SKKN Nâng cao công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các Tổ Chuyên môn tại trường tiểu học Minh Lương 3, huyện Châu Thành, năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các Tổ Chuyên môn tại trường tiểu học Minh Lương 3, huyện Châu Thành, năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_cong_tac_quan_ly_cua_pho_hieu_truong_doi_voi_c.doc
Nội dung text: SKKN Nâng cao công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các Tổ Chuyên môn tại trường tiểu học Minh Lương 3, huyện Châu Thành, năm học 2021-2022
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi(1): Hội đồng sáng kiến huyện Châu Thành. Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ % Ngày, Trình độ Chức đóng góp STT Họ và Tên tháng, Nơi công tác chuyên danh tạo ra năm sinh môn sáng kiến Trường Tiểu học Phó 01 Trần Thanh Phong 12/08/1981 Minh Lương 3 Hiệu Cử nhân 100% trưởng Tiểu học Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến (2): “Nâng cao công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các Tổ Chuyên môn tại trường tiểu học Minh Lương 3, huyện Châu Thành, năm học 2021-2022”. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến(3): Trần Thanh Phong; Phó Hiệu trưởng; trường Tiểu học Minh lương 3. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến(4): Lĩnh vực quản lý trong ngành Giáo dục. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 14/9/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến(5): 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trường Tiểu học Minh Lương 3 năm học 2021-2022 Tổng số BGH TPT GV Kế toán Bảo vệ 23/14 2/0 1/1 18/12 1/1 1/0 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Đại học Cao đẳng THSP THCS Chuyên môn 21/23 0/23 1/23 1/23 ( Bảo vệ) 91,3% 100% 4,3% 4,3% Toàn trường có 3 Tổ chuyên môn: Tổ 1 Tổ 2+3 Tổ 4+5 6/5 6/4 6/3 Các thành viên trong tổ thường không cố định mà thay đổi hằng năm, do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế. * Ưu điểm Lãnh đạo nhà trường Tiểu học Minh Lương 3 rất quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhắm phát triển chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Tổ thực hiện sinh hoạt chuyên môn đảm bảo số lượng và chất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo được sự đồng thuận khi thực thi nhiệm vụ và quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ý thức đổi mới trong sinh hoạt và phương pháp dạy học để nâng cao chất lương giáo dục. Sinh hoạt chuyên môn theo định 1
- kỳ 2 lần/tháng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau đi đến thống nhất nội dung. * Hạn chế: Bên cạnh đó một số giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ với chương trình GDPT 2018, phương pháp mới, SGK mới. Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó. Còn 3 giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề. Chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh. Ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt. Một số thành viên chỉ coi trọng hoạt động của tổ chuyên môn thể hiện ở hoạt động sinh hoạt chuyên môn. Các hoạt động sinh hoạt Tổ Chuyên môn phần nhiều tập trung vào việc triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch, kiểm điểm thi đua, Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt Tổ Chuyên môn. Việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những vấn đề giáo viên còn vướng mắc, gặp khó khăn, trong thực tế giảng dạy. Hiện tượng đồng ý không đưa ra ý kiến, không phát biểu góp ý tham gia cho tiết dạy. Còn nhiều giáo viên không chịu học hỏi, không đưa ra những ý kiến trao đổi của mình mà còn dựa vào các ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng ý. Xuất phát từ lý do trên nên giải pháp tôi đưa ra “Nâng cao công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các Tổ Chuyên môn trường tiểu học Minh Lương 3, huyện Châu Thành, năm học 2021-2022” để thấy được một số tính mới về cách sắp xếp phân công công việc trong tổ là một vấn đề hết sức cần thiết. * Nội dung chính của giải pháp Giải pháp 1: Linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động của Tổ Chuyên môn Việc đầu tiên cần làm là tôi tổ chức cho giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn của ngành về nhiệm vụ năm học, học tập quy chế chuyên môn, nhiệm vụ Tổ Chuyên môn. Tiếp theo là tôi xây dựng kế hoạch Tổ và kế hoạch cá nhân: Chỉ đạo Tổ Chuyên môn tổ chức xây dựng kế hoạch của Tổ Chuyên môn và cá nhân đảm bảo được các yêu cầu: Bám sát kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù riêng của từng Tổ; đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục. Thể hiện rõ nội dung công việc, nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của Tổ, mục tiêu phấn đấu (cần đạt), thời gian tiến hành, biện pháp thực hiện, lực lượng tham gia, người phụ trách, những kiến nghị, đề xuất với nhà trường. Tất cả các nội dung này phải có sự bàn bạc, nhất trí cao của tập thể, các thành viên trong Tổ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. Kế hoạch cá nhân phải thể hiện đầy đủ các nhiệm vụ hoạt động chuyên môn và các hoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu của cá nhân đó. Tập trung vào các công việc cơ bản (chất lượng giảng dạy, tỷ lệ học sinh trên chuẩn và học sinh chưa đạt chuẩn, học sinh hoàn thành chương trình lớp học, tham gia các cuộc thi của giáo viên và học sinh các cấp, danh hiệu thi đua). 2
- Tôi chủ động lên kế hoạch và duyệt kế hoạch hoạt động của Tổ Chuyên môn để từ đó đưa ra biện pháp chỉ đạo phù hợp, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung ( nếu có). Tập trung vào những vấn đề cơ bản trong kế hoạch: chỉ tiêu, tiến trình thực hiện Từ việc, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động của Tổ Chuyên môn nên các Tổ Chuyên môn đã thể hiện rất rõ nội dung công việc, nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của Tổ mình, làm tốt nhiệm vụ trong tháng. Giải pháp 2: Linh hoạt về thời gian và nội dung sinh hoạt chuyên môn Tôi lên kế hoạch tổ chức họp triển khai đến các Tổ trưởng Chuyên môn, các thành viên trong Tổ thống nhất thời gian sinh hoạt chuyên môn trong tuần, có lịch sinh hoạt Tổ căn cứ vào thời khoá biểu của nhà trường. Thời gian sinh hoạt chuyên môn không quá 90 phút, trừ những công việc đặc biệt như tổ chức hội thảo chương trình sách giáo khoa, tập huấn dạy học bằng giáo án điện tử do Tổ điều hành Chỉ đạo Tổ Chuyên môn hoạch định nội dung sinh hoạt Tổ với các bước: Bước 1: Tôi chỉ đạo họp các Tổ trưởng chuyên môn rồi duyệt nội dung sinh hoạt Tổ trước khi tiến hành họp Tổ (thời gian ít nhất trước 2 ngày của lịch họp Tổ). Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch chuyên môn và kế hoạch hoạt động của nhà trường, trình bày trước Ban giám hiệu dự thảo nội dung sinh hoạt Tổ Chuyên môn của Tổ mình với những yêu cầu: Đảm bảo tính thời điểm, tính mục đích, tính kế hoạch tính khả thi, tính hiệu quả. Với nội dung sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm: Nội dung sinh hoạt trong từng tuần tôi hướng dẫn sắp xếp theo tính chất công việc của từng thời điểm cụ thể, sắp xếp theo thứ tự việc nào cần làm trước, việc nào làm sau để khi đưa ra triển khai các thành viên xác định rõ nhiệm vụ một cách nhanh nhất, tránh ôm đồm công việc mà không xác định được yêu cầu, tính chất Với nội dung sinh hoạt định kỳ: Tôi yêu cầu Tổ trưởng nhận xét, đánh giá công tác chuyên môn (tuần trước); thống nhất công tác chuyên môn tuần tiếp theo; thực hiện chương trình kế hoạch dạy học; thảo luận những bài, phần khó dạy (trọng tâm). Nội dung này tất cả các thành viên trong tổ nghiên cứu trước chương trình, nội dung kiến thức của từng bài, từng môn để có thể đưa ra ý kiến trước tổ. Thống nhất công việc giảng dạy trọng tâm trong tuần của khối lớp, các bộ môn của tổ; các ý kiến đề xuất về thực hiện kế hoạch của tổ (nếu có). Bước 2: Bản thân tôi nghiên cứu đưa ra nhận xét bổ sung, điều chỉnh định kỳ (nếu cần thiết) và phê duyệt nội dung sinh hoạt của tổ. Căn cứ vào nội dung dự thảo của các tổ chuyên môn, tôi bổ sung các vấn đề cơ bản mà tổ dự kiến đưa ra ( nếu còn thiếu) hoặc điều chỉnh (nếu thấy chưa phù hợp với thực tế và khả năng của tổ), định hướng (nếu thấy vấn đề chưa sáng tỏ, rõ ràng, hoặc chưa tìm ra giải pháp) và tiến hành ký duyệt nội dung sinh hoạt của từng tổ. Xây dựng quy trình, cách thức tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ trưởng là người chủ trì điều hành cuộc họp chuyên môn, triển khai các nội dung sinh hoạt tới các thành viên trong tổ. Cử thư ký ghi biên bản cuộc họp. Các tổ viên thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuất (ghi vào sổ họp Tổ đầy đủ). Tổ trưởng tổng hợp ý kiến, giải đáp những kiến nghị, thắc mắc của tổ viên (trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình). Thư ký thông qua nội dung cuộc họp. Biên bản phải đầy đủ chữ ký của chủ toạ, thư ký và được lưu giữ trong hồ sơ của tổ. 3
- Kết thúc cuộc họp, tôi yêu cầu Tổ trưởng báo cáo lại những vấn đề cơ bản của tổ sau cuộc họp cần được nhà trường giải quyết, giúp đỡ trong thời gian tới (nếu có). Tăng cường kiểm tra nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn: Tôi tổ chức kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng và đột xuất trong một số trường hợp cần thiết. Qua giải pháp, linh hoạt về thời gian và nội dung sinh hoạt chuyên môn đã góp phần cho các Tổ Chuyên môn xây dựng quy trình, cách thức tổ chức sinh hoạt Tổ một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ Chuyên môn - Thống nhất nề nếp sinh hoạt Chuyên môn: Tháng 02/2022 đến tháng 5/2022, tôi cùng với Hiệu trưởng chỉ đạo các khối trưởng thực hiện sinh hoạt Tổ Chuyên môn nghiên cứu bài học theo công văn Số: 1315/BGDĐT- GDTH ngày 16/04/2020 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Sinh hoạt Chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra, Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hàng ngày một cách hiệu quả. Sinh hoạt Chuyên môn theo nghiên cứu bài học đảm bảo cơ hội học tập và phát triển cho học sinh mang lại ý nghĩa to lớn trong quá trình bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên, góp phần xây dựng mỗi nhà trường trở thành cộng đồng học tập Sinh hoạt Chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao học sinh có hứng thú- không có hứng thú với hoạt động của giáo viên, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả học sinh học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình. Chỉ đạo các tổ khối trưởng thực hiện đầy đủ 04 bước sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Bước 1. Xây dựng bài học minh họa. - Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ. - Bước 3. Phân tích bài học - Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày. Qua thực hiện giải pháp trên, giáo viên đã tự giác chấp hành nghiêm túc theo quy chế Chuyên môn, tích cực chủ động trong công tác giảng dạy với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn hào hứng tiếp thu thông tin mới qua hệ thống thông tin mạng, mở rộng mối quan hệ bạn bè, giao lưu trò chuyện, trao đổi theo từng lĩnh vực. Giải pháp 4: Công tác chỉ đạo chất lượng dạy học của Tổ Chuyên môn Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học: Ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo Tổ Chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học. Chia nhóm giáo viên theo khối lớp để hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tài liệu và phương pháp giảng dạy. Chỉ đạo Tổ trưởng Chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện 4
- chương trình dạy học các môn học theo quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, thời gian. Duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của từng giáo viên. Xây dựng nền nếp dạy học của Tổ Chuyên môn: Tổ chức cho Tổ trưởng Chuyên môn và các thành viên học tập, nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy chế của Nhà nước và ngành giáo dục về nền nếp dạy học. Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của nhà trường tập trung vào nội dung về thực hiện các nội quy của nhà trường về nền nếp dạy học. Quản lý tốt việc thực hiện quy chế Chuyên môn: Giảng bài, hồ sơ sổ sách, giáo án; quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tổ chức dự giờ thăm lớp các thành viên trong Tổ: Chỉ đạo các Tổ trưởng tiến hành việc dự giờ giáo viên, Ban giám hiệu dự giờ thường xuyên, đột xuất. Giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất 2 tuần 1 tiết, với những giáo viên chuyên môn còn chưa tốt, dự 4 tiết/ tuần, Tổ trưởng dự giờ giáo viên ít nhất 1 tiết/tuần. ( Không kể hội giảng chuyên đề). Sau dự giờ phải tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy . Khảo sát chất lượng, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn: Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục, kế hoạch quản lý chuyên môn của nhà trường, Ban giám hiệu tổ chức lực lượng kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh qua từng giai đoạn như: Khảo sát chất lượng Giữa học kỳ I; cuối học kỳ I; Giữa HKII,; cuối HKII. Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn, tôi phối kết hợp với hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ học sinh chưa đạt. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên, giao thời gian thực hiện để đạt mục tiêu. Khen thưởng, động viên bằng những hình thức khác nhau tạo phong trào thi đua giữa các Tổ, lớp, giữa giáo viên với giáo viên Giải pháp 5: Xây dựng Tổ Chuyên môn thành tập thể đoàn kết, hợp tác Để thực hiện được điều này, trước hết bản thân tôi tham mưu và phối hợp với Hiệu trưởng để nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị và vai trò của các thành viên trong Tổ Chuyên môn. Phân công chuyên môn, giao trách nhiệm hợp lý tới mọi thành viên trong nhà trường, trong Tổ Chuyên môn. Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho các thành viên nhà trường. Phân công chuyên môn hợp lý tức là sử dụng tốt nguồn lao động trong nhà trường, trong Tổ Chuyên môn, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, phấn khởi, tự tin trong công việc của từng thành viên. Chính vì vậy, tôi luôn tiên phong phối hợp cùng BGH nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên chỉ đạo thực hiện tốt công việc quan trọng này trước khi bước vào năm học mới. Bản thân tôi luôn nhiệt tình phối hợp chặt chẽ với Hiệu trưởng, Công đoàn trường họp thống nhất kế hoạch phân công Chuyên môn cho tập thể giáo viên nhà trường căn cứ vào năng lực của giáo viên, thực tế học sinh từng lớp; căn cứ mục tiêu chất lượng, kết quả công tác của giáo viên trong năm học trước; điều kiện cá nhân (sức khoẻ, gia đình, nguyện vọng) luôn đảm bảo tính công bằng với tất cả giáo viên trong từng Tổ. Giải pháp 6: Kiểm tra, đánh giá việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ Chuyên môn Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tổ Chuyên môn. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động Chuyên môn của nhà trường; Căn cứ vào kế hoạch hoạt động Chuyên môn của tổ, đảm bảo các vấn đề sau: 5
- Thời gian kiểm tra: Số lần kiểm tra, tháng, tuần, ngày kiểm tra Đối tượng kiểm tra: Tổ trưởng, giáo viên của tổ. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nội dung gì? Tập trung vào vấn đề gì trong nội dung đó? Hình thức kiểm tra: Căn cứ vào tính chất công việc để kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất; Căn cứ vào mục đích kiểm tra để kiểm tra việc đã làm, đang làm, chuẩn bị làm. Có thể kiểm tra dưới những hình thức như : nghe báo cáo, xem xét hồ sơ sổ sách, quan sát thực tế, kiểm tra chất lượng công việc Tổ chức kiểm tra: Kiểm tra đánh giá Tổ Chuyên môn phải được tiến hành thường xuyên trong suốt năm học, theo từng thời điểm cơ bản. Tôi phân công, nhiệm phù hợp. Chuẩn bị các điều kiện trước khi tiến hành kiểm tra (Họp triển khai, thống nhất nội dung, cách thức kiểm tra, tổng hợp báo cáo Những công việc sau kiểm tra: Nhận xét, thông báo, phân tích nguyên nhân, biện pháp khắc phục, điều chỉnh; khen thưởng cá nhân, tập thể tổ chuyên môn tích cực, thực hiện tốt nhiệm vụ theo nội dung đã kiểm tra. Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng nên phong trào thi đua dạy tốt của trường tôi diễn ra sôi nổi, năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt và nhiều giáo viên luôn có ý thức học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó đã có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng của học sinh trong hoạt động học. Áp dụng, kiểm tra, đánh giá việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ Chuyên môn thường xuyên đã góp phần phát triển năng lực Chuyên môn của từng giáo viên và chất lượng giáo dục của nhà trường cũng nâng lên đáng kể. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp trên đã áp dụng đạt hiệu quả đối với các trường học trong huyện Châu Thành và có thể nhân rộng cho các đơn vị trường học trong toàn tỉnh. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Qua thời gian áp dụng giải pháp trên đã thu được hiệu quả cụ thể ở các mặt sau: Nội dung Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng So sánh tăng, giảm Giáo viên được xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp: - Tốt 12/18 tỉ lệ 66,6% 16/18 tỉ lệ 88,8% Tăng 22,2% - Khá 4/18 tỉ lệ 22,2% 1/18 tỉ lệ 5,5% Giảm 16,7% - Đạt 2/18 tỉ lệ 11,1% 1/18 tỉ lệ 5,5% Giảm 5,6% Giáo viên dạy giỏi cấp trường 9/18 tỉ lệ 50 % 15/16 tỉ lệ 93,7% Tăng 43,7 % Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 3/18 tỉ lệ 16,6 % 8/18 tỉ lệ 44,4% Tăng 27,8 % Lợi ích về kinh tế: Qua quá trình thực hiện giải phap trên, tập thể giáo viên nhà trường đã phát triển tốt về Chuyên môn nghiệp vụ. Công đoàn cơ sở đã tạo điều kiện hỗ trợ giáo viên cải thiện đời sống gia đình góp phần nâng cao đời sống của giáo viên. Lương của từng cán bộ giáo viên trong trường cũng tăng lên theo trình độ đào tạo, hàng năm tăng thêm khoảng 35 triệu đồng cho tập thể cán bộ giáo viên toàn trường. Lợi ích về xã hội: Giáo viên nhà trường thấy rất thoải mái và hứng thú trong giảng dạy. Chất lượng giảng dạy cũng như học tập của học sinh nâng lên rõ rệt. Từ đó kéo theo chất lượng học tập của học sinh cũng ngày một nâng lên. Xã hội có thêm những người 6
- thầy cô gương mẫu đáp ứng cho ngành Giáo dục đang từng bước đổi mới và phát triển như ngày nay. Lợi ích về môi trường: Nhà trường đã sử dụng tương đối tốt các nguồn kinh phí sửa chữa để tu bổ cơ sở vật chất để phát triển giáo dục. Giáo viên và học sinh nhà trường cùng nhau bảo vệ cơ sở vật chất của trường cũng như trang trí phòng lớp học, trồng cây xanh sân trường, vườn thuốc nam, bồn hoa Giáo viên và học sinh yêu quý môi trường, yêu quý thiên nhiên vá có ý thức bảo vệ trường lớp Xanh – sạch – đẹp. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với vai trò là Phó Hiệu trưởng của trường ,vận dụng các giải pháp trên vào quản lý tôi đã có những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy hoạt động chuyên môn hoạt động tốt, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo với giáo viên; tăng sự liên kết, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tập thể và ngược lại; góp phần hoàn thiện mục tiêu riêng của từng cá nhân cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Không 5. Tài liệu kèm theo gồm: * Thông tin khác: Không - Những thông tin cần được bảo mật: Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ngoài những sự chuẩn bị của Cán bộ quản lý: Kế hoạch đào tạo; Kế hoạch phát triển Chuyên môn; Kế hoạch phân công nhân sự giáo viên và học sinh thì cần một số thiết bị hỗ trợ: Phòng học, máy tính, các mạnh thường quân; Phụ huynh học sinh để làm tốt công tác Quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các tổ Chuyên môn trường Tiểu học Minh Lương 3. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thông tin liên hệ: Minh Lương, ngày 26 tháng 12 năm 2022 - SĐT: 0829095234 Người nộp đơn - Mail: tranthanhphongml3@gmail.com - Cơ quan: Trường tiểu học Minh Lương 3 - Địa chỉ cơ quan: Khu phố Minh Long; TT Minh Lương; huyện Châu Thành; Kiên Giang Trần Thanh Phong . 7
- - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Không 5. Tài liệu kèm theo gồm: * Thông tin khác: Không - Những thông tin cần được bảo mật: Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ngoài những sự chuẩn bị của Cán bộ quản lý: Kế hoạch đào tạo; Kế hoạch phát triển Chuyên môn; Kế hoạch phân công nhân sự giáo viên và học sinh thì cần một số thiết bị hỗ trợ: Phòng học, máy tính, các mạnh thường quân; Phụ huynh học sinh để làm tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Lương 3 hiện nay. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thông tin liên hệ: Minh Lương, ngày 26 tháng 12 năm 2022 - SĐT: 0774050527 Người nộp đơn - Mail: khuoldu1966@gmail.com - Cơ quan: Trường tiểu học Minh Lương 3 - Địa chỉ cơ quan: Khu phố Minh Long. Du Khuôl 8
- - Những thông tin cần bảo mật: Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ngoài những sự chuẩn bị của giáo viên về thiết bị: Kế hoạch bài dạy, máy tính, nhạc cụ, phách, đàn và học sinh thì cần một số thiết bị hỗ trợ: Lớp học đủ rộng để các hoạt động dạy - học diễn ra thuận lợi, phòng học có ti vi, máy chiếu để trình chiếu bài giảng điện tử (powerpoint) trong giờ dạy học; loa để phát bài hát, phim tư liệu trong bài dạy. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau thời gian một năm học áp dụng sáng kiến thì tôi thấy học sinh Khối lớp 3 của trường Tiểu học Minh lương 3 đã có sự tiến bộ rõ rệt về phần nghe và hát đúng nhịp. Học sinh không còn lúng túng khi nghe giai điệu để hát, học sinh tự tin hơn khi hát và biểu diễn trước đám đông và có rất nhiều em tự tin xung phong tham gia các tiết mục văn nghệ ở trường. Qua thời gian áp dụng đã thu được hiệu quả cụ thể ở các mặt như sau: 9
- - Những thông tin cần bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả(6) . Qua thời gian áp dụng đã thu được hiệu quả cụ thể ở các mặt như sau: Nội dung thực hiện Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng So sánh tăng, giảm Lợi ích về kinh tế - xã hội thu được là: . - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) (7): . Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không Nơi công Ngày tác (hoặc Trình độ Nội dung Chức STT Họ và tên tháng nơi chuyên công việc danh năm sinh thường môn hỗ trợ trú) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
- 11 , ngày tháng năm 2022 Người nộp đơn . Mẫu này để tham khảo (có thể đối chiếu với mẫu quy định để thực hiện cho phù hợp) 11