gì? A. Ngửi mùi của hai khí đó, không mùi thì đó là oxygen, có mùi khai là carbon dioxide. B. Quan sát màu sắc của hai khí đó, oxygen trong suốt, carbon dioxide có màu đục. C. Hòa tan hai khí vào nước, tan được trong nước là oxygen, không tan được trong nước thì đó là carbonxide. D. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide. Bài 10. Không khí và bảo vệ môi trường không khí Câu 1. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Carbon dioxide. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Oxygen. Câu 2. Khí nào sau đây là một trong những khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen. Câu 3. Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch không sinh ra khí nào sau đây? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Chất bụi. D. Nitrogen. Câu 4. Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Sunfur dioxide D. Carbon dioxide. Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm? A. Có mùi khó chịu. B. Giảm tầm nhìn. C. Sương mù giữa ban ngày D. Sương mai buổi sớm. Câu 6. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm không khí? A. Đốt rạ sau khi thu hoạch lúa. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân chuồng tươi cho cây trồng. D. Phun thuốc trừ sâu bọ cho cây trồng. Câu 7. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất? A. Giao thông, vận tải. B. Sản xuất nhiệt điện. C. Du lịch. D. Sản xuất phần mềm tin học. Câu 8. Phương tiện giao thông nào sau đây thân thiện nhất với môi trường? A. Máy bay. B. Tàu hỏa. C. Ô tô. D. Xe đạp. Câu 9. Sử dụng năng lượng nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thủy điện. Trang | 4
  6. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân tự nhiên gây nên ô nhiễm không khí? A. Phương tiện giao thông. B. Đốt rơm rạ sau gặt. C. Khí thải nhà máy nhiệt điện. D. Núi lửa phun trào. Câu 11. Nguồn nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? A. tro bay. B. khói bụi. C. khí sulfur dioxide. D. khí oxygen. Câu 12. Cách làm nào sau đây không giảm thiểu được tình trạng gây ô nhiễm không khí? A. Xây dựng các hệ thống xử lý khí thải gây ô nhiễm môi trường. B. Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải do xây dựng. C. Trồng nhiều cây xanh. D. Tăng cường sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy Câu 13. Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do: A. khí CO2. B. mưa axit. C. clo và các hợp chất của clo. D. quá trình sản xuất gang thép. Câu 14. Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hoá học? a) Nước sôi ở 100°C. b) Xăng cháy trong động cơ xe máy. c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng. d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí. e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị. A. a, b, c B. a, c, e C. c, d, e D. b, c, e Câu 15. Không được dùng nước để dập đám cháy gây ra bởi: A. Xăng, dầu B. than C. nhiệt độ cao D. Khí gas Câu 16. Đâu không phải là biện pháp để phòng cháy trong gia đình? A. Phát hiện dây điện bị đứt hoặc hở cần tránh xa và báo cho người lớn biết (để tránh hỏa hoạn do chập điện). B. Tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini C. Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật. D. Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Câu 17. Điều nào sau đây sai khi nói về những hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí? A. Sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) B. Nấu nướng bằng bếp ga, bếp than, C. Khí thải từ các xí nghiệp, nhà máy D. Trồng rừng Câu 18. Khi nuôi cá cảnh, tại sao phải thường xuyên sục không khí vào bể cá? A. Cá cần có oxygen để hô hấp B. Trong không khí có chứa oxygen C. Lượng oxygen trong nước ít D. Cả 3 ý trên Trang | 5
  7. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học Câu 19. Khi đốt cháy 1L xăng, cần 1950L oxygen và sinh ra 1248L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. A. 12390 lít B. 45673 lít C. 13650 lít D. 68250 lít Câu 20. Chất khí CO (cacbon monoxit) có trong thành phần loại khí nào sau đây? A. Không khí. B. Khí tự nhiên. C. Khí dầu mỏ. D. Khí lò cao. HẾT CHỦ ĐỀ 3 Chủ đề 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG Bài 11. Một số vật liệu thông dụng Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng về vật liệu? A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày. B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau. Câu 2. Trong số các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là vật liệu? A. Kim loại. B. Cao su. C. Gỗ tự nhiên. D. Xe đạp. Câu 3. Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây? A. Có tính dẫn điện. B. Có tính dẫn nhiệt C. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ. D. Cách điện tốt. Câu 4. Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh? A. Thủy tinh. B. Xi măng. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 5. Vật liệu nào dưới đây, được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững? A. Gỗ tự nhiên. B. Kim loại. C. Đá vôi. D. Gạch không nung. Câu 6. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường. D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 7. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thủy tinh. B. Thép xây dựng. C. Nhôm. D. Xi măng. Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về vật liệu nano? A. Vật liệu nano là vật liệu kích cỡ nanomet. B. Vật liệu nano có nhiều ứng dụng. Trang | 6
  8. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học C. 1nm = 1 phần tỉ của một mét. D. Vật liệu nano là vật liệu kích cỡ milimet Câu 9. Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu xây dựng mới (vật liệu xanh, thân thiện với môi trường)? A. gạch không nung. B. tấm panen đúc sẵn. C. gạch nung. D. vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng. Câu 10. Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường? A. Pin máy tính. B. Túi nilon. C. Ống hút làm từ bột gạo. D. Bát nhựa dùng một lần. Câu 11. Đâu là giải pháp để giảm tác hại tới mời trường của vật liệu nhựa? A. Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa. B. Ưu tiên sử dụng các vật dựng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường. C. Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 12. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh B. Gốm C. Kim loại D. Cao su Câu 13. Dãy nào sau đây gồm các vật dụng làm từ kim loại? A. chiếc thìa, nồi, chìa khóa. B. nồi, rổ, chai. C. chìa khóa, ốp điện thoại, bàn học. D. muôi nhôm, chìa khóa, gấu bông. Câu 14. Gỗ có những tính chất nào sau đây? A. mềm dẻo, dẫn điện, trong suốt. B. bền, dễ tạo hình, dễ cháy. C. cứng, dễ uốn, dẫn nhiệt. D. đàn hồi, dễ uốn, dễ cháy. Câu 15. Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn? A. Tránh bị gỉ sét B. Bảo vệ tránh bị ăn mòn C. Cả 2 đáp án trên đều đúng D. Cả 2 đáp án trên đều sai Câu 16. Thời gian phân huỷ của vật liệu nhựa như thế nào? A. Vài năm. B. Chục năm C. Hàng trăm năm. D. Cả 3 đáp án trên đều sai Bài 12. Nhiên liệu và an ninh năng lượng Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng về nhiên liệu? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người. . Trang | 7
  9. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học Câu 2. Nhận định nào sau đây là sai? A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. C. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường. Câu 3. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu khí. B. Nhiên liệu lỏng. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch. Câu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong đun nấu và thắp sáng. B. Than mỏ gồm than cốc, than chì, than bùn. C. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn. D. Sử dụng than khi đun nấu góp phần bảo vệ môi trường. Câu 5. Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả? A. Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản. B. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường C. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 6. Một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả? A. Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy. B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu. C. Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 7. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Chẻ nhỏ củi. C. Cung cấp đầy đủ không khí hoặc oxygen cho quá trình cháy. D. Xếp củi chồng khít lên nhau. Câu 8. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen A. dư. B. thiếu. C. tùy ý. D. vừa đủ. Câu 9. Lợi ích nào không phải là lợi ích của sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả? A. Tránh cháy nổ, gây nguy hiểm đến người và tài sản. B. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. C. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra. D. Tăng lượng carbon dioxide thải vào môi trường. Câu 10. Việc làm nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu? Trang | 8
  10. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học A. Vặn gas thật to khi đun nấu. B. Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong. C. Xếp khít củi vào nhau khi nhóm bếp. D. Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu. Câu 11. Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người Xem đáp án Câu 12. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Ethanol. Câu 13. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Xem đáp án Câu 14. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tuỳ nhiệt độ cần thiết để điều chính lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 15. Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thầy mùi gas thì em nên làm gì? A. Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài. B. Khoá van an toàn ở bình gas. C. Tuyệt đối không bật công tác điện, không đánh lửa. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 16. Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất biogas đem lại những lợi ích gì? A. Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. B. Tiêu diệt mầm bệnh gây hại. Nếu chất thải động vật thái trực tiếp ra môi trưởng sẽ phát tán nhiều mầm bệnh C. Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiến mua nhiên liệu, bị để hạn chế mùi hội cần loại bỏ một số khí có mùi hôi trong thành phần của biogas. D. Cả 3 đáp án trên Câu 17. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen Trang | 9
  11. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D. tuỳ ý. Câu 18. Có mấy loại trạng thái của nhiên liệu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 13. Một số nguyên liệu Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Nguyên liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày. B. Các nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên. C. Các nguyên liệu là vật liệu đã qua xử lý. D. Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lý và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm. Câu 2. Nhà máy sản xuất đường ăn từ cây mía. Vậy cây mía là A. chất. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. khoáng sản. Câu 3. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch nung. B. Đất sét. C. Niêu sành D. Nồi nhôm. Câu 4. Khi dùng quả nho để sản xuất rượu vang thì người ta gọi quả nho là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 5. Khi đốt than đá để cung cấp nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện thì than đá được gọi là A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu. Câu 6. Vật liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Nông sản. B. Bông. C. Than đá. D. Gỗ. Câu 7. Khi dùng nước biển để sản xuất muối ăn, thì nước biển được gọi là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 8. Khi dùng đá vôi để sản xuất xi măng thì đá vôi được gọi là A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. phế liệu. Câu 9. Khi dùng xi măng để làm bê tông xây dựng thì xi măng được gọi là A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. phế liệu. Câu 10. Khi gỗ được sử dụng để làm nhà, thì gỗ được gọi là A. phế liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. vật liệu. Câu 11. Biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững là? A. Khai thác nguyên kiệu triệt để B. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến. C. Kiểm soát, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường. D. Đáp án B và C đúng. Câu 12. Vì sao mưa axit có thể làm hư hại các tượng đá vôi ngoài trời? A. Vì đá vôi có tính chất xốp nên dễ bị hao mòn. B. Vì đá vôi dễ ngấm nước. Trang | 10
  12. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học C. Vì đá vôi tan trong acid, tạo bọt khí. D. Tất cả các đáp án đều sai. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm. B. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép, C. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân. D. Tất cả các đáp án đều đúng. Câu 14. Những loại nhiên liệu phổ biến hiện nay? A. Nhiên liệu tái tạo B. Nhiên liệu hóa thạch C. Nhiên liệu hạt nhân D. Cả 3 loại trên Câu 15. Mía là nguyên liệu chính để sản xuất? A. muối ăn B. nước mắm C. đường ăn D. dầu ăn Câu 16. Dãy gồm các nguyên liệu trong tự nhiên? A. đất, đá, nhựa. B. đất, quặng, dầu mỏ. C. đất, thủy tinh, dầu mỏ. D. thủy tinh, gốm, gỗ. Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm Câu 1. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Cây lúa. B. Cây ngô. C. Cây lúa mì. D. Cây nho. Câu 2. Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm) C. Lipit (chất béo). D. Vitamin. Câu 3. Nhận xét nào dưới đây là đúng về lương thực? A. Lương thực là thức ăn chứa nhiều chất béo. B. Rau xanh là lương thực. C. Ngũ cốc là năm loại rau xanh. D. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột. Câu 4. Thực phẩm nào dưới đây không phải là thực phẩm tự nhiên? A. rau xanh. B. trái cây C. cá. D. đá vôi. Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng về lương thực? A. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột. B. Lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong thành phần thức ăn. C. Lương thực bao gồm: thực vật, động vật và các sản phẩm chế biến. D. Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại. Câu 6. Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm? A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật. B. Cá là thực phẩm tự nhiên. C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trang | 11
  13. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí. Câu 7. Các nguyên nhân khiến thực phẩm bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng)? A. Để lâu ngoài không khí. B. Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau. C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách. D. Cả 3 nguyên nhân: A, B, C Câu 8. Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc? A. Đau bụng. B. Buồn nôn, nôn. C. Đi ngoài nhiều lần. D. Cả 3 dấu hiệu A, B, C Câu 9. Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm) C. Lipit (chất béo). D. Vitamin. HẾT CHỦ ĐỀ 4 Chủ đề 5: CHẤT TINH KHIẾT –HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT Bài 15. Chất tinh khiết – hỗn hợp Câu 1. Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết? A. Không tan trong nước. B. Có vị ngọt, mặn, chua. C. Không màu, không mùi, không vị. D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi. Câu 2. Chất tinh khiết được tạo ra từ A. một chất duy nhất. B. một nguyên tố duy nhất. C. một nguyên tử. D. hai chất khác nhau. Câu 3. Hỗn hợp được tạo ra từ A. nhiều nguyên tử. B. một chất. C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt. Câu 4. Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất ”. A. vật lý và hoá học nhất định. B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi. C. thay đổi. D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi. Câu 5. Không khí là A. chất tinh khiết. B. tập hợp các vật thể. C. hỗn hợp. D. tập hợp các vật chất. Câu 6. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? Trang | 12
  14. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường. C. Hỗn hợp nước và rượu. D. Hỗn hợp cát và nước. Câu 7. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là: A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị Câu 8. Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi. Hỗn hợp vôi tôi và nước được gọi là A. dung dịch. B. chất tan. C. nhũ tương. D. huyền phù. Câu 9. Khi cho bột gạo vào nước và khuấy đều, ta thu được A. nhũ tương. B. huyền phù. C. dung dịch. D. dung môi. Câu 10. Khi cho dầu ăn vào nước khuấy đều ta được A. nhũ tương. B. huyền phù. C. dung dịch. D. dung môi. Câu 11. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là: A. dung dịch. B. chất tan. C. nhũ tương. D. huyền phù Câu 12. Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là: A. dung dịch. B. huyền phù. C. nhũ tương. D. chất tinh khiết Câu 13. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào: A. màu sắc của chất. B. thể của chất. C. mùi vị của chất. D. số chất tạo nên. Câu 14. Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại: A. dung dịch. B. huyền phù. C. nhũ tương. D. hồn hợp đồng nhất. Câu 15. Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương? A. Dầu ăn B. Nước muối C. Nước mắm D. Nước cất Câu 16. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước mắm. B. Sữa. C. Nước chè. D. Nước máy. Câu 17. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là: A. áo sơ mi. B. bút chì. C. đôi giày. D. viên kim cương. Câu 18. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết? A. Không màu, không mùi. B. Không tan trong nước. C. Lọc được qua giấy lọc. D. Có nhiệt độ sôi nhất định Trang | 13
  15. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Hóa học Bài 16. Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp Câu 1. Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? A. Lọc B. Đun nóng C. Chiết D. Kết hợp Lọc và cô cạn Câu 2. Để tách nước ra khỏi không khí, máy điều hoà nhiệt độ đã hoạt động theo nguyên tắc nào? A. Lọc B. ngưng tụ C. Bay hơi D. Cô cạn Câu 3. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có A. Kích thước hạt nhỏ hơn. B. Tốc độ rơi nhỏ hơn. C. Khối lượng nhẹ hơn. D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn. Câu 4. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt? A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước. B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu. C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc. D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh. Câu 5. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì? A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào. B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào. HẾT CHỦ ĐỀ 5 HẾT. Tài liệu được sưu tầm từ: Và được chỉnh sửa. Quý thầy/cô cần file word và đáp án liên hệ email: minhnguyengv3.2@gmail.com Trang | 14