Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Hải Dương (Có đáp án)

doc 6 trang hatrang 9180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Hải Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_so_gd.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Hải Dương (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Hải Dương KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Sở GD&ĐT Hải Dương NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Gian khổ nhất là lần ghi và bảo vệ lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Giữa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung ” (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 183) Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói với ai? Câu 2. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu văn: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chội lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung ”. Câu 3. (1,0 điểm): Nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trong đoạn văn trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): “Lời khen là một món quà tặng.” (Theo Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi, Andrew Matthews, NXB Thời đại, Hà Nội, 2013, trang 24) Từ câu nói trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về ý nghĩa của lời khen với lực lượng tuyển đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 ở nước ta hiện nay.
  2. Câu 2. (5,0 điểm): Phân tích cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 55, 56)
  3. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Hải Dương I. PHẦN ĐỌC - HIỂU Câu 1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh liên nói với ông họa sĩ Câu 2: Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa: • So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả. • Nhân hóa: chặt, quét. Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này. Câu 3. Nêu nhận xét ngắn gọn mà em suy nghĩ. Gợi ý: Anh thanh niên yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ có lẽ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu que hương đất nước, ước muốn đóng góp sức mình dựng xây đất nước. II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1. 1. Mở đoạn Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: ý nghĩa của lời khen với lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19. 2. Thân đoạn - Giải thích: Lời khen là gì? (là những lời nói khích lệ, cổ vũ, động viên người khác khi họ làm được những điều tốt hay đạt thành tích tốt ) - Ý nghĩa, giá trị của lời khen: • Chung (đối với mọi người): đem đến niềm vui, hạnh phúc, động lực tiếp tục cố gắng • Riêng (đối với lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19): thể hiện sự công nhận, ủng hộ những gì họ đã làm được - giúp họ có nguồn cổ vũ lớn về tinh thần, vượt qua những
  4. khó khăn, gian khổ, thiếu thốn và nguy hiểm, tiếp tục chiến đấu vững vàng, bảo vệ người dân và đất nước - Dẫn chứng (Lời khen thể hiện qua lời nói, bức thư video - khích lệ về tinh thần) - Phản đề (mặt trái vấn đề): Một số người ích kỉ, tiếc rẻ những lời khen ngợi dành cho lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19, luôn chê bai, tỏ ra không hài lòng → Cần khắc phục và thay đổi ngay - Giải pháp: • Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được những hi sinh, cống hiến to lớn, vĩ đại của lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 • Phê phán những kẻ chê bai, thể hiện sự thiếu tôn trọng, biết ơn với những người thuộc lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 - Liên hệ bản thân: • Em đã biết cảm ơn, khen ngợi những điều tuyệt vời mà lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch đã làm được hay chưa? • Nếu chưa em sẽ thay đổi như thế nào? • Nếu rồi thì em sẽ lan tỏa điều đó đến mọi người ra sao? 3. Kết đoạn Khẳng định lại vấn đề vừa bàn luận: Ý nghĩa, vai trò quan trọng, to lớn của những lời khen với lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Câu 2. a) Mở bài - Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải + Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
  5. + Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc. b) Thân bài * Mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông) + Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng + Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh” + Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời + Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả Từng giọt long lanh rơi ôi đưa tay tôi hứng + Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”. => Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng. * Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước - Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” + Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất + Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình
  6. + Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau. c) Kết bài - Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.