Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Dân ca Việt Nam - Đỗ Nhật Cường

docx 7 trang hatrang 24/08/2022 4460
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Dân ca Việt Nam - Đỗ Nhật Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_am_nhac_lop_6_chu_de_dan_ca_viet_nam_do_nha.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Dân ca Việt Nam - Đỗ Nhật Cường

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 6 TÊN CHỦ ĐỀ: DÂN CA VIỆT NAM THỜI LƯỢNG: 4 TIẾT ĐỖ NHẬT CƯỜNG PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT THỨ NĂNG LỰC TỰ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Thể hiện âm Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài “Đi cấy”. (1) nhạc HS trình bày bài hát theo nhiều hình thức hát khác (2) nhau: đơn ca, song ca, đối đáp Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng kĩ thuật bài Mùa (3) xuân về trên kèn phím. Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng và bài đọc nhạc (4) Mùa xuân về; đọc đúng nhạc,tự ghép lời ca, trình bày kết hợp gõ đệm, đánh nhịp Cảm thụ và HS nắm được khái niệm dân ca, đặc điểm dân ca VN (5) hiểu biết âm và phân biệt các bài dân các vùng miền. nhạc Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các câu (6) hát, câu nhạc Cảm nhận được nội dung bài Đi cấy, bài đọc nhạc (7) Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát và đọc nhạc. (8) Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất (9) âm nhạc. HS nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc (10) Ứng dụng và Lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu hoặc giai điệu theo (11) sáng tạo âm hướng dẫn của giáo viên. nhạc Đặt lời ca mới cho giai điệu bài hát. (12) NĂNG LỰC CHUNG Tự chủ-Tự HS chủ động, tích cực thực hiện những công việc của (13) học bản thân trong học tập các nội dung hát, đọc nhạc, nhạc cụ và thường thức âm nhạc. Giao tiếp- HS sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng (14) Hợp tác và thảo luận về nhiệm vụ học tập; hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm. Giải quyết vấn Hình thành những kĩ năng mới, phát huy tiềm năng (15) đề- sáng tạo để tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống.
  2. PHẨM CHẤT Trách nhiệm Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, phát huy giá trị (16) của di sản văn hoá (dân ca). Chăm chỉ Có ý thức học tốt các nội dung hát, đọc nhạc, nhạc (17) cụ, trong môn học Âm nhạc. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: -Tranh ảnh minh họa -Đàn phím điện tử, kèn phím 2. Học sinh: - Nhạc cụ gõ - Sưu tầm 1 số bài dân ca các vùng vùng miền III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH chủ Phương án học (Thời trọng tâm đạo đánh giá gian) TT ÂN 5,9,10,13,14, Thường thức âm nhạc: PP dạy học khám Vấn đáp, (45 phút) 15,17 Sơ lược về dân ca phá Dalcroze trình diễn Việt Nam KT: Khăn trải bàn Hát 1,2,6,7,8,9,10 Học hát: Bài Đi cấy PP GQVĐ, Vấn đáp, (45 phút) ,11,12,13,14, Dalcroze, Orff – trình diễn 15,16,17. Schulwerk, KT Khăn trải bàn Đọc nhạc (45 4,6,7,8,9,10,1 Đọc nhạc: Mùa xuân PP Kodaly, Vấn đáp phút) 1,13,14,15,17 về (Phan Trần Bảng) Dalcroze, Orff – Schulwerk, PP dạy học hợp tác KTDH Mảnh ghép Nhạc cụ (45 3, 4, 8 10, 11, Nhạc cụ: Kèn phím PP hợp tác, Trình diễn phút) 13, 15, 17 Dalcroze, KTDH Mảnh ghép.
  3. Nội dung thường thức âm nhạc: Sơ lược về dân ca Việt Nam Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập: 5, 6, 9, 13, 14, 15, 16, 17 * Khởi động bằng hoạt động trải nghiệm - GV cho học sinh nghe 2 đoạn trích bài hát Đi cấy và bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, yêu cầu HS nhận xét về tác giả của 2 bài hát ? - HS lắng nghe các nội dung liên quan bài học mới: Âm thanh, hình ảnh. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Sơ lược về dân ca Việt Nam - GV sử dụng KTDH “ Khăn trải bàn” đặt câu hỏi cho HS: + Lời của những bài dân ca thường hình thành từ đâu ? + Dân ca được lưu truyền bằng hình thức nào ? + Có tên tác giả riêng biệt hay không ? - GV giới thiệu 5 vùng dân ca, đặc điểm từng vùng ( phong tục tập quán, đời sống, sinh hoạt lao động ). Mỗi vùng GV giới thiệu 1 trích đoạn. VD : Trống cơm, Hò ba lí, Lí cây xanh, Gà gáy, Mưa rơi. b. Nghe nhạc Mưa rơi (dân ca Xá) ( Bài hát nằm trong phần phụ lục) - GV giới thiệu và mở video bài Mưa rơi (dân ca Xá) - Học sinh nghe và cảm nhận về bài hát này Hoạt động 3: Luyên tập - Chơi giai điệu và tiết tấu bài Mưa rơi bằng nhạc cụ kèn phím - Chia nhóm học sinh luyện tập vận động phụ họa đơn giản theo giai điệu bài hát (PPDH Dalcroze) Hoạt động 4. Vận dụng- mở rộng - Gv chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm tìm và kể tên 1 số bài dân ca của 1 vùng (tất cả có 5 vùng). - Đặt lời mới theo giai điệu bài hát Mưa rơi theo chủ đề tự chọn. * Củng cố - dặn dò : - Nêu nội dung giáo dục của bài học : + Dân ca là vốn quý của cha ông ta để lại. + Tìm hiểu, học hát dân ca là thể hiện tình yêu quê hương đất nước - Nhiệm vụ về nhà : + Tìm hiểu và kể tên 1 vài bài dân của địa phương em. + Vận dụng cách vận động đã thực hành trên lớp vào 1 trong những bài dân ca địa phương. Nội dung học hát: Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa)
  4. 1.Mục tiêu: 1,2,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17. 2. Tổ chức hoạt động học Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập GV Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: - Khởi động: GV hát mẫu 1 bài dân ca Dệt cửi, yêu cầu HS lắng nghe và phát hiện nghề gì được nói đến ? +GV giới thiệu bài hát này trích từ tổ khúc múa đèn, một tổ khúc dân ca gồm 10 bài rất nổi tiếng ở Thanh Hóa. +GV giới thiệu vào bài -Tìm hiểu xuất xứ bài hát (PP GQVĐ) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng âm nhạc: a.Học hát: +Học sinh nghe mẫu bài hát. + Tìm hiểm bài: GV sử dụng KTDH Khăn trải bàn:Yêu cầu học sinh làm việc nhóm theo các câu hỏi: ?N1: Bài hát viết ở nhịp mấy? Cho biết ý nghĩa của nhịp đó? ?N2: Bài hát có thể chia thành mấy câu? Nêu các kí hiệu âm nhạc? ?N3: Bài hát được hình thành từ những câu thơ nào? ?N3: Nêu cảm nhận nội dung bài? - Kiểm tra kết quả làm việc từng nhóm, yêu cầu các nhóm nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, và giáo viên củng cố lại, HS ghi bài. b. Tập hát: - GV dùng đàn khởi động giọng -Chỉ định HS đọc lời ca, chú ý phát âm 1 số từ cho HS (đèn, sen, bằng, hẹn, trăng, chăng), từ hát luyến, lấy hơi. - Đàn giai điệu từng câu, yêu cầu học sinh nghe và hát lại câu hát. - Sửa sai cho học sinh (nếu có) - Tập hát ghép lần lượt các câu theo lối móc xích. - Đàn và yêu cầu học sinh hát nối cả bài. Hoạt động 3: Luyện tập - Yêu cầu học sinh hát hoàn chỉnh toàn bài theo nhạc đệm, kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp. - Hướng dẫn sửa sai (nếu có). - Yêu cầu từng dãy học sinh trình bày toàn bài theo nhạc đệm, kết hợp vỗ tay theo phách. Các nhóm nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng .- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát theo hình thức hát đuổi, đối đáp nam nữ, hát có lĩnh xướng. - GV sử dụng PPDH hợp tác: GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 hình thức trình bày khác nhau, luyện tập và trình bày kết quả.
  5. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét phần trình bày lẫn nhau. - GV nhận xét, đánh giá *Mở rộng: GV sử dụng PP Orff-schulwerk: Các nhóm tập trình bày bài hát kết hợp vận động bodypercussion, phối bè trì tục, - Các nhóm nhận xét lẫn nhau, . *Củng cố, dặn dò: -Nhiệm vụ về nhà: Hát thuộc lời, đúng giai điện bài hát, kết hợp gõ đệm. -Mở rộng: Tập đặt lời ca mới cho bài dân ca theo chủ đề quê hương, đất nước, thầy cô, 3. Dự kiến sản phẩm: Trình diễn tốp ca bài hát “Đi cấy” -Mức độ 1: HS hát đúng giai điệu lời ca -Mức độ 2: Thể hiện đúng tính chất dân ca Thanh Hóa như luyến láy, phát âm. -Mức độ 3: Kết hợp hát bè đối đáp và hát đuổi. -Mức độ 4: Vận động minh họa Nội dung: Đọc nhạc bài “Mùa xuân về”- Phan Trần Bảng 1.Mục tiêu: 4,6,7,8,9,10,11,13,14,15,17 2. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập GV giới thiệu các hình ảnh về mùa xuân và đặt câu hỏi cho HS: + Em hãy cho biết những hình ảnh trên đang nói đến mùa nào trong năm ? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Tìm hiểu bài TĐN: GV sử dụng hình ảnh giới thiệu đôi nét về tác giả Phan Trần Bảng. Sử dụng KTDH “ Mảnh ghép”, GV chia nhóm yêu cầu HS tìm hiểu các nội dung: + Nhóm 1/ Câu 1: Tìm cao độ, trường độ và ký hiệu âm nhạc trong Bài TĐN số 4. + Nhóm 2/ Câu 2: Bài TĐN số 4 được viết ở nhịp gì? Nhận xét ô nhịp đầu tiên? + Nhóm 3/ Câu 3: Bài TĐN số 4 được chia thành mấy câu? + Nhóm 4/ Câu 4: Trình bày âm hình tiết tấu chủ đạo của Bài TĐN số 4 GV hướng HS đọc cao độ thang âm Đô trưởng và đọc cao độ theo PP Dalcroze Hoạt động 3: Luyện tập HS luyện tập theo hướng dẫn của GV Hướng dẫn HS đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
  6. Hoạt động 4: Luyện tập HS luyện tập theo hướng dẫn của GV GV hướng dẫn HS thực hành phân tích và đọc tiết tấu theo PP Koda’ly + Ta= nốt đen + Ta-ah= nốt trắng + Ti= nốt móc đơn. HS thực hành theo hướng dẫn của GV tập đọc từng câu của bài TĐN theo lối móc xích và bước cuối cùng là ghép lời ca vào bài đọc nhạc -GV sử dụng PPDH giải quyết vấn đề đê sửa sai cho HS Hoạt động 5: Vận dụng – mở rộng GV sử dụng PPDh Orff-Schulwerk: - HS tập trình bày bài đọc nhạc kết hợp vận động các động tác tự sáng tạo phù hợp với bài TĐN * Củng cố - dặn dò: - Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” làm các bài tập trắc nghiệm có nội dung liên quan đến phần tìm hiểu bài TĐN số 4. - HS về nhà tập đặt lời mới cho bài TĐN và xem bài tiết sau. Nội dung nhạc cụ: Kèn phím Mục tiêu: 3, 4, 8 10, 11, 13, 15, 17 Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập Tiết tấu gõ đệm và đệm hát bài Mùa xuân về GV sử dụng PPDH Dalcroze yêu cầu HS vận động mô phỏng các mẫu tiết tấu, gõ đệm khi nghe GV đàn hát bài Mùa xuân về Hoạt động 2: Hình thành kiến thức-kĩ năng âm nhạc GV trình chiếu hình ảnh kèn phím, sử dụng PPDH hợp tác, giao nhiệm vụ các nhòm tự tìm hiểu về kèn phím Nhóm 1: tìm hiểu về +Cấu trúc. + Tính năng.
  7. Nhóm 2: tìm hiểu về + Cách bảo quản. + Giới thiệu nốt nhạc trên phím đàn. Nhóm 3: tìm hiểu về + Tư thế chơi kèn. + Cách ngậm đầu thổi và thổi hơi. Nhóm 4: tìm hiểu về + Kí hiệu số của các ngón tay phải. + Cách bấm phím. HS làm việc, trình bày kết quả, lắng nghe âm sắc và thực hành trên Kèn phím Hoạt động 3: Luyện tập GV hướng dẫn thực hành các bài tập trên kèn phím: + Bài 1: Gam Do trưởng + Bài 2: Tiểu phẩm Mùa xuân về + HS thực hành bài 1, 2 theo nhóm. + GV hỗ trợ phần hoà âm và đệm nhạc cho bài tập 2. Hoạt động 4: vận dụng- Mở rộng: GV sử dụng KTDH Mảnh ghép, HS luyện tập theo nhóm Nhóm 1,3: Kết hợp thực hành với nhịp điệu. Nhóm 2,4: Minh hoạ động tác vỗ tay, giậm chân theo phách, nhịp. *Củng cố, dặn dò: Thực hành và đánh giá phần trình diễn nhạc cụ theo tập thể, cá nhân Nhiệm vụ về nhà: Vận dụng cách hát bè và gõ đệm đã học cho bài hát dân ca khác mà HS đã biết. Dự kiến Sản phẩm: Hoà tấu kèn phím bài Mùa xuân về với phần đệm nhạc của giáo viên. Mức độ 1: HS nắm được cấu trúc, tính năng và cách bảo quản của kèn phím Mức độ 2: HS biết chơi kèn phím đúng tư thế và đúng kĩ thuật Mức độ 3: MĐ 2 + HS thể hiện đúng cao độ, trường độ và duy trì tốc độ ổn định của bài Mùa xuân về Mức độ 4: MĐ 3 + theo nhạc đệm của GV và kết hợp các động tác bộ gõ cơ thể minh họa.