20 Đề luyện 30 câu đầu trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học 12 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề luyện 30 câu đầu trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 20_de_luyen_30_cau_dau_trong_de_thi_tot_nghiep_thpt_mon_hoa.pdf
Nội dung text: 20 Đề luyện 30 câu đầu trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học 12 (Có đáp án)
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT ĐỀ SỐ 1 PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA CỦA BGD Câu 41: Chất nào sau đây là muối trung hòa? A. NaCl. B. KHCO3. C. NaHSO4. D. K2HPO4. Câu 42: Số nguyên tử oxi trong phân tử valin là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 43: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Al. B. Ba. C. Na. D. Fe. Câu 44: Ở điều kiện thích hợp, N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với A. Li. B. H2. C. Mg. D. O2. Câu 45: PE là polime có nhiều ứng dụng rộng rãi (dùng làm áo mưa, khăn trải bàn, túi ni-lông). Có thể điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây? A. CH3-CH3. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CH-Cl. D. CH2=CH2. Câu 46: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3? A. KCl. B. HCl. C. KNO3. D. NaCl. Câu 47: Công thức của triolein là A. (CH3COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (HCOO)3C3H5. D. (C2H5COO)3C3H5. Câu 48: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Al. Câu 49: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây? A. FeO. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. FeSO4 Câu 50: Chất nào sau đây không làm mất màu nước Br2? A. Buta-1,3-đien. B. Etilen. C. Axetilen. D. Metan. Câu 51: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al. Câu 52: Sắt tác dụng được với dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NaCl C. KOH. D. Ca(OH)2. Câu 53: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al? A. NaNO3. B. CaCl2. C. NaOH. D. NaCl. Câu 54: Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. metyl propionat. B. propyl axetat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 55: Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn? A. Trimetylamin. B. Triolein. C. Metylamin. D. Alanin. Câu 56: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột. Câu 57: Kim loại nào không tan trong nước ở điều kiện thường? A. Na. B. Be. C. K. D. Ca. Câu 58: Baking soda (thuốc muối, bột nở) là tên gọi hay dùng trong ngành thực phẩm của hợp chất sodium bicarbonate (tiếng Việt là natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat). Công thức hóa học của Baking soda là A. Na2CO3.10H2O. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaHCO3. Câu 59: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3? A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Al. Câu 60: Ở nhiệt độ thường, Al2O3 tan hoàn toàn trong lượng dư cặp dung dịch nào sau đây? A. H2SO4, NaOH. B. NaNO3, KOH. C. NaCl, HCl. D. KCl, H2SO4. Câu 61: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng thu được sản phẩm gồm axit axetic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. CH3OH. D. HCOOH. Câu 62: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và fructozơ. B. saccarozơ và glucozơ. C. fructozơ và sobitol. D. glucozơ và sobitol. ThS: Nguyễn Cao Chung 1
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT Câu 63: Đốt cháy hết một lượng kim loại Mg trong khí O2 dư thu được sản phẩm là 4,0 gam magie oxit. Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng là A. 5,60 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 64: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là A. 20,70. B. 27,60. C. 36,80. D. 10,35. Câu 65: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi phản ứng kết thúc? A. Cho Fe vào dung dịch HCl dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư. C. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Câu 66: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ sau: nilon-6, xenlulozơ axetat, visco, tơ tằm? A. 3 B. 2. C. 4. D. 1. Câu 67: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm x mol FeO, x mol Fe2O3 và y mol Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được 6,72 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là A. 48,0 gam. B. 35,7 gam. C. 46,4 gam. D. 69,6 gam. Câu 68: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 3,425. B. 4,725. C. 2,550. D. 3,825. Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) thu được 4,48 lít khí CO2. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là A. 25,50%. B. 39,60%. C. 60,40%. D. 50,34%. Câu 70: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa 87,65 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan với tỉ lệ số mol 1:2:1,5. Dung dịch Y làm mất màu tối đa bao nhiêu gam KMnO4 trong môi trường axit sunfuric? A. 6,162. B. 6,320. C. 5,688. D. 6,004. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 41-A 42-B 43-B 44-D 45-D 46-B 47-B 48-D 49-B 50-D 51-C 52-A 53-C 54-A 55-D 56-D 57-B 58-D 59-A 60-A 61-B 62-D 63-B 64-A 65-D 66-D 67-D 68-D 69-C 70-B ThS: Nguyễn Cao Chung 2
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT ĐỀ SỐ 2 Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. NaOH B. HF C. CH3COOH D. C2H5OH Câu 42: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Axit glutamic. B. Metylamin. C. Anilin. D. Glyxin. Câu 43: Hai kim loại đều tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường là A. Li và Mg. B. Na và Al. C. K và Ba. D. Mg và Na. Câu 44: Thuốc nổ đen chứa cacbon, lưu huỳnh và kali nitrat. Công thức hóa học của kali nitrat là A. KNO2. B. KNO3. C. KCl. D. KHCO3. Câu 45: Vật liệu giả da (để sản xuất đồ dùng bọc gia bên ngoài như áo khoác, đồ nội thất, ) thường được làm từ nhựa PVC. Công thức phân tử của một đơn vị mắc xích của PVC là A. C2H3Cl. B. C4H6. C. C2H4. D. C3H7Cl. Câu 46: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3 B. RO C. RO2 D. R2O Câu 47: Khi thủy phân chất nào sau đây thu được glixerol? A. Axit panmitic B. Etyl axetat C. Metyl fomat D. Triolein Câu 48: Nhóm các kim loại nào sau đây đều dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl? A. Fe, Ag B. Cu, Mg C. Ag, Cu D. Zn, Al Câu 49: Chất nào sau đây là oxit sắt từ? A. Fe2O3 B. Fe2O3.2H2O C. FeO D. Fe3O4 Câu 50: Công thức phân tử của glixerol là A. C3H8O. B. C2H6O2. C. C2H6O. D. C3H8O3. Câu 51: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thường được dùng làm sợi dây tóc bóng đèn? A. Cr. B. Ag. C. W. D. Fe. Câu 52: Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HCl thu được hai muối? A. Fe3O4 B. Fe C. Fe2O3 D. FeO Câu 53: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm? t0 A. 3FeO + 2Al 3Fe + Al2O3 B. 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 D. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 Câu 54: Propyl fomat được điều chế từ A. axit fomic và ancol propylic. B. axit fomic và ancol metylic. C. axit propionic và ancol metylic. D. axit axetic and ancol propylic. Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây được sản phẩm chứa N2? A. Xenxulozơ. B. Protein. C. Chất béo. D. Tinh bột. Câu 56: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C2H4O2. Câu 57: Chất nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch có môi trường kiềm? A. Al2O3. B. ZnO. C. FeO. D. Na2O. Câu 58: Thạch cao nung dùng để bó bột khi gãy xương, đúc tượng, phấn viết bảng Công thức hóa học của thạch cao nung là A. CaSO4.2H2O B. CaSO4 C. CaSO4.H2O D. CaCO3.H2O Câu 59: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất Y có màu đỏ nâu. Chất X là A. FeCl3 B. MgCl2 C. CuCl2 D. FeCl2 Câu 60: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH? A. Al(OH)3. B. BaCl2. C. AlCl3. D. Na2CO3. Câu 61: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm chất xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là A. CH3COOCH = CH2. B. CH2 = CHCOOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOC2H5. ThS: Nguyễn Cao Chung 3
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT Câu 62: Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân hoàn toàn X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y tác dụng với H2 tạo sobitol. B. X có phản ứng tráng bạc. C. Phân tử khối của Y là 162. D. X dễ tan trong nước lạnh. Câu 63: Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa, vừa thu được chất khí thoát ra? A. HCl. B. H2SO4. C. Ca(OH)2. D. NaOH. Câu 64: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 21,6. B. 27,0. C. 30,0. D. 10,8. Câu 65: Cho Fe(OH)3 phản ứng với dung dịch HCl loãng dư, tạo ra muối nào sau đây? A. FeCl3. B. FeCl2. C. FeSO4. D. FeSO3. Câu 66: Cho các loại tơ sau: tơ enang, tơ visco, tơ axetat, tơ nilon-6, tơ olon, tơ lapsan, tơ tằm, tơ nilon- 6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ tổng hợp là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 67: Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2 (đktc) được giải phóng là A. 4,48 lít. B. 8,19 lít. C. 7,33 lít. D. 6,23 lít. Câu 68: Cho 6,08 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,4 M. Thể tích CO2 (đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn X là A. 3,36 lít B. 5,376 lít C. 2,688 lít D. 1,792 lít Câu 69: Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân nóng chảy NaCl, thu được kim loại Na ở catot. (b) Thành phần chính supephotphat kép là Ca(H2PO4)2. (c) Để lâu miếng gang trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hoá học. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2, thu được kết tủa. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 70: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200ml dung dịch chứa AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,2M, sau một thời gian thu được 7,01 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 3,36 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,41 gam chất rắn Z vào dung dịch T. Giá trị của m là A. 3,124. B. 2,648. C. 2,700. D. 3,280. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 41-A 42-B 43-C 44-B 45-A 46-D 47-D 48-D 49-D 50-D 51-C 52-A 53-A 54-A 55-B 56-C 57-D 58-C 59-A 60-A 61-B 62-A 63-B 64-B 65-A 66-D 67-A 68-B 69-A 70-C ThS: Nguyễn Cao Chung 4
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT ĐỀ SỐ 3 Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. NaNO3. C. H2O. D. HF. Câu 42: CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng với A. dung dịch NaNO3. B. dung dịch Br2/CCl4. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl. Câu 43: Muối ngậm nước CaSO4.2H2O có tên thường gọi là A. vôi tôi. B. thạch nhũ. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống. Câu 44: Kim cương, than chì và fuleren là A. các dạng thù hình của cacbon. B. các đồng vị của cacbon. C. các hợp chất của cacbon. D. các đồng phân của cacbon. Câu 45: Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H? A. Poli(vinyl axetat). B. Poli(vinyl clorua). C. Poliacrilonitrin. D. Polietilen. Câu 46: Chất phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 47: Axit nào sau đây có công thức C15H31COOH? A. Axit axetic. B. Axit oleic. C. Axit panmitic. D. Axit stearic. Câu 48: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Mg B. Fe C. Na D. Al Câu 49: Sắt tây là sắt được tráng A. kẽm. B. crom. C. thiếc. D. bạc. Câu 50: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom ở điều kiện thường? A. CH3-CH3. B. CH3COOH. C. CH3CH=CH2. D. C2H5OH. Câu 51: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Hg. B. Al. C. W. D. Na. Câu 52: Có thể điều chế Fe bằng cách dùng CO để khử A. FeCl2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3. Câu 53: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 mm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá? A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 54: Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là A. propyl propionat. B. metyl propionat. C. propyl fomat. D. metyl axetat. Câu 55: Chất nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường? A. Saccarorơ. B. Tristearin. C. Alanin. D. Anilin. Câu 56: Chất nào sau đây có nhiều trong các loại quả xanh và hạt ngũ cốc A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. Câu 57: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là A. Ag. B. Ba. C. Cu. D. Fe. Câu 58: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng: A. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl. B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. C. CaCO3 → CaO + CO2. D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. Câu 59: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch? A. Zn. B. Ba. C. Cu. D. Ag. Câu 60: Cho 8,1 gam Al phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 36,07. B. 26,04. C. 40,05. D. 7,64. Câu 61: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2. Câu 62: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở điều kiện thường, saccarozơ là chất rắn. B. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc. C. Trong phân tử glucozơ có 2 nhóm ancol (OH). D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 63: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2. Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 1,12. D. 3,36. ThS: Nguyễn Cao Chung 5
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT Câu 64: Trong quá trình sản xuất đường glucozơ thường còn lẫn 10% tạp chất (tạp chất này không tham gia phản ứng tráng bạc). Lấy a gam đường glucozơ trên cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của a là A. 9 gam. B. 10 gam. C. 18 gam. D. 20 gam. t0 Câu 65: Trong sơ đồ phản ứng: Fe(NO3)3 X + NO2 + O2. Chất X là A. FeO. B. Fe(NO2)2. C. Fe3O4. D. Fe2O3. Câu 66: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo). B. Xenlulozơ trinitrat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo. C. Policaproamit và poliacrilonitrin đều có chứa nguyên tố oxi. D. Poli(etylen terephtalat) là polieste. Câu 67: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng Cu trong X là A. 11,2 gam. B. 3,2 gam. C. 6,4 gam. D. 12,8 gam. Câu 68: Cho m gam glyxin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 4,46 gam muối. Giá trị của m là A. 30,0. B. 35,6. C. 3,00. D. 3,56. Câu 69: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân NaNO3. (b) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (c) Dẫn luồng khí CO dư qua ống chứa CuO nung nóng. (d) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe(NO3)3. (e) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 70: Cho các nhận định sau: (a) Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. (b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím (c) Đề rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl (d) H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH là một đipeptit (e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước. Số nhận định đúng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 41-B 42-D 43-D 44-A 45-D 46-A 47-C 48-B 49-C 50-C 51-A 52-D 53-A 54-B 55-D 56-D 57-B 58-D 59-A 60-C 61-B 62-A 63-B 64-B 65-D 66-D 67-C 68-C 69-C 70-A ThS: Nguyễn Cao Chung 6
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT ĐỀ SỐ 4 Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. HF. B. Na2CO3. C. HNO3. D. NH4Cl Câu 42: Axit glutamic có tổng số nhóm chức – NH2 và – COOH là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 43: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm thổ? A. Be B. Rb C. Ca D. Sr Câu 44: Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Khí X là A. N2 B. O2 C. H2 D. CO2 Câu 45: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poliacrilonitrin B. Poli(metyl metacrylat) C. Nilon – 6,6 D. Poli(vinyl clorua) Câu 46: Có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để làm mềm nước cứng toàn phần? A. NaOH B. Ca(OH)2 C. Na3PO4 D. NaCl Câu 47: Công thức cấu tạo của tristearin là A. (C17H31COO)3C3H5 B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5 D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 48: Kim loại nào sau đây không được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Fe B. Cu C. Mg D. Zn Câu 49: Nguyên tố nào có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống của con người? A. Na B. Mg C. Al D. Fe Câu 50: Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom? A. Stiren B. Axit acrylic C. Etilen D. Ancol etylic. Câu 51: Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là A. Cu. B. Al. C. Au. D. Fe. Câu 52: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch A. Na2CO3 B. CuSO4 C. CaCl2 D. KNO3 Câu 53: Có thể sử dụng bình bằng nhôm để chuyên chở dung dịch nào sau đây? A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch H2SO4 loãng. D. dung dịch HNO3 đặc, nguội. Câu 54: Thủy phân este có công thức CH3COOCH3 trong dung dịch NaOH đun nóng, sản phẩm thu được gồm A. CH3COONa và CH3ONa. B. CH3COONa và CH3OH. C. CH3COOH và CH3OH. D. CH3COOH và CH3ONa. Câu 55: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở dạng lỏng? A. Glucozơ. B. Triolein. C. Tristearin. D. Glyxin. Câu 56: Sản phẩm tráng gương của glucozơ có amoni gluconat. Số nguyên tử oxi có trong phân tử amoni gluconat là A. 6 B. 7 C. 5 D. 8 Câu 57: Kim loại phản ứng được với H2O ở điều kiện thường là A. Na B. Be C. Al D. Cu Câu 58: Trước khi thi đấu các môn thể thao, các vận động viên thường xoa một ít magie cacbonat dưới dạng bột màu trắng làm tăng ma sát và hút ẩm. Công thức của magie cacbonat là A. MgCO3 B. Mg(HCO3)2 C. MgO D. MgCl2 Câu 59: Quặng manhetit và hematit là hai loại quặng sắt phổ biến trong tự nhiên. Ở Việt Nam, quặng hematit có nhiều ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh. Thành phần chủ yếu của quặng hematit là A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeCO3 D. FeS2 Câu 60: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 61: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là? A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC3H7. D. HCOOC3H5. ThS: Nguyễn Cao Chung 7
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT Câu 62: Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng sợi, màu trắng và được dùng sản xuất một loại tơ bán tổng hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật. B. Y không tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. C. X dễ tan trong nước nóng. D. X có phản ứng tráng bạc. Câu 63: Hòa tan Na vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng NaOH thu được trong dung dịch X là A. 4,8 gam. B. 1,2 gam. C. 2,4 gam. D. 6 gam. Câu 64: Lên men m gam glucozơ (hiệu suất đạt 90%), thu được etanol và khí cacbonic. Hấp thụ hết khí CO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chỉ chứa muối axit. Giá trị của m là A. 18. B. 20. C. 40. D. 36. Câu 65: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)? A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch H2SO4 (loãng). C. Dung dịch HCl (dư). D. Dung dịch HNO3 (loãng, dư). Câu 66: Cho các chất sau: polietilen, poli(metyl metacrylat), tinh bột, tơ tằm, tơ nilon – 6. Số chất thuộc loại polime thiên nhiên là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3. Câu 67: Để hòa tan hoàn toàn 16,8 gam Fe cần dùng một lượng tối thiểu dung dịch HNO3 loãng, thu được khí V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 6,72. D. 4,48. Câu 68: Cho 0,2 mol axit aminoaxetic tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X, cô cạn X thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị m là A. 19,4 B. 22,6 C. 28,2 D. 31,8 Câu 69: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho AgNO3 dư vào dung dịch loãng chứa a mol FeSO4 và 2a mol HCl. (b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng nguồn điện 1 chiều. (c) Cho phân đạm ure vào dung dịch nước vôi trong dư. (d) Cho phèn chua vào dung dịch Na2CO3. (e) Cho từ từ H2SO4 vào dung dịch chứa Ba(HCO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa thoát khí vừa tạo thành kết tủa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 70: Cho sơ đồ biến hoá: Ca → X → Y → Z → T → Ca. Thứ tự đúng của các chất X, Y, Z, T là: A. CaO; Ca(OH)2; Ca(HCO3)2; CaCO3 B. CaO; CaCO3; Ca(HCO3)2; CaCl2 C. CaO; CaCO3; CaCl2; Ca(HCO3)2 D. CaCl2; CaCO3; CaO; Ca(HCO3)2 ĐÁP ÁN ĐỀ 4 41-A 42-A 43-B 44-D 45-C 46-C 47-D 48-C 49-D 50-D 51-A 52-B 53-D 54-B 55-B 56-B 57-A 58-A 59-A 60-B 61-A 62-A 63-C 64-C 65-D 66-B 67-C 68-B 69-D 70-B ThS: Nguyễn Cao Chung 8
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT ĐỀ SỐ 5 Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li? A. Ancol etylic. B. Natri hiđroxit. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. Câu 42: Tổng số nguyên tử oxi và hiđro trong phân tử Lysin là A. 16. B. 18. C. 13. D. 14. Câu 43: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2? A. NaCl B. HCl C. Na2SO4 D. K2SO4. Câu 44: Khi nung nóng, khí CO không khử được oxit kim loại nào sau đây? A. CuO. B. PbO. C. Fe2O3. D. MgO. Câu 45: Phân tử polime nào sau đây không chứa nguyên tố oxi? A. Tơ tằm. B. Poli(etilen terephtalat). C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin. Câu 46: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2 sinh ra kết tủa? A. KOH B. HCl C. KNO3 D. NaCl. Câu 47: Chất nào sau đây là axit béo không no? A. Axit panmitic. B. Axit stearic. C. Axit oleic. D. Axit propionic. Câu 48: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. Câu 49: Công thức của sắt (III) sunfat là A. FeS. B. FeSO4. C. Fe2SO4)3. D. FeS2. Câu 50: Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon không no? A. Etan. B. Etanol. C. Etilen. D. Metan. Câu 51: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất? A. Li. B. Os. C. Cu. D. W. Câu 52: Hợp chất sắt(II) hiđroxit có màu A. nâu đỏ. B. xanh lam. C. vàng. D. trắng xanh. Câu 53: Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với chất nào sau đây? A. Cl2. B. O2. C. HCl. D. Al(NO3)3. Câu 54: Etylfomat là chất có mùi thơm không độc được dùng làm nghiệp thực phẩm. Phân tử khối của etylfomat là: A. 74 B. 88 C. 60 D. 68 Câu 55: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu hồng? A. Ancol etylic. B. Metylamin. C. Metyl fomat. D. Axit glutamic. Câu 56: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X dùng làm nguyên liệu để điều chế chất Y. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Y là ancol etylic. B. X có phân tử khối là 180. C. X là chất rắn, màu trắng và dễ tan trong nước. D. Y tan tốt trong nước. Câu 57: Oxit nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch mang tính bazơ A. Fe2O3. B. K2O. C. CuO. D. P2O5. Câu 58: Chất nào sau đây bị phân hủy khi đun nóng ở nhiệt độ cao? A. CaO. B. Al2O3. C. NaOH. D. CaCO3. Câu 59: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO? A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3. Câu 60: Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Thành phần chính của quặng boxit là A. Al2O3.2H2O. B. 3NaF.AlF3. C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Al(OH)3. Câu 61: Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Chất X có tên gọi là A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. etyl fomat. Câu 62: Cho các loài thực vật sau: gạo (X), cây tre (Y), mật ong (Z), đường thốt nốt (T). Thứ tự các loại cacbohiđrat có chứa nhiều trong X, Y, Z, T lần lượt là A. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ, saccarozơ. B. saccarozơ, tinh bột, glucozơ, fructozơ. C. xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, tinh bột. D. fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. ThS: Nguyễn Cao Chung 9
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT Câu 63: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp NaHCO3 và CaCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí CO2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 2,805. B. 3,170. C. 3,024. D. 2,280. Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa glucozơ, metyl fomat và saccarozơ cần vừa đủ 6,72 lít khí O2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27 B. 22 C. 30 D. 25 Câu 65: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe3+ trong dung dịch? A. Ba. B. Na. C. Ag. D. Cu. Câu 66: Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, acrilonitrin, metyl metacrylat, metyl axetat. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 67: Cho 2,24 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là bao nhiêu? A. 2,32 gam. B. 2,16 gam. C. 1,68 gam. D. 2,98 gam. Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X (no, đơn chức, mạch hở), sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 và 8,10 gam H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khối lượng muối là A. 5,90 gam. B. 9,55 gam. C. 8,85 gam. D. 12,5 gam. Câu 69: Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z hấp thụ vào nước (dư) thu được 900 ml dung dịch F có nồng độ 1M và 0,1 mol khí màu nâu đỏ thoát ra. Phần trăm khối lượng muối Cu(NO3)2 trong m gam hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22. B. 33. C. 44. D. 11. Câu 70: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Điện phân NaCl nóng chảy (2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 (3) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3. (4) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư, (5) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiện thu được kim loại là A. 4 B. 2 C. 1 D. 3. ĐÁP ÁN ĐỀ 5 41-B 42-A 43-B 44-D 45-D 46-A 47-C 48-D 49-C 50-C 51-B 52-D 53-A 54-A 55-D 56-C 57-B 58-D 59-B 60-C 61-A 62-A 63-B 64-C 65-D 66-B 67-A 68-B 69-A 70-D ThS: Nguyễn Cao Chung 10
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT ĐỀ SỐ 6 Câu 41: Chất nào sau đây là muối axit? A. NaNO3. B. KCl. C. K2SO4. D. NaHCO3. Câu 42: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Natritrioleat. B. Glyxin. C. Anbumin. D. Gly-Ala. Câu 43: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chúng trong A. nước. B. dung dịch HCl. C. dầu hỏa. D. dung dịch NaOH. Câu 44: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được sản phẩm gồm A. K, NO2 và O2 B. KNO2 và O2 C. K2O và NO2 D. KNO2 và NO2 Câu 45: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)? A. Tơ nilon-6-6. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ nitron. Câu 46: Kim loại phản ứng rất chậm với nước ở nhiệt độ thường là A. Mg. B. K. C. Ca. D. Na. Câu 47: Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được sản phẩm là A. C17H35COONa và etanol. B. C17H33COONa và glixerol. C. C17H33COOH và glixerol. D. C17H35COOH và glixerol Câu 48: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính oxi hóa. B. tính bazơ. C. tính khử. D. tính axit. Câu 49: Sắt (III) oxit là chất rắn màu đỏ nâu. Công thức hóa học của sắt (III) oxit là A. FeS2. B. Fe3O4. C. FeCO3. D. Fe2O3. Câu 50: Axit axetic phản ứng với chất nào sau đây? A. CaCO3. B. HCl. C. NaCl. D. Dung dịch Br2. Câu 51: Cho các kim loại sau: Cs, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là A. Al. B. Cr. C. Cu. D. Cs. Câu 52: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. CuSO4. B. Zn(NO3)2. C. AgNO3. D. Fe2(SO4)3. Câu 53: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch A. H2SO4 (loãng). B. NaOH. C. HCl (đặc, nguội). D. H2SO4 (đặc nguội). Câu 54: Este nào sau đây có mùi chuối chín? A. Etyl axetat. B. Eyl fomat. C. Etyl butirat. D. Isoamyl axetat. Câu 55: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ? A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2. Câu 56: Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại A. monosaccarit. B. polisaccarit. C. hợp chất đơn chức. D. đisaccarit. Câu 57: Kim loại kiềm nào sau đây thường dùng làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân? A. Rb. B. Li. C. Ca. D. Na. Câu 58: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion + + 2+ 2+ - - 2- - A. Na , K . B. Mg , Ca . C. HCO3 , Cl . D. SO4 , Cl . Câu 59: X là một loại quặng sắt. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, chỉ thu được dung dịch Y và không thấy khí thoát ra. X là A. manhetit. B. pirit. C. xiđerit. D. hematit. Câu 60: Al(OH)3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. Na2SO4. Câu 61: Trong các chất sau, chất nào khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương: A. HCOOC2H5 B. CH2=CHCOOCH3. C. CH3COOC(CH3)=CH2. D. CH3COOCH2CH=CH2 Câu 62: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. Câu 63: Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (thuộc nhóm IIA) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba. ThS: Nguyễn Cao Chung 11
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đề luyện thi TN THPT Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn một lượng xenlulozơ cần 2,24 lít O2, thu được V lít CO2 (các khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 1,12. D. 3,36. Fe NO⎯⎯→t X + NO + O . Câu 65: Cho sơ đồ phản ứng: ( 3)3 2 2 Chất X là A. Fe3O4. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 66: Trong các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon - 6,6. Số tơ tổng hợp là A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 67: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam Cu. Giá trị của m là: A. 2,8. B. 5,6. C. 11,2. D. 8,4. Câu 68: Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch axit HCl, thu được 24,45 gam muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn chất trên là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 69: Nung 1,92 gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong bình kín không có không khí, sau một thời gian được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch Z và V lít khí thoát ra (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 5,825 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 3,136 lít. B. 4,704 lít. C. 1,568 lít. D. 1,344 lít. Câu 70: Cho các phát biểu sau: (a) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (b) Tất cả kim loại kiểm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường. (c) Quặng boxit có thành phần chính là Na3AlF6. (d) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. (e) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O. (f) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 71: Cho dung dịch chứa a mol NaHCO3 vào dung dịch chứa a mol NaHSO4 rồi đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X không tác dụng được với BaCl2. B. Khí Y làm mất màu nước brom. C. X không làm chuyển màu quỳ tím. D. X có môi trường axit. ĐÁP ÁN ĐỀ 6 41-D 42-C 43-C 44-B 45-C 46-A 47-B 48-C 49-D 50-A 51-D 52-B 53-D 54-D 55-B 56-B 57-D 58-B 59-D 60-D 61-A 62-C 63-B 64-B 65-B 66-A 67-D 68-A 69-B 70-A 71-C ThS: Nguyễn Cao Chung 12