Đề tự luận kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Hóa học Khối 10A+10K - Trường THPT Marie Curie

docx 2 trang Phương Ly 06/07/2023 11440
Bạn đang xem tài liệu "Đề tự luận kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Hóa học Khối 10A+10K - Trường THPT Marie Curie", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_tu_luan_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_1_nam_hoc_2022_2023_mon_hoa.docx

Nội dung text: Đề tự luận kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Hóa học Khối 10A+10K - Trường THPT Marie Curie

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT MARIE CURIE MÔN HÓA HỌC – Khối 10A, 10K Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 02 trang) Học và tên học sinh . Số báo danh: . Cho nguyên tử khối của các nguyên tố H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Si = 28, P = 31, Cl = 35,5; K = 39, Ca = 40, Rb = 85, Sr = 88, Ag = 108, Cs = 133 A. LÝ THUYẾT: (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) a) Nguyên tử của nguyên tố Sulfur (S) có Z = 16. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của Sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. b) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Carbon (C) ở chu kì 2, nhóm IVA. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Carbon. Câu 2: (2,0 điểm) Cho 3 nguyên tố: F (Z = 9), S (Z = 16), Cl (Z = 17). Hãy sắp xếp tính phi kim của 3 nguyên tố trên theo chiều giảm dần. Giải thích. Câu 3: (1,0 điểm) Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình. Viết phương trình phản ứng tạo thành hợp chất có liên kết ion Magnesium chloride (MgCl2) từ các đơn chất (có biểu diễn chiều chuyển dịch electron). Câu 4: (1,0 điểm) Theo quy tắc octet, trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium). Áp dụng quy tắc octet, hãy viết công thức cấu tạo của hợp chất: C2H4, HNO3. Câu 5: (1,0 điểm) Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong phâ tử hãy dự đoán loại liên kết trong các phân tử: CaF2, NH3. Biết giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F = 3,98; N = 3,04; H = 2,20; Ca = 1,00 B. BÀI TOÁN: (3,0 điểm) Câu 6: (1,0 điểm) Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R có công thức RH4, được sử dụng làm tác nhân ghép nối để bám dính các sợi như sợi thủy tinh và sợi carbon. Oxide cao nhất của R chứa 53,3% oxygen về khối lượng, thường được dùng để sản xuất kính của sổ, lọ thủy tinh. Xác định tên của nguyên tố R. Câu 7: (2,0 điểm) Kim loại M thuộc nhóm IA trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc. Nguyên tố M tích lũy trong các tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt nguyên tố M cho cơ thể. Trang 1/2
  2. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều M có thể giảm nguyên cơ cao huyết áp và đột quỵ. Khi hòa tan hoàn toàn 7,8 gam kim loại M trong 200 mL dung dịch HCl 2M (dư) thì thu được dung dịch X và 2,479 Lit khí (điều kiện chuẩn) a) Xác định tên của kim loại M. 1 b) Lấy 2 dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được m gam kết tủa trắng. Tính m? HẾT Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn và tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2