Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Kiên Giang (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Kiên Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_ngu_van_nam_hoc_202.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Kiên Giang (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 10 môn Vân Chuyên năm 2021 Kiên Giang KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Sở GD&ĐT Kiên Giang NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề Ngày thi: 4/6/2021 I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu
- đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.185 NXB GD) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Các câu văn sau được liên kết với nhau bằng những phép liên kết và phương tiện liên kết nào? (1) Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. (2)Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Câu 3. (0,75 điểm) Qua lời tâm sự của anh thanh niên, lí do nào khiến anh cảm thấy hạnh phúc? Câu 4. (0,75 điểm) Em hãy nêu (ngắn gọn) về đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích trên. II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ quan niệm về hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của riêng em về hạnh phúc. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng
- Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, trr.56, NXB GD)
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Chuyên năm 2021 Kiên Giang I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự Câu 2: Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn trên là: - Phép nối: Đối với cháu. - Phép thế: “như thế” thay cho ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”. Câu 3: Qua lời tâm sự của anh thanh niên, lí do khiến anh cảm thấy hạnh phúc là khi được đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc chung của đất nước, công việc của anh góp vào cho sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Câu 4: Anh thanh niên trong đoạn trích hiện lên với các vẻ đẹp: - Tâm hồn thơ mộng, làm bạn với sách. - Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc. - Chân thành, cởi mở, hiếu khách. - Khiêm tốn, thành thật. II. LÀM VĂN
- Câu 1: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận trong bài: Hạnh phúc. Bàn luận vấn đề 1. Giải thích - Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó. - Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống. - Không có một định nghĩa rõ ràng nào cho việc hạnh phúc cụ thể là gì. Với mỗi giai đoạn lịch sử, với mỗi cá nhân lại có những định nghĩa hạnh phúc của riêng mình. - Mọi ước mơ về hạnh phúc đều đáng được trân trọng miễn là nó không dựa trên sự đố kị, mưu mô. 2. Biểu hiện của hạnh phúc - Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao: giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc, đưa đất nước sánh vai với bạn bè năm châu, - Hạnh phúc có thể đến từ những điều nhỏ bé, giản dị: được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học, được thấy nụ hoa hồng xinh xắn nở rộ trước hiên nhà, - Dù bằng cách nào, hạnh phúc của một người cũng rất đáng trân trọng. 3. Ý nghĩa của hạnh phúc
- - Thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân, làm cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. - Tạo cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống. - Tạo động lực để vượt qua những thách thức, mệt mỏi khó khăn và đạt được những niềm hạnh phúc mà bản thân khao khát. 4. Bài học - Bài học nhận thức: + Luôn mở rộng cửa trái tim để đón nhận những điều tốt đẹp. + Xác lập được cho bản thân mục tiêu hạnh phúc của bản thân. - Bài học hành động không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại giá trị của hạnh phúc. Câu 2: Dàn ý tham khảo 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải + Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
- + Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc. - Đoạn thơ là những vẻ đẹp của mùa xuân đất nước b) Thân bài * Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước - Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” + Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất + Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình + Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau. - Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ + Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước. Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước + Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng
- + Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ – Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc -> Cả đoạn thơ là lời ngợi ca chiến đấu và lao động, qua đó thể hiện tình yêu thiêng liêng cũng như niềm tin sáng ngời về một đất nước bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. c) Kết bài - Đoạn thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, và ngợi ca đất nước cao đẹp, anh hùng. - Với giọng trầm lắng và thiêng liêng, đoạn thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của đất nước mà còn thể hiện được sự trân quý với đất nước và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.