Bài kiểm tra chất lượng cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

docx 8 trang hatrang 23/08/2022 10160
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chất lượng cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra chất lượng cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI Ngày kiểm tra: BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Lớp: Đọc Viết GV chấm GV coi Đọc t.tiếng Đọc hiểu Chính tả TLV (Kí, ghi rõ họ và tên) (Kí, ghi rõ họ và tên) Điểm đọc: Điểm viết: Nhận xét: Điểm chung: I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm). A. Đọc thành tiếng (3 điểm). 1. Đọc bài: Mỗi học sinh bắt thăm và đọc một đoạn văn ở một bài tập đọc thuộc các chủ đề đã học từ tuần 29 đến tuần 34 (SGK- TV4- Tập 2). 2. Trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc. B. Đọc hiểu và làm bài tập (7 điểm). 1. Đọc thầm bài sau SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi." Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. (Ngọc Khánh)
  2. 2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào các chữ cái trước câu trả lời đúng của các câu 1; 2; 4; 7 và thực hiện yêu cầu của các câu còn lại. Câu 1. (0,5 điểm): Nhân vật tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để làm gì ? A. Gửi thư B. Gửi phiếu thanh toán tiền gas C. Mua tem gửi thư D. Nhận thư Câu 2. (0,5 điểm): Lý do nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau là gì? A. Mình chưa vội lắm B. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng, bà mẹ mệt mỏi C. Hai đứa nhỏ đùa nghịch, không chịu đứng yên trong hàng D. Người phụ nữ trình bày lý do của mình và xin được nhường chỗ Câu 3. (0,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Sau khi nhường chỗ, nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận vì: A. Mẹ con họ không cảm ơn mình B. Bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa C. Nhân vật “tôi” đợi mãi không đến lượt mình D. Mọi người cười, chế giễu vì việc làm đó Câu 4. (0,5 điểm): Việc gì xảy ra khiến nhân vật "tôi" lại rời khỏi bưu điện với "niềm vui trong lòng"? A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét B. Vì đã mua được tem thư C. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau. D. Vì hai mẹ con đã nhường tem thư lại cho nhân vật “tôi” Câu 5. (1,0 điểm): Viết câu trả lời Qua câu chuyện “Sự sẻ chia bình dị”, em rút ra bài học gì? Câu 6. (1,0 điểm): Viết câu trả lời “Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác”. Trong cuộc sống hàng ngày em đã làm gì để mang lại niềm vui cho người khác?
  3. Câu 7. (0,5 điểm): Chủ ngữ trong câu: “Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà” là: A. Thấy thế B. tôi C. tôi liền nhường chỗ của tôi D. bà Câu 8. (0,5 điểm): Nối từ cột A với từ ở cột B sao cho thích hợp: A B a) Tôi cảm thấy rất ái ngại! 1) Câu kể: Ai thế nào? 2) Câu khiến b) Em chưa hiểu bài, cô giảng lại giúp em với ạ! 3) Câu cảm Câu 9. (1,0 điểm): Viết câu trả lời Tìm trong bài 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian. Câu 10. (1,0 điểm): Viết câu trả lời Sử dụng câu kể Ai thế nào để viết 1 câu nói về cảm nghĩ của em khi làm được việc tốt giúp đỡ mọi người. II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) Bài viết: Con tê tê (Sách TV 4 tập 2 trang 139). Đoạn viết: “Tê tê săn mồi lũ kiến xấu số.”
  4. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích . Bài làm
  5. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2021-2022 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) A. Đọc thành tiếng (3 điểm) + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm B. Đọc hiểu và làm bài tập (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 C B A-S; B-Đ; C-S; D-S A B a-3;b-2 M1 M1 M2 M2 M1 M2 0,5 0,5 Mỗi ý đúng được 0,5 0,5 Mỗi ý đúng được điểm điểm 0,25 điểm điểm điểm 0,25 điểm Câu 5. (1điểm) M3. HS có thể trả lời một trong các ý sau: - Cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. - Cần phải biết chia sẻ với những người xung quanh vì đôi khi những điều nhỏ nhặt lại mang những ý nghĩa rất lớn lao Câu 6. (1điểm) M4. Tùy vào bài làm của HS để GV tính điểm. Câu 9. (1điểm) M2. Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Câu 10. (1điểm): M3 Tùy vào bài làm của HS để GV tính điểm. II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viét đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (Không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Sai 2 lỗi trừ 0,25 điểm. 2. Tập làm văn (8 điểm) a) Mở bài: (1điểm): Giới thiệu được con vật cần tả b) Thân bài: (4 điểm)
  6. + Nội dung (1,5 điểm) - Tả được một số nét tiêu biểu về hình dáng, hoạt động, của con vật - Nêu được ích lợi của con vật. + Kĩ năng (1,5 điểm) - Cách sắp xếp ý phù hợp (0,5 điểm) - Cách quan sát hợp lí (0,5 điểm) - Cách diễn đạt rõ ràng, sinh động (0,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) - Bài viết có xen cảm xúc của mình với con vật cần tả. c) Kết bài: (1điểm): Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về con vật cần tả d) Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm) e) Dùng từ chính xác, câu văn có hình ảnh: (0,5 điểm) g) Bài viết có sáng tạo: (1 điểm)
  7. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 Hướng dẫn kiểm tra và đánh giá + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm Học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn - thơ trong các bài tập đọc sau đây và trả lời 1câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.  * Bài "Đường đi Sa Pa” đọc đoạn từ “Xe * Bài "Vương quốc vắng nụ cười" chúng tôi liễu rủ” đọc đoạn “Ngày xưa môn cười” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 132) Câu hỏi: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món Câu hỏi: Vì sao cuộc sống ở vương quà tặng kì diệu” của thiên nhiên? quốc ấy buồn chán như vậy? * Bài "Ăng - co Vát " đọc đoạn * Bài "Tiếng cười là liều thuốc bổ " đọc đoạn từ “Tiếng cười mạch máu”. “Ăng - co Vát gạch vữa” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 153) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123) Câu hỏi: Vì sao nói tiếng cười là liều Câu hỏi: Khu đền chính đồ sộ như thế thuốc bổ? nào? * Bài "Con chuồn chuồn nước" đọc * Bài Ăn “mầm đá" đọc đoạn “Rồi đoạn “Rồi đột nhiên cao vút” Trạng vừa miệng đâu ạ” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 157) Câu hỏi: Em thích hình ảnh so sánh nào? Câu hỏi: Vì sao chúa ăn tương vẫn Vì sao? thấy ngon miệng?