Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 1 đến 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Toan
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 1 đến 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Toan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_am_nhac_lop_1_den_5_tuan_15_nam_hoc_2021_20.doc
Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 1 đến 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Toan
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 TUẦN 15 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021 Âm nhạc 1 TIẾT 15: ÔN TẬP BÀI HÁT: MẸ ĐI VẮNG NHẠC CỤ TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH, VỖ TAY THEO CẶP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - Hát đúng cao độ bài hát Mẹ đi vắng. Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. - Thực hành làm quen một số cách gõ khi đệm bài hát - Biết đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm. 2. Năng lực chung - Chơi Tem-bơ-rin thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Mẹ đi vắng. - Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất - Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước. - Rèn luyện đức tính chăm chỉ và tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy, máy tính - Thực hành các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2. Học sinh - Nhạc cụ gõ: thanh phách, trống nhỏ - Thiết bị học tập: máy tính, điện thoại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') - HS nghe và hát lại giai điệu bài hát Mẹ đi vắng. - HS hát - Gv nhận xét, giới thiệu bài. - HS nghe 2. Luyện tập - Thực hành (8’) *Ôn tập bài hát : Mẹ đi vắng - Gv cho Hs nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Hs hát kết hợp vỗ tay - Gv cho Hs hát cùng nhạc đệm từ một đến hai lần, tập - HS hát cùng nhạc lấy lấy hơi và thể hiện sắc thái. hơi và thể hiện sắcthái bài hát. 1 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - Hs lắng nghe giai điệu - Gv đàn và yêu cầu HS lắng nghe để nhận biết giai điệu và trình bày lại câu hát. và trình bày lại câu hát đó. ( Gv sửa sai cho Hs nếu có). - HS hát và vận động - Gv cho Hs xem video hát kết hợp vận động , hướng dẫn như đã học ở tiết trước. và động viên HS sáng tạo thêm động tác phụ họa cho bài hát. 3. Hình thành kiến thức mới (15') - HS tập cách chơi thanh * Nhạc cụ: Hướng dẫn cách chơi tem-bơ-rin phách đúng tư thế và - Gv làm mẫu cách chơi thanh phách, sau đó hướng dẫn đúng cách. Hs tập cách chơi đúng tư thế và đúng cách. Thể hiện tiết tấu - HS quan sát GV chơi - GVchơi tiết tấu làm mẫu. (GV gõ Tem-bơ-rin kết hợp tiết tấu và luyện tập đếm1-2-3 thay cho đọc đen-đen-đen). Sau đó hướng dẫn theo hướng dẫn. HS luyện tập tiết tấu. - Hs có thể chơi tiết tấu - Có thể chơi tiết tấu bằng động tác tay, chân. bằng động tác tay,chân. Ứng dụng đệm cho bài hát mẹ đi vắng - Hs đệm hát theo hướng - GV làm mẫu sau đó hướng dẫn Hs dẫn. 2 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - Hs thực hiện - GV gọi vài HS thực hiện. *Trải nghiệm và khám phá: hát theo cách của riêng - HS xung phong hát mình; Vỗ tay theo cặp Con yêu gia đình với Hát theo cách riêng của mình cao độ, và tiết tấu bất - GV đàn và hát mẫu câu Con yêu gia đình tương ứng với kì. cao độ Son-son-son –mi, cao độ La-la-la-pha - GV cho Hs luyện tập: Gv đàn cao độ Si - si - si - son và yêu cầu Hs hát Con yêu gia đình, tiếp tục với cao độ Đô - đô - đô - la hoặc cao độ khác. - Gv gọi Hs xung phong hát câu Con yêu gia đình với cao độ bất kì - Hs quan sát và luyện Vỗ tay theo cặp tập theo hướng dẫn. - GV hướng dẫn HS có thể thực hiện hoạt động này ở nhà có sự giúp đỡ của bố, mẹ hoặc anh chị em: - Gv làm mẫu vừa hát vừa vỗ tay theo cặp bài Mẹ đi vắng để Hs quan sát: đếm từ một đến hai nhịp nhàng, khi đếm một thì vỗ hai tay, khi đếm hai thì cùng vỗ hai tay vào hai tay của người đối diện. 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) - HS trả lời - GV gọi HS nhắc lại chủ đề 3 tiết học? Bài hát tên gì? Ai sáng tác? - GV hỏi? Bài hát : Mẹ đi vắng, Sắp đến tết rồi và các câu hát Con yêu gia đình muốn nói với các em điều gì? - Hs nghe, ghi nhớ GV liên hệ giáo dục: Cha mẹ là người yêu thương chúng ta nhất. Hãy biết ơn cha mẹ và yêu quí gia đình của mình. - Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. 3 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - Nhắc HS chuẩn bị bài cho tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG (Nếu có): Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021 Âm nhạc 2 TIẾT 15: ĐỌC NHẠC VẬN DỤNG SÁNG TẠO: MÔ PHỎNG ĐỘNG TÁC CHƠI CÁC NHẠC CỤ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La theo ký hiệu bàn tay - Nhớ lại hình dáng, âm sắc của sáo trúc - Biết mô phỏng lại các động tác sử dụng nhạc cụ 2. Năng lực chung - Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. - Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn. 3. Phẩm chất -Yêu thích môn âm nhạc, yêu các nhạc cụ trong và ngoài nước. - Góp phần giáo dục các em thêm yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Máy tính, bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con, tem-bơ-rin, trai-en-gô) 2. Học sinh - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Thiết bị học tập: máy tính, điện thoại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') 1. Khởi động - Kết nối (2') - Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc bài hát “Mùa - HS hát xuân tươi xanh” 4 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 2. Hình thành kiến thức mới (15') * Hoạt động 1: Đọc nhạc - GV hỏi tiết trước chúng ta đã đọc nhạc những nốt nào? - HS trả lời - 6 bạn Đồ, Rê, Mi, Pha, son, La mặc quần màu gì? - HS thực hiện - GV đọc cao độ và làm ký hiệu bàn tay - HS đọc cao độ và làm - Đàn cao độ 6 nốt: Đồ, Rê, Mi, Pha, son, La ký hiệu bàn tay - Gọi lần lượt 6 HS làm ký hiệu của 6 nốt đã học. - 6 HS thực hiện - Đàn cao độ 6 nốt đã học gọi 1,2 HS đọc nhạc kết hợp làm ký hiệu bàn tay. * Hoạt động 2: Vận dụng-Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ - GV cho HS xem tranh sau và hỏi, em biết loại nhạc cụ - HS quan sát nào trong 3 loại nhạc cụ trong tranh 5 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 -Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ - HS nghe và làm động - GV cho HS xem tranh và giới thiệu lại nhạc cụ sáo tác thổi sáo trúc : Sáo trúc thường được làm bằng thân cây trúc ,là nhạc cụ thổi hơi, có 6 lỗ bấm cách đều nhau, bấm theo hệ thống thất cung GỒM 7 NỐT(Do Re Mi Fa Sol La Si). - GV hướng dẫn cách cầm sáo trúc để thổi - HS nghe và làm động tác đánh trống - GV cho HS nghe lại đoạn nhạc độc tấu Sáo trúc -Gv cho HS nghe tiếng trống - HS lắng nghe và làm động tác chơi đàn vi-ô- lông - Giới thiệu nhạc cụ Vi-ô-lông : Đàn Vi-ô-lông hay còn gọi là vĩ cầm hoặc đàn Violin. Đây là một loại nhạc cụ thuộc bộ dây có kích thước khá nhỏ gọn, dùng 1 thanh vĩ có dây cước nhỏ để kéo tạo ra tiếng kêu - Hướng dẫn HS cách cầm đàn và vĩ kéo - HS thực hiện - HS nghe lại đoạn nhạc độc tấu vi-ô-lông 3. Luyện tập - Thực hành (8’) 6 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - GV gọi 4 HS thực hiện và mô phỏng lại : + HS 1 : Tiếng đàn vi-ô-lông, tiếng trống + HS 2 : Tiếng trống, tiếng sáo + HS 3 : Tiếng sáo, Tiếng đàn vi-ô-lông - HS lắng nghe, ghi nhớ. + HS 4 : Tiếng đàn vi-ô-lông, Tiếng trống, tiếng sáo - Vài nhóm HS thực hiện lại. 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) - GV nhắc lại nội dung của chủ đề và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, đọc nhạc tốt, tích cực, sáng tạo, Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài cho tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021 Âm nhạc 3 TIẾT 12: HỌC HÁT: BÀI NGÀY MÙA VUI (Lời 2) GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - HS hát đúng giai điệu và lời 2 bài hát sau đó hát tốt cả bài. - Biết gõ NC theo phách, nhịp, tiết tấu của bài hát. Vận động phụ họa bài hát. - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc như đàn Bầu, Nguyệt, Tranh - Thực hành, hiểu biết, cảm thụ, trình diễn, sáng tạo âm nhạc 2. Năng lực chung - Thực hành, hiểu biết, cảm thụ, trình diễn, sáng tạo âm nhạc - Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập. 3. Phẩm chất - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát. Bài giảng điện tử, máy tính. - Hình ảnh một số nhạc cụ dân tộc. 2. Học sinh: - SGK Âm nhạc 3, vở Âm nhạc. Thiết bị học tập: máy tính, điện thoại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') 7 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - GV gọi HS hát lại bài hát Ngày mùa vui - HS thực hiện - HS nhận xét. - GV đánh giá, giới thiệu nội dung bài học. - HS nghe 2. Hình thành kiến thức mới (15') * Hoạt động 1: Học hát: Bài Ngày mùa vui (Lời 2) - Gọi một HS hát lại lời 1 bài hát. - HS hát lời 1 - Trên cơ sở hát lời 1, động viên HS tự hát lời 2 tương tự - HS sáng tạo lời 1. - GV nhận xét, nhắc nhở HS lấy hơi đúng chỗ và hát - HS lắng nghe ngân nghỉ đủ phách. - Dạy HS hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. Chú - HS thực hiện theo ý luyến âm nắng, hội, có, ấm. hướng dẫn của GV - Vài HS hát lại lời 2. - HS hát - Yêu cầu HS hát lại cả bài. - GV nhận xét, sửa sai (nếu có). * Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc - Cho lớp quan sát tranh các nhạc cụ. GV giới thiệu tên, - HS quan sát hình dáng, tác dụng của các nhạc cụ. - Đàn Bầu: là nhạc cụ độc đáo của VN. Hình dáng có - HS lắng nghe, ghi nhớ hình hộp dài, phía trái có gắn 1 quả bầu và 1 cái cần dài làm hộp cộng hưởng, cần đàn nhỏ cong nổi với hộp cộng hưởng để ve, vuốt tiếng. Có 1 dây dùng móng gẩy . Thường dùng trong các dàn nhạc dân tộc, độc tấu, song tấu hay trong bộ môn chèo Âm thanh ngân nga, thánh thót, mang nét buồn man mát. NC này còn được gọi là Độc huyền cầm. - Đàn Nguyệt (Kìm): Hình dáng bầu đàn hình tròn như mặt trăng nên gọi là đàn nguyệt, cần đàn dài có 2 dây, dùng móng gẩy, thường hát trầu văn ở Bắc Bộ, hát Đờn ca tài tử ở Nam Bộ, dùng trong dàn nhạc dân tộc, độc tấu song tấu, chèo Âm thanh dày dặn tình cảm, da diết, đôi khi sôi nổi. - Đàn Tranh (Thập lục): Hình dáng hình thoi dài, có 16 dây, dùng móng gẩy. Âm thanh sáng, trong trẻo, tươi vui. Thường dùng ngâm thơ, độc tấu, hát trong các dàn nhạc dân tộc ? 3 nhạc cụ này có đặc điểm chung gì? - Là nhạc cụ của dân tộc VN, dùng trong các loại hình nghệ thuật như chèo, dàn nhạc dân tộc. Dùng móng gẩy. - Cho cả lớp đọc tên 3 NC vài lần. - Cho lớp nghe âm thanh của đàn Bầu, đàn Nguyệt, đàn - HS nghe Tranh Nhạc cụ dân tộc VN đa dạng và phong phú về thể loại 8 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 nhưng những NC được học ở tiết học này là những NC thông dụng phổ biến nhất được mọi người theo học nhiều và rất yêu thích. 3. Luyện tập - Thực hành (8’) - Hướng dẫn HS chia câu hát nối tiếp các câu hát và lời 1, - HS thực hiện luân lời 2. phiên - HS hát lại cả bài Ngày mùa vui kết hợp gõ đệm theo - HS hát phách và theo tiết tấu bài hát. - Vài HS thực hiện lại. - GV nhận xét. - Cho HS xem video hướng dẫn vận động theo giai điệu - HS quan sát, thực hiện bài hát, động viên HS sáng tạo động tác phụ họa cho bài hát. 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) ?ND bài hát? - Ca ngợi mùa lúa chín vàng và tình cảm vui tươi phấn khởi của mọi người dân được mùa thóc vàng đầy sân, ấm no hạnh phúc trên khắp bản làng. ?Em học được gì qua bài hát? - Em thêm yêu lao động chăm chỉ làm việc và học tập. - GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có - HS lắng nghe, ghi nhớ ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Nhắc các em về nhà xem lại các nội dung đã học. Chuẩn bị bài cho tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG (Nếu có): Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2021 Âm nhạc 4 TIẾT 15: HỌC HÁT : BÀI KHĂN QUÀNG THẮP SÁNG BÌNH MINH Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca bài hát. - Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm phụ hoạ. 2. Năng lực chung - Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập. 9 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 3. Phẩm chất - Giáo dục HS học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Giáo dục các em tình cảm yêu mái trường, thầy cô và bạn bè. Tự hào khi được mang trên vai chiếc khăn quàng tươi thắm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Máy tính, sách giáo khoa Âm nhạc 4, Bài giảng PP, Laptop. - Một số nhạc cụ gõ : Thanh phách, Song loan, mõ, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô 2. Học sinh: - SGK lớp 4, Vở tổng hợp. - Nhạc cụ gõ, Máy tính, Điện thoại thông minh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') - Gọi 1 Hs hát lại bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em. - HS hát - GV nhận xét, giới thiệu nội dung bài học. - HS nghe 2. Hình thành kiến thức mới (15') * GV giới thiệu: Các em là HS và là đội viên thiếu niên - HS nghe TP HCM bạn nào cũng muốn học giỏi chăm ngoan để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. NS Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài hát Khăn quàng thắp sáng bình minh để tặng các bạn HS. Chúng ta cùng học bài hát này nhé! * Học hát - GV cho HS nghe bài hát mẫu. - HS hát nhẩm theo giai - Chia câu : 10 câu , đánh dấu chỗ lấy hơi điệu - Đọc lời ca : 1 lần, luyện thanh. - HS đọc lời - GV hướng dẫn HS hát từng câu theo giai điệu móc xích đến hết bài. - Cho lớp hát nhiều lần các câu hát, ghép cả bài. - HS thực hiện - Vài HS hát khá hát lại bài hát. - GV nhận xét, sửa sai. - HS nghe 3. Luyên tập - thực hành (8’) - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách - HS quan sát thực hiện VD: Kìa có con chim non chim chơi ở sân trường x x xx x x xx ?Tiếng gõ đầu tiên rơi vào từ gì trong câu ? - Từ Kìa - Cho HS hát và gõ đệm nhiều lần. -Hát và vận động nhẹ nhàng: cho lớp đứng lên vận động - HS vận động nhẹ nhàng theo nhịp của bài hát. ? ND bài hát? - Nói về sự chăm chỉ học tập ngoan ngoẵn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập của các 10 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 bạn HS để luôn xứng danh đội viên TN TP HCM, là cháu ngoan Bác Hồ 4. Vận dụng – trải nghiệm: (5') - GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý - HS ghi nhớ thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Giáo dục các em tình cảm yêu mái trường, thầy cô và - HS lắng nghe, ghi nhớ. bạn bè. Tự hào khi được mang trên vai chiếc khăn quàng tươi thắm. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. Chuẩn bị bài cho tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG ( Nếu có) Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021 Âm nhạc 5 TIẾT 15: ÔN TẬP TĐN SỐ 3 KẾT HỢP GÕ ĐỆM KỂ CHUYỆN NGHỆ SĨ CAO VĂN LẦU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực âm nhạc - Đọc được bài TĐN số 3 và biết thể hiện cảm xúc theo tính chất, sắc thái ghi trên bản nhạc, biết gõ đệm với tiết tấu phù hợp. - Nêu được những nét chính về nghệ sĩ Cao Văn Lầu và bản Dạ cổ Hoài lang. 2. Năng lực chung - Thể hiện và cảm thụ giai điệu, tiết tấu, tính chất, sắc thái của bài TĐN, ứng dụng gõ đệm theo tiết tấu cho bài TĐN. - Thể hiện và cảm thụ được về tác giả, tác phẩm, nội dung câu chuyện, ứng dụng tập kể chuyện. - Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng đọc nhạc, kể chuyện luôn yêu đời, hướng tới cuộc sống vui tươi, yên bình và hạnh phúc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Máy chiếu, hình ảnh minh hoạ, thiết bị âm thanh, đàn, nhạc cụ gõ, nhạc cụ tự làm. - Một số hình ảnh tư liệu liên quan đến nhạc sĩ Cao Văn Lầu, câu chuyện âm nhạc. - Bài TĐN mẫu số 3 có tiết tấu. 2. Học sinh: - Tập bài hát lớp 5, Nhạc cụ gõ như thanh phách 11 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 - Thiết bị học tập: máy tính, điện thoại III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động - Kết nối (2') - Cho HS chơi trò chơi Thử làm ca sĩ - HS hiểu và tham gia trò chơi. 2. Luyện tập - Thực hành (8’) - HS quan sát bài TĐN số 3, nhắc lại: - HS trả lời. + Tên các nốt trong bài TĐN? + Các hình nốt có trong bài TĐN? - Treo bảng phụ ghi sẵn độ cao các nốt: Đô, Rê, Mi, - Luyện đọc cao độ các Son, La. nốt nhạc. - Cho HS đọc thang âm Đô- Rê- Mi- Son- La. - Gọi HS đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo - Thực hiện. tiết tấu của bài TĐN. - HS lắng nghe - HS nhận xét. - GV củng cố, đánh giá. 3. Hình thành kiến thức mới (15') - Mời 1 HS đọc câu chuyện trong SGK. - Cá nhân đọc cả lớp - Cho 1 HS đọc lại một lần nữa. nghe câu chuyện. - Đặt một số câu hỏi: + Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Quê ở đâu? - Trả lời câu hỏi. Có khả năng gì? + Tác phẩm này được viết trong hoàn cảnh nào? + Tại sao Cao Văn Lầu trở thành người nghệ sĩ nổi tiếng? - Cho HS luyện đọc câu chuyện. - Chia nhóm yêu cầu HS tóm tắt câu chuyện và tập kể chuyện tóm tắt theo tranh - GV Nhận xét, động viên khích lệ HS - Cho HS nghe bản Dạ cổ hoài lang - Cho HS nhắc lại ND câu chuyện. + Với lòng say mê, nghiêm túc học tập và tâm hồn nhạy cảm với âm nhạc, Cao Văn Lầu đã trở thành nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc dân tộc nói chung và ca nhạc cải lương nói riêng đặc biệt với bản 4. Vận dụng - Trải nghiệm (5’) Dạ cổ hoài lang. - Cho HS nhắc lại các nội dung của tiết học. + Ôn TĐN số 3, kể chuyện nghệ sĩ Cao Văn 12 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn
- Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Năm học 2021-2022 Lầu. - GV nhận xét tiết học và tinh thần học tập của HS. - HS lắng nghe. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài của tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU NỘI DUNG Bắc Sơn ngày 10 tháng 12 năm 2021 Ký duyệt . 13 GV: Nguyễn Thị Toan Trường Tiểu học Bắc Sơn