Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Trà Vinh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Trà Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_so_gd.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Trà Vinh (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Sở GD&ĐT Trà Vinh KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: Ngữ Văn PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề: [1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường. [2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím” khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây, - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn. (Theo Thu Phương, Baomoi.com) Đề 1: Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa các cầu trong đoạn văn [1]. Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Câu 3 (1.0 điểm). Hay là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn. Trong câu văn trên, từ “ôm” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của từ đó. 1
- Đề 2: Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2]. Câu 2 (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau: Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây, - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”, khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau: Câu 1 (2.0 điểm). Theo em, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được “Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa” (Abbe’ Pre’vost). Đáp án thi vào 10 môn Văn năm 2021 PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đề 1 Câu 1 (1.0 điểm). Phep liên kết: Phép lặp Từ ngữ liên kết: Smartphone Câu 2 (1 điểm) Thành phần phụ trú có vai trò làm trạng ngữ: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay. Câu 3: 2
- Trong câu văn trên, từ “ôm” nghĩa chuyển. Nghĩa là giới trẻ luôn giữ, cầm chiếc điện thoại không rời. Đề 2: Câu 1 (1.0 điểm). Phép liên kết về hình thức: phép lặp. Từ ngữ liên kết: smartphone Câu 2. Thành phần biệt lập phụ chú "- những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ." Câu 3. Biện phép tu từ điệp - "nghiện" PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: *Giới thiệu vấn đề: - Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập. - Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. *Bàn luận - Giải thích: điện thoại thông minh (smartphone) là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau. Về thực trạng - Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học: + Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó 3
- + Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy) Nguyên nhân - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người - Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình - Học sinh lười học, ý thức chưa tốt. - Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại Hậu quả - Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại - Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật. *Cách sử dụng điện thoại thông minh như thế nào là hợp lý • Sử dụng điện thoại cho những nhu cầu nghe, gọi, thư giãn, giải quyết công việc như đúng chức năng mà khi người khai sinh ra nó mong muốn. • Tự điều chỉnh khung thời gian biểu hợp lí để không quá chú tâm đến điện thoại, có thời gian thực hiện những vui chơi, giải trí lành mạnh khác. • Những trang mạng xã hội nên quản lí nội dung phù hợp với lứa tuổi của người dùng. • Người dùng điện thoại nhận thức điều quan trọng nhất là giữ gìn, xây đắp mối quan hệ yêu thương với những người thân chứ không phải những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội • Với những người lớn: kiểm soát, làm gương cho người nhỏ. Học sinh có thể đưa ra những giải pháp khác nhau, giáo viên tùy thuộc vào cách viết của học sinh để cho điểm. *Tổng kết lại vấn đề nghị luận. Câu 2: Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 4
- Các em tham khảo dàn ý sau đây I. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh. II. Thân bài 1. Tình cảm của cha con ông Sáu a. Trước khi bé Thu nhận cha -Tình cảm ông Sáu dành cho con: Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ. Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng "ba". Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con. - Tình cảm của bé Thu dành cho cha: Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má. Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba. Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải. Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt. b. Phần còn lại của câu chuyện - Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay. - Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông. 5
- - Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử. c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà - Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu. - Tượng trưng cho tình cha con bất tử. =>Tóm lại: Qua “Chiếc lược ngà",người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả - Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người. 2. Nghệ thuật truyện - Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le - Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. - Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng "tôi" có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc. - Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao. III. Kết bài: - Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh. - Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người. 6