Ôn tập Hóa học 10 - Bài tập về S, H₂S, SO₂, SO₃

doc 6 trang hatrang 27/08/2022 8120
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa học 10 - Bài tập về S, H₂S, SO₂, SO₃", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_ve_s_hs_so_so.doc

Nội dung text: Ôn tập Hóa học 10 - Bài tập về S, H₂S, SO₂, SO₃

  1. BÀI TẬP VỀ S, H2S, SO2, SO3 PHẦN I: TỰ LUẬN. . Câu 1: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2.97 gam Al và 4.08 gam S trong môi trường kín không có không khí được sản phẩn là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư thu đượchỗn hợp khí B. a. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng. b. Xác định thành phần các chất và tính khối lượng các chất trong A? c. Xác định thành phần và tính thể tích các chất trong B? Câu 2: Nung 42.4 gam hỗn hợp bột Fe và bột S trong một bình chân không một thời gian ta thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11.2 lit hỗn hợp khí B ở đktc và 4.8 gam một chất bột màu vàng không tan. a. Chất rắn X gồm những chất gi? b. Tính lượng Fe đã tham gia phản ứng? Câu 3: Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh. Đem hoà tan chất rắn sau phản ứng trong dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lit khí thoát ra. Nếu đem hết lượng khí này cho vào dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì còn lại 2,24 lit khí. Các thể tích đều đo ở đktc. Tính % khối lượng của sắt và lưu huỳnh trong hỗn hợp đầu và tính khối lượng kết tủa tạo thành trong dung dịch Pb(NO3)2? Câu 4: Cho sản phẩm tạo thành khi nung hỗn hợp 5,6 gam sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh vào 500 ml dung dịch HCl thì được 1 hỗn hợp khí bay ra và một dung dịch A (hiệu suất phản ứng 100%). a. Tính thành phần phần trăm thể tích hỗn hợp khí tạo thành? b. Để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch A phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl? Câu 5: Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng trong các trường hợp sau: a. Dẫn 2,24 lit khí hiđrosunfua vào 300 ml dung dịch NaOH 1M b. Dẫn 13,44 lit SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M c. Dẫn 0,672 lit SO2 vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0.02 M d. Dẫn 5,6 lit khí SO2 (đkc) vào 400 ml dung dịch KOH 1,5 M. e. Dẫn 5,6 lit khí SO2 (đkc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,8 M. f. Dẫn 5,6 lit khí SO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch KOH 2 M. Câu 6: Cho 55g hỗn hợp 2 muối Na 2SO3 và Na2CO3 tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối hơi đối với hiđro là 24.Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Câu 7: Nung nóng hỗn hợp gồm 11,2g bột Fe và 3,2g bột lưu huỳnh. Cho sản phẩm tạo thành vào 200 ml dung dịch H2SO4 thì thu được hỗn hợp khí A bay ra và dung dịch B( Hpư = 100%). a. Tìm % thể tích của hỗn hợp A. b. Để trung hòa dung dịch B phải dùng 200 ml dung dịch KOH 2M.Tìm CM của dung dịch H2SO4 đã dùng. II. BÀI TẬP TRẮC NGHỆM VỀ S, SO2 SO3 VÀ H2S ĐỀ ÔN TẬP 1 Câu 1: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng: SO2 + 2Mg → 2MgO + S SO2+ Br2 + H2O→ 2HBr +H2SO4. Tính chất của SO2 được diễn tả đúng nhất là: A. SO2 chỉ có tính oxi hoá. B. SO2 có tính oxi hóa và có tính khử. C. SO2 chỉ có tính khử. D. SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Câu 2: Dãy chất gồm những chất vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là: A. H2S, SO2 B. SO2, H2SO4 C. F2, SO2 D. S, SO2 Câu 3: Trong phương trình: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Vai trò của các chất là: A.SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa B.SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử C.Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử D.SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa
  2. Câu 4: Để phân biệt được 3 chất khí: CO2, SO2 và O2 đựng trong 3 bình mất nhãn riêng biệt , người ta dùng thuốc thử là: A. Nước vôi trong (dd Ca(OH)2) B. Dung dịch Br2 C. Nước vôi trong (dd Ca(OH)2) và dung dịch Br2 D. Dung dịch KMnO4 Câu 5: Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp vào dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch Br2 (dư) B. Dung dịch Ba(OH)2 (dư) C. Dung dịch Ca(OH) (dư) D. Dung dịch NaOH (dư) Câu 6: Dẫn 1,12 lít khí SO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch thu được có chứa: A. NaHSO3 B. NaHSO3 và Na2SO3 C. Na2SO3 và NaOH D. Na2SO3 Câu 7: Dẫn toàn bộ 3,36 lit khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A chứa muối nào? A. Na2SO3 B. Na2SO3 và NaHSO3 C. NaOH & Na2SO3 D. NaHSO3 Câu 8: Để nhận biết muối sunfua và H2S có thể dùng hóa chất là: B. dung dịch Na2SO4. C. dung dịch Pb(NO3)2. Dung dịch FeCl2. D. dung dịch NaOH. Câu 9: Nếu được cân bằng với hệ số là các số nguyên nhỏ nhất thì tổng các hệ số của phản ứng sau là: SO2 + KMnO4 + H2O -> K2SO4 + H2SO4 + MnSO4. A. 12. C. 16. B. 18. D. 14. Câu 10. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí H2S? A. P2O5. B. H2SO4 đặc. C. CaO. D. Cả 3 chất. Câu 11. Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là: A. +4, +4, 0, -2, +6, +6. B. +4, +6, 0, -2, +6, +4. C. +4, +6, 0, -2, +6, +6. D. +4, +6, 0, -2, +4, +6. Câu 12. Phản ứng nào không thể xảy ra? A. SO2 + dung dịch nước clo. B. SO2 + dung dịch BaCl2. C. SO2 + dung dịch H2S. D. SO2 + dung dịch NaOH. Câu 13. Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hoá? A. K2S. B. Na2SO3. C. SO2. D. H2SO4. Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh? A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa. B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường. D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Câu 15: Có 2 bình đựng riêng biệt khí H2S và khí O2. Để phân biệt 2 bình đó người ta dùng thuốc thử là: A. dung dịch NaCl B. dung dịch KOH. C. dung dịch Pb(NO3)2. D. dung dịch HCl. Câu 16: Cho các chất khí sau đây: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là: A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. Cl2 Câu 17: Sục một dòng khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Xảy ra phản ứng oxi hóa - khử B. Axit H2SO4 yếu hơn axit H2S C. CuS không tan trong axit H2SO4 D. Một nguyên nhân khác Câu 18: Sục 4,48 lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là: A. NaHSO3; Na2SO3 B. Na2SO3 C. Na2SO4; NaHSO4 D. Na2SO4 Câu 19: Phản ứng nào không dùng để điều chế khí H2S? A. S + H2 → B. FeS + HCl → C. Na2S + H2SO4 loãng → D. FeS + HNO3 → Câu 20: Cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng: 3S + 6KOH 2K2S + K2SO3 + 3H2O Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa : số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là: A. 1 : 3 B. 3 : 1 C. 2 : 1 D. 1 : 2 Câu 21: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa của lưu huỳnh đơn chất? A. S + O2 SO2 B. S + Na2SO3 Na2S2O3 C. S + HNO3 SO2 + NO2 + H2O D. S + Zn ZnS Câu 22: Bạc tiếp xúc với không khí có lẫn H2S lại biến đổi thành sunfua: Ag + H2S + O2 Ag2S + 2H2O Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử B. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử C. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa D. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa
  3. Câu 23: phản ứng không thể xảy ra là: A. Na2S + HCl H2S + NaCl B. HCl + NaOH NaCl+ H2O C. FeSO4 + HCl FeCl2 + H2SO4 D. FeSO4 + 2KOH Fe(OH)2 + K2SO4 Câu 24: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. không có hiện tượng gì xảy ra B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đen C. có bọt khí bay lên D. Dung dịch bị vẫn đục màu vàng Câu 25: đốt cháy hoàn toàn 4,48 g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Lượng chất kết tủa thu được sau phản ứng là: A. 10,85g B. 21,7g C. 13,2 g D. 16,725g Câu 26: Cho 13 gam kẽm tác dụng với 3,2 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau phản ứng là: A.ZnS B.ZnS và S C.ZnS và Zn D.ZnS, Zn và S. Câu 27. Nung 4,8 gam bột lưu huỳnh với 6,5 gam bột Zn, sau khi phản ứng với hiệu suất 80% được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư. Tính V lít khí thu được (đktc) sau khi hòa tan. A. 1,792 lít B. 0,448 lít C. 2,24 lít D. Kếtquả khác Câu 28: có bao nhiêu gam SO2 hình thành khi cho 128 gam S phản ứng hoàn toàn với 100 gam O2? A. 228 g B. 200 g C. 100 g D. 256 g Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO 2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là: A. 32,5 gam B. 30,4 gam C. 29,3 gam D. 26 gam Câu 30: hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol SO2 vào 400 ml dd NaOH C mol/l, thu được 16,7 gam muối. C có giá trị là: A. 0,5 M. B. 0,75 M C. 0,7 M. D. 0,375 M Câu 31: Cho V lít khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br 2 dư, thêm dung dịch BaCl 2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 116,5 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 11,2 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít Câu 32: Hỗn hợp X gồm hai khí SO 2 và CO2 có tỉ khối đối với H 2 là 27. Thành phần % theo khối lượng của SO 2 là: A. 35,5% B. 59,26% C. 40% D. 50% Câu 33: Đốt 13 g bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 g (giải sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là: A. Cu B. Zn C. Fe D. Ca Câu 24: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư , thu được 2,464 lít hỗn hợp khí X(đktc). Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu 23,9g kết tủa màu đen . thể tích các khí trong hỗn hợp khí X là: A. 0,224lít và 2,24 lít B. 0,124lít và 1,24 lít C. 0,224lít và 3,24 lít D.Kết quả khác Câu 35: Đốt nóng 8,8 g FeS và 12 g FeS2, khí thu được cho vào V ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml) được muối trung tính. Giá trị của V là: A. 96 ml B. 122,88 ml C. 75 ml D. 125 ml ĐỀ ÔN TẬP 2 Câu 35: Người ta phân biệt SO2 và SO3 bằng; A. Dung dịch Brom. C. Dung dịch KMnO4. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch NaOH. Câu 36: các hợp chất của dãy nào vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử: A. H2SO4, H2S, HCl B. H2S, KMnO4, HI C. Cl2O7, SO3, CO2 D. H2O2, SO2, FeSO4 Câu 37: Chọn cấu hình electron nguyên tử đúng của lưu huỳnh(z = 16) A. 3s23p3 B. 3s23p4 C. 3s23p2 D. 3s23p5 Câu 38: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:
  4. A. xuất hiện chất rắn màu đen B. Chuyển sang màu nâu đỏ C. vẫn trong suốt, không màu D. Bị vẫn đục, màu vàng. Câu 39: SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì: A. phân tử SO2 không bền B. Trong phân tử SO2, S còn có một đôi e tự do. C. trong phân tử SO2, S có mức oxi hóa trung gian D. phân tử SO2 dễ bị oxi hóa Câu 40: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi đều có: A. 3 e độc thân B. 2 e độc thân C. 6 e độc thân D. 4 e độc thân Câu 41: Tìm phản ứng sai: A. 2S + H2SO4đặc, nóng H2S + 2SO2 B. 2H2S + O2 2S + 2H2O C. H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl D. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O Câu 42: Lưu huỳnh sôi ở 4500C, ở nhiệt độ nào lưu huỳnh tồn tại dưới dạng pgân tử đơn nguyên tử? A. ≥ 4500C B. ≥ 14000C. C. . ≥ 17000C D.ở nhiệt độ phòng Câu 43: Cho pthh: SO2 + KMnO4 +H2OK2SO4 + MnSO4 +H2SO4. Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là: A. 5 và 2 B. 2 và 5 C. 2 và 2 D. 5 và 5 Câu 44: để phân biệt 4 bình mất nhãn đựng riêng biệt các khí CO2, SO3, SO2 và N2, một học sinh đã dự định dùng thuốc thử(một cách trật tự) theo 4 cách dưới đây cách nào đúng A.ddBaCl2, ddBrom, ddCa(OH)2 B.ddCa(OH)2, ddBa(OH)2, ddbrom C. quỳ tím ẩm, dd Ca(OH)2, ddBr2 D. ddBr2, ddBaCl2, que đóm Câu 45:Cho phản ứng hoá học sau: HNO3 + H2SNO+ S +H2OHệ số cân bằng của phản ứng là: A. 2,3,2,3,4 B. 2,6,2,2,4 C. 2,2,3,2,4 D. 3,2,3,2,4 Câu 46: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. Câu 47: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Câu 48: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ A. nhận 13 electron. B. nhận 12 electron. C. nhường 13 electron. D. nhường 12 electron. Câu 49: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh. Câu 50: X, Y là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong nhóm A. Cấu hình electron ngoài cùng của X là 2p4. Vậy vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là: X Y A Chu kì 2, nhóm IV Chu kì 3, nhóm IV B Chu kì 2, nhóm V Chu kì 3, nhóm VI C Chu kì 2, nhóm VI Chu kì 3, nhóm VI D Chu kì 2, nhóm IV Chu kì 3, nhóm V 2- Câu 51. Cho biết tổng số electron trong anion XY 3 là 42. Trong các hạt nhân X cũng như Y số proton bằng số nơtron. Số khối của X, Y có thể là: X Y A 26 18 B 32 16 C 38 14 D 12 16 Câu 52: A,B,C là đơn chất của các nguyên tố cthuộc chu kỳ nhỏ, có các quy trình sau: (1) A + C → D↑ (2) A + B → E↑ (3) A + F → D↑ + H2O (4) D + E → A↓ + H2O (5) D + KMnO4 + H2O → G + H + F (6) E + KMnO4 + F → A↓ +G + H + H2O Các chất được ký hiệu bằng chư cái: A, C, B, D, E, F, G, H có thể là: A C D B E F G H A. S O2 SO3 H2 SO2 H2SO4 MnSO4 KHSO4
  5. B. H2 O2 H2O S H2S H2SO4 MnSO4 K2SO4 C. S O2 SO2 H2 H2S H2SO4đ MnSO4 K2SO4 D. S O2 SO3 H2 H2S H2SO4đ MnSO4 K2SO4 Câu 53. Cho phản ứng: H2S +Cl2 +H2O = HCl + H2SO4 . . A.H2S là chất oxi hóa, H2O là chất khử B. Cl2 là chất oxi hóa. H2S là chất khử. C. Cl2 là chất khử , H2S là chất oxi hóa . D. H2S là chất khử,H2O là chất oxi hóa. Câu 54: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây khi nói về lưu huỳnh : A. S có 2 dạng thù hình : đơn tà và tà phương B. S là chất rắn màu vàng C. S không tan trong nước D. S không tan trong các dung môi hữu cơ. Câu 55: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây ? A. SO2 là oxit axit B. SO2 làm mất màu nước brom C. SO2 là chất khí, màu vàng D. SO2 có tính oxi hóa và tính khử Câu 56: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế SO2 từ : A. S và O2 B. FeS2 và O2 C. H2S và O2 D. Na2SO3 và H2SO4 Câu 57: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế SO2 từ : A. S và O2 B. FeS2 và O2 C. H2S và O2 D. A và B Câu 58 : Tất cả các khí trong dãy nào sau đây đều làm nhạt màu dung dịch nước brom ? A. H2S ; SO2 B. CO2 ; SO2 ; SO3 C. CO2 ; SO2 D. CO2; SO2; SO3; H2S Câu 59 : Các chất nào trong dãy sau đều làm đục dung dịch nước vôi trong ? A. CO ; SO2 ; CO2 B. CO2 ; SO2 ; SO3 C. CO ; CO2 ; SO2 D. SO3 ; H2S ; CO Câu 60 : Chọn câu phát biểu sai trong các phát biểu sau (xét ở đk thường) A. Hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối, tan nhiều trong nước. B. Lưu huỳnh đioxit là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí tan nhiều trong nước. C. Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước. D. Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng. Câu 61: Cho phản ứng : SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 X + Y + Z . X , Y , Z là chất nào trong dãy sau ? A. K2SO4 ; H2SO4 ; Cr2O3 B. CrSO4 ; KHSO4 ; H2O C. K2SO4 ; Cr2(SO4)3; H2SO4 D. K2SO4 ; Cr2(SO4)3 ; H2O Câu 62: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở lớp p là 10. Nguyên tố X là : A. Ne B. Cl C. O D. S Câu 63 : Cho sơ đồ phản ứng điều chế axit sunfuric sau : S → SO 2 → A → H 2SO4 . Hỏi A là chất nào trong nhứng chất sau ? A. H2S B. SO3 C. S D. FeS2 Câu 64: Trong sơ đồ phản ứng sau : S H2S A H2SO4 (loãng) Khí B. Chất A, B lần lượt là : A. SO2 ; H2 B. SO3 ; SO2 C. SO3 ; H2 D. H2 ; SO3 Câu 65. Axit sunfurơ không có đặc tính là: A. H2SO3 là axit yếu. B. Axit sunfurơ có tính axit yếu hơn axit sunfuric và axit sunfuhiđric C. Axit sunfurơ không bền D. Axit H2SO3 phân huỷ thành SO2 và nước. Câu 66. Để tách SO2 khỏi hỗn hợp SO2, SO3, O2 ta dùng hoá chất là: A. Ba(OH)2 và HCl B. H2SO4 và BaSO4 C. HCl và BaSO4 D. Không tách được Câu 67: Xét sơ đồ phản ứng giữa Mg và dung dịch H2SO4 đặc nóng: Mg + H2SO4 MgSO4 + S + H2O Tổng hệ số cân bằng (số nguyên) của các chất trong phản ứng trên là A. 15 B. 12 C. 14 D. 13 Câu 68: Cho các chất sau: (1) khí clo; (2) khí oxi; (3) axit sunfuric đặc; (4) lưu huỳnh đioxit; (5) lưu huỳnh. Chất nào trong số các chất trên vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính axit? A. (1); (2); (3) B. (1); (4); (5) C. (1); (3); (4). D. (3); (4). Câu 69: Có các chất và dung dịch sau: NaOH (1), O2 (2), dd Br2 (3), dd CuCl2 (4), dd FeCl2 (5). H2S có thể tham gia phản ứng với: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 5 Câu 70: Chọn hệ số đúng của a, b, c, d, e, f trong phản ứng sau: aH2O2 + bKMnO4 + cH2SO4 dMnSO4 + eK2SO4 + fO2 + 8H2O A. 3, 5, 3, 2, 1, 5 B. 2, 5, 3, 2, 1, 5 C. 5, 2, 3, 1, 2, 5 D. 5, 2, 3, 2, 1, 5 Câu 71: Hòa tan 200 gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% thu được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m là: A. 400. B. 300 C. 450 D. 500.
  6. Câu 72: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 73: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là A. 95,00%. B. 25,31%. C. 74,69%. D. 64,68%. Câu 74. Hòa tan 200g SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12 g/ml) thu được dung dịch A.Nồng độ % của dung dịch A: A. 40% B. 32,98% C. 47,47% D. 30% Câu 75 : Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) vào V lít dung dịch brom nồng độ 0,1M. giá trị của V là : A. 0,25 lít B. 0,75 lít C. 0,5 lít D. 0,20 lít Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 8.96 lit khí H2S ở đktc rồi cho sản phẩm khí sinh ra vào 80 ml dung dịch NaOH 25% (d=1.28 g/ml. Số mol muối tạo thành là: A. Na2SO3 (0.24) và NaHSO3 (0.16) B. Na2SO3 (0.4) C. Na2SO3 (0.16) và NaHSO3 (0.24) D. NaHSO3 (0.08) Câu 77: Đốt cháy chất X bằng lượng oxi vừa đủ ta thu được hỗn hợp khí duy nhất là CO 2 và SO2 có tỉ khối so với khí hiđro là 28,667 và tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. Vậy công thức của X là: A. CS2O B. C2S C. (CS2)2O D. CS2 Câu 78: Hốn hợp ban đầu SO2 và O2 có tỉ khối hơi với H 2 bằng 24. Cần thêm bao nhiêu lit oxi vào 20 lit hỗn hợp ban đầu để hỗn hợp sau có tỉ khối so với hiđro bằng 22,4. A. 2,5 lit B. 7,5 lit C. 8 lit D. 10 lit Câu 79: Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol SO2 vào 400 ml dd NaOH C mol/l, thu được 16,7 gam muối. C có giá trị là: A.0,5M B. 0,75M C. 0,375M D. 0,7M Câu 80: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2,8 g bột Fe và 0,8 g bột S. Lấy sản phẩm thu được cho vào 20 ml dung dịch HCl (vừa đủ) thu được một hỗn hợp khí bay ra (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng của hỗn hợp khí và nồng độ mol của dung dịch HCl cần dùng lần lượt là: A. 0,9 g; 0,25M B. 1,8 g; 0,25M C. 0,9 g; 5M D. 1,2 g; 0,5M Câu 81: Cho 31,4g hỗn hợp hai muối NaHSO3và Na2CO3vào 400g dung dịchdd H2SO4 9,8%, đồng thời đun nóng dd thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với hiđrô bằng 28,66 và một dd X. C%các chất tan trong dd lần lượt là: A. 6,86% và 4,73% B.11,28% và 3,36% C. 9,28% và 1,36% D. 15,28%và 4,36% Câu 82: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO 3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe 2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể) A. a = 0,5b. B. a = b. C. a = 4b. D. a = 2b. Câu 83. Hỗn hợp ban đầu SO 2 và O2 có tỉ khối hơi đối với H 2 bằng 24. Cần thêm bao nhiêu lít O 2 vào 20 lít hỗn hợp ban đầu để hỗn hợp sau có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 22,4. Biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. A. 2,5 lít B. 7,5 lít C. 8 lít D. 10 lít Câu 84: Cho một lượng chất A tác dụng hết với một lượng dung dịch H 2SO4 vừa đủ tạo ra chất B, C và 7,458 lit khí D ở 300C 1atm. Ở cùng nhiệt độ, áp suất tỷ khối hơi của D so với hiđro bằng 2,286 lần tỉ khối hơi của nito với hiđro. Biết rằng trong các phản ứng trên các chất đều có hệ số như nhau trong các phương trình. Vậy A là: A. K2SO3 B. K2CO3 C. KHSO3 D. K2SO3 hoặc KHSO3 Câu 85: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam sunfua của một kim loại M. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch nước brom dư, sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl 2 dư thì thu được 4,66 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của lưu huỳnh trong muối sunfua bằng: A. 26,66% B. 46,67% C. 53,33% D. 36,33%.