Bài kiểm tra học kì II môn Địa lý 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hữu Văn

doc 6 trang hatrang 24/08/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì II môn Địa lý 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hữu Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_ly_7_nam_hoc_2020_2021_truong.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì II môn Địa lý 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hữu Văn

  1. TRƯỜNG THCS HỮU VĂN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp kiểm tra: 7 Môn: Địa lý ; Tiết KHDH: 59 Ngày tháng 3 năm 2021 Năm học: 2020-2021. A-KHUNG MA TRẬN ĐỀ Tổng Chủ đề Các mức độ cần đánh giá số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL Vận dụng cao - So sánh được - Khái quát được đặc điểm điểm giống và nổi bật của các ngành kinh khác nhau giữa 1. Bắc Mĩ - Nhận biết được vị trí khu vực châu Mĩ tế Bắc Mĩ địa hình Bắc mĩ và Trung, Nam Mĩ Số câu 1 1 1 3 0,5 Số điểm 3 3 6,5 Tỉ lệ 5% 30% 30% 65% - Nhận biết được các đặc - Vận dụng điểm tự nhiên khu vực kiến thức đã Trung, Nam Mĩ học, giải thích - Biết tên và đặc điểm được sự đa một số đồng bằng, núi dạng về khí 2. Trung khu vực Trung, Nam Mĩ hậu khu vực và Nam - Biết được nguồn gốc Trung, Nam Mĩ dân cư đa dạng khu vực Mĩ Trung, Nam Mĩ - Nêu được sự phân bố dân cư và đặc điểm đô thị hóa khu vực Trung, Nam Mĩ 1 Số câu 5 6 2,5 1 Số điểm 3,5 Tỉ lệ 25% 10% 35% Tổng số: 6 1 1 1 9 Số câu Số điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100%
  2. B - ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên Eo đất trung Mĩ? A. Nhiều cao nguyên rộng lớn C. Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển B. Có nhiều núi lửa hoạt động D. Nhiều núi cao chạy dọc sát eo đất Câu 2. Vì sao thành phần chủng tộc ở Trung và Nam Mĩ đa dạng? A. Do lịch sử nhập cư. B. Do khí hậu phân hóa đa dạng C. Do là nơi giao nhau của các luồng di dân. D. Do nguồn nước dồi dào. Câu 3: Đặc điểm nào không đúng với tình hình dân cư, kinh tế khu vực Nam Phi A. Thành phần chủng tộc đa dạng B. Các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. C. Phần lớn theo Hồi giáo D. Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất Câu 4: Đồng bằng nào rộng và bằng phẳng nhất thế giới? A. La-pla-ta B. A-ma-dôn C. Ô-ri-nô-cô D. Pam-pa Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu khiến nạn đói thường xuyên xảy ra ở các nước Trung Phi: A. Dân cư đông B. Đất đai xấu, thoái hoá, hạn hán kéo dài C. Nạn châu chấu phá hoại mùa màng D. Các đáp án còn lại đều đúng Câu 6. Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm: A. Tỉ lệ dân đô thị cao B. Tốc độ nhanh C. Mang tính chất tự phát D. A, B, C đúng II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Trình bày khái quát đặc điểm các ngành kinh tế Bắc Mĩ? Câu 2 (2,5 điểm): So sánh địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ? Câu 3 (1,5 điểm): Tính mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của Cộng Hòa Nam Phi theo số liệu dân số và GDP năm 2019 như sau: Dân số: 58 775 000 người GDP: 363 800 triệu USD
  3. C. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm :3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A D B C D II. Tự luận :7 điểm Bài Nội dung Điểm Câu 1 - Nông nghiệp: 1 đ 3 điểm + Nền nông nghiệp đạt trình độ cao + Sản xuất nông nghiệp phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ tây sang Đông - Công nghiệp: + Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới 1 đ + Tập trung ở vùng Hồ lớn, ven Đại Tây Dương, vùng “Vành đai Mặt trời” và ven vịnh Mêhicô. - Dịch vụ: Chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế 1đ Câu 2 Giống nhau: cấu trúc địa hình gồm có 3 khu vực: phía tây, ở giữa 0,5đ 3 điểm và phia đông. Khác nhau: - Phía tây: hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần 1/2 diện tích lục địa 1đ Bắc Mĩ, còn hê thống An-đet ở Nam Mĩ cao và đồ sộ hơn nhưng chỉ chiếm diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e. - Đồng bằng ở giữa: Bắc Mĩ cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần 1đ về phía nam và đông nam, Nam Mĩ là một chuỗi đồng bằng thấp nối với nhau, trừ đồng bằng Pam-pa cao ở phía nam. - Phía đông: Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat, Nam Mĩ là các sơn 0,5đ nguyên trẻ. Câu 3 Khu vực Trung và Nam Mĩ có gần như tất cả các kiểu khí hậu 1 điểm trên Trái Đất do: - Lãnh thổ trái dài theo hướng kinh tuyến từ vùng Chí tuyến Bắc 0,5đ đến gần vòng Cực Nam. - Lãnh thổ rộng lớn, địa hình phân hóa đa dạng 0,5đ Hữu Văn , ngày tháng năm 2021 Duyệt của BGH Người ra đề Đàm Thị Vân An
  4. TRƯỜNG THCS HỮU VĂN KIỂM TRA GIỮA KÌ II Họ và tên : MÔN: ĐỊA 7 Lớp : 6 Năm học:2020-2021 Thời gian làm bài : 45 phút Điểm Nhận xét của thầy (cô) I. Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên Eo đất trung Mĩ? A. Nhiều cao nguyên rộng lớn C. Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển B. Có nhiều núi lửa hoạt động D. Nhiều núi cao chạy dọc sát eo đất Câu 2. Vì sao thành phần chủng tộc ở Trung và Nam Mĩ đa dạng? A. Do lịch sử nhập cư. B. Do khí hậu phân hóa đa dạng C. Do là nơi giao nhau của các luồng di dân. D. Do nguồn nước dồi dào. Câu 3: Các thành phố đông dân ở Trung và Nam Mỹ chủ yếu phân bố ở: A. Ven đại dương, cửa sông B. Sâu trong nội địa C. Trên các cao nguyên D. A và C đúng Câu 4: Đồng bằng nào rộng và bằng phẳng nhất thế giới? A. La-pla-ta B. A-ma-dôn C. Ô-ri-nô-cô D. Pam-pa Câu 5. Kiểu khí hậu núi cao phân bố ở khu vực nào sau đây: A. Trên các sơn nguyên B. Đồng bằng A-ma-dôn C. Dãy núi trẻ An-đét D. Hoang mạc A-ta-ca-ma Câu 6. Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm: A. Tỉ lệ dân đô thị cao B. Tốc độ nhanh C. Mang tính chất tự phát D. A, B, C đúng II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Trình bày khái quát đặc điểm các ngành kinh tế Bắc Mĩ? Câu 2 (3 điểm): Đặc điểm địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác so với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? Câu 3 (1 điểm): Giải thích tại sao khu vực Trung và Nam Mĩ có gần như tất cả các kiểu khí hậu trên Trái Đất?