Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Kiên Giang (Có đáp án)

doc 6 trang hatrang 9000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Kiên Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_so_gd.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Kiên Giang (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Kiên Giang KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2021 - 2022 Sở GD&ĐT Kiên Giang Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian ĐỀ CHÍNH THỨC giao đề Ngày thi: 17/6/2021 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Cảm nhận sự vất vả, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ đang nỗ lực, căng mình chống dịch Covid-19, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã sáng tác ca khúc “Bao la những trái tim hồng”; lời bài hát như sau: “Chờ ngày mai nắng lên Em ngước lên nhìn trời Gửi về nơi xa xôi Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời Nước mắt bao lần rơi Bao đau thương không nói thành lời Cầm tay nhau vượt qua đường xa Mong ngày buồn rồi sẽ chóng qua Yêu thương sẽ chữa lành vết thương Mơ ngày mai nắng lên trên khắp quê hương Cho đàn em thơ vui bước đến trường Những vòng tay yêu thương sẽ không còn cách xa Điệp khúc: Và điều đẹp nhất là có những tấm lòng Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông Vì tình yêu nguyện dâng hiến cho cuộc đời Để thế giới mênh mông, không bao la bằng những trái tim hồng" (Bao la những trái tim hồng, Nguyễn Phi Hùng - Nguồn Anh (Chị) đọc kỹ lời bài hát trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. (0,75 điểm). Câu 2. Trong câu "Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0.75 điểm).
  2. Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời”; phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. (1,5 điểm). II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh (Chị) hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống dịch Covid-19. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: “Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn - đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sống là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình”. (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam, tr.156)
  3. Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 Kiên Giang I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Câu 2. Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: thắp, xua tan Câu 3. - Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ - Tác dụng: + Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn + Nhấn mạnh niềm mong ước những ngày “bão giông”, những ngày tháng khó khăn phải đối diện với dịch bệnh sẽ qua đi để cuộc sống được trở lại tươi đẹp như trước. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. *Giới thiệu vấn đề: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19. *Bàn luận. phân tích 1. Giải thích: - Trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. => Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết. 2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm: - Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, chính phủ về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh,
  4. - Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm người khác. - Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể. + Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh , trách nhiệm của mỗi cá nhân đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ + Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”. + Tham gia ác hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn để đẩy lùi, chống dịch COVID-19. + Học sinh, sinh viên các trường đại học đeo khẩu trang, nước rửa tay thường xuyên. 3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm: - Mang lại hạnh phúc cho nhân loại. - Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn. - Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người. - Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra. + Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh . - Thành công trong công việc và cuộc sống 4. Phản đề: Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, đối xử tệ bạc với nhau 5. Liên hệ, rút ra bài học: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 *Kết thúc vấn đề: nếu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19
  5. - Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp - Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm. Câu 2. Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ " Ánh trăng ". - Giới thiệu khái quát về ba khổ thơ cuối 2. Thân bài Khổ thơ 1: tạo nên bước ngoặt làm chuyển hướng mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình + Hoàn cảnh được đẩy đến bước ngoặt khi tình huống bất ngờ xảy đến: Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn đinh tối om Đây là tình huống quen thuộc, rất thực, tình huống tạo nên tính bước ngoặt để tác giả bộc lộ và thể hiện chủ đề tác phẩm + Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “ phòng tối om” >< “vầng trăng tròn” + Người và trăng đối mặt thì tình xưa nghĩa cũ dâng lên, dường như “vầng trăng tròn vành vạnh” vẫn luôn chung thủy đứng chờ + Trăng xuất hiện đột ngột có sức rung động mạnh mẽ thức tỉnh lương tâm con người → khổ thơ quan trọng tạo nên tính bước ngoặt cho bài thơ cũng là hồi chuông làm thức tỉnh tình nghĩa, lương tâm của con người Khổ thơ 2: Hình tượng vầng trăng và dòng cảm xúc của tác giả Sự xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình “ ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể/ như là sông là rừng”
  6. - Chủ thể trữ tình lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng cũng chính là quá khứ đối diện với hiện tại, sự thủy chung tình nghĩa đối diện với sự bạc bẽo vô tình + Đối diện với vầng trăng tình nghĩa, con người dường như thức tình được sự thiện lương: nhìn sâu vào bản thân để thấy lỗi lầm, sự thay đổi của mình + Cuộc gặp gỡ không lời giúp con người tự soi chiếu vào chính mình Khổ cuối: thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý của tác giả + “trăng cứ tròn vạnh vạnh” biểu trưng cho sự chung thủy, nghĩa tình, trọn vẹn của thiên nhiên và quá khứ dù con người có thay đổi, vô tình + Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không trách cứ, oán hờn thể hiện sự bao dung, độ lượng của con người nghĩa tình + Sự im lặng khiến nhân vật trữ tình “giật mình” đây là sự thức tỉnh lương tâm rất đáng trân trọng + Câu thơ cuối cùng là sự âm hận, nỗi niềm tâm sự trở nên ám ảnh, day dứt → Sự cảnh tỉnh, nhắc nhở con người nhớ về quá khứ, về những điều ân tình thủy chung => Tổng kết: 3 khổ thơ chính là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc một thái độ sống một đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên - Uống nước nhớ nguồn 3. Kết bài - Khẳng định giá trị của ba khổ thơ cuối nói riêng và bài thơ nói chung - Tình cảm của em dành cho tác phẩm