Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Đồng Tháp (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Đồng Tháp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_so_gd.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Đồng Tháp (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Đồng Tháp KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2020 - 2021 Sở GD&ĐT Đồng Tháp Môn: Ngữ Văn (Cơ sở) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 8/6/2021 Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !" Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, tr.115) a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên. c) Xác định và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu: Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói năng. Câu 2. (3,0 điểm) Jamson Chia chia sẻ: Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị. (Jamson Chia, Những bài học không có nơi giảng đường, Nguyễn Ngọc Ưu dịch, NXB Thanh niên, tr.34)
- Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp trong đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.128,129)
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Đồng Tháp Câu 1. a) Đoạn trích từ văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. b) Nội dung chính: Ngoại hình (vẻ đẹp ) của nhân vật tôi - Phương Định. c) Biện pháp tu từ: liệt kê: dài dài, màu nâu, hay nheo lại. Tác dụng: Khắc họa vẻ đẹp của đôi mắt cô gái Phương Định. Câu 2 (3đ); Dàn ý Nghị luận xã hội về sự nỗ lực 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói của Jamson Chia: "Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị". Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Giải thích Sự nỗ lực là nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã. b. Phân tích Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, lòng kiên trì chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.
- Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc. Người có lòng kiên trì luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến. Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison, d. Phản đề Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn, những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. 3. Kết bài Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của sự nỗ lực; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 3. 1. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí” của ông. + Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. + Bài thơ viết về hình tượng người lính đầy chân thực, đi cùng với đó là tình đồng chí, đồng đội vô cùng thiêng liêng, cao cả.
- 2. Thân bài * Vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tình cảm của những người lính - Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. - Vì nghĩa lớn, các anh sẵn sàng từ giã những gì gắn bó thân thương nhất: “ruộng nương”,”gian nhà”,”giếng nước”,”gốc đa” Họ ra đi để lại sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan của cuộc sống đời thường. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa.Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Gác tình tiêng ra đi vì nghĩa lớn, vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng và tự hào. - Người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ, sức khỏe giảm sút, song sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả. -> Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính, đùm bọc nhau trong những giây phút ốm đau, bệnh tật. -> Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. - Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. "Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá
- Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!" - Tuy có những khó khăn, thiếu thốn nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ Chính Hữu hình ảnh người lính hiện lên đôi khi mang đầy vẻ đẹp lãng mạn. Những điều này đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh gợi nhiều liên tưởng phong phú và sinh động: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo." -> Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả . 3. Kết bài - Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp. - Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.