Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT An Giang (Có đáp án)

doc 7 trang hatrang 30/08/2022 6500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT An Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_so_gd.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT An Giang (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Thể thơ lục bát Câu 2. • Thơm trong "thị thơm" là tính từ chỉ mùi thơm của một loại quả • Thơm trong "người thơm" đã được sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, ý chỉ một người có vẻ đẹp, phẩm chất tốt, trong sáng, xinh đẹp - tuyệt vời như mùi hương của quả thị. Câu 3. • Thị thơm thị giấu người thơm là truyện cổ tích Tấm Cám • Đẽo cày theo ý người ta là truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường Câu 4. Hai câu thơ giải thích lý do nhà thơ yêu truyện cổ nước mình, chính là vì những câu chuyện ấy vừa hay, dễ đọc, dễ hiểu, lại ẩn chứa những câu chuyện, bài học sâu xa về lòng nhân hậu, về tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa con người với con người. II. LÀM VĂN Câu 1 - Giới thiệu khái khái vấn đề nghị luận a. Truyện cổ tích * Khái niệm: - Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là
  2. loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. * Ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích: - Giúp trẻ được hòa nhập vào nhân vật, giúp các bạn hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. - Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. - Gửi gắm thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện, các bạn sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà. -> Qua đó, câu chuyện sẽ là những điều để học hỏi phẩm chất tốt đẹp hình thành cảm xúc và lòng nhân ái như lời dạy của cha ông. b. Truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người. Kết thúc sau mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều là những bài học mang tính chất luân lý có giá trị giáo dục về đạo rất cao, thậm chí còn mang cả ý nghĩa phê phán, đả kích chính trị sâu sắc. VD: Chuyện Đẽo cày giữa đường: sống cần có lập trường, * Rút ra bài học hành động và nhận thức, khẳng định các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam hay chính là "Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" là vô cùng chính xác * Liên hệ bản thân Câu 2.
  3. 1. Mở bài • Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiểu, rồi đến đoạn trích Chị em Thúy Kiều. • Đi vào vấn đề chính: bức chân dung hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân 2. Thân bài a. Bốn câu thơ đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều • Chỉ với hai câu thơ lục bát ngắn ngủi, tác giả đã giới thiệu được hai nhân vật và vị trí của hai người một cách đầy tự nhiên: “Đầu lòng hai ả tố nga- Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân” • "Mai cốt cách tuyết tinh thần”: bút pháp ước lệ gợi vẻ thanh cao duyên dáng, trong trắng của hai chị em thiếu nữ, đó là cốt cách như mai, tinh thần như tuyết • “Mối người một vẻ mười phân vẹn mười”: Mỗi người mang nét riêng nhưng cả hai đều tài đều sắc b. Bốn câu tiếp theo: gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân • Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái • Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc • Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc, • Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm c. 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều - “Kiều càng sắc sảo mặn mà”: khái quát đặc điểm của nhân vật - Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn”: gợi đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân ⇒ phẩm chất tinh anh của tâm hồn, trí tuệ - “Hoa ghen kém xanh”: Vẻ đẹp khiến thiên nhiên nổi giận ⇒ dự báo cuộc đời lắm truân chuyên
  4. - Không chỉ tả nhan sắc, Nguyễn Du còn nhấn mạnh vào sự tài năng của Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”: Kiều thông minh và đa tài • Tài năng của đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: hội tụ đủ cầm kì thi họa “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm” • “Cung thương làu bậc một trương”: Tác giả nhấn mạnh tài đàn của Kiều • “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”: Kiều còn giỏi sáng tác, khúc bạc mệnh của Kiều phải chăng là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm ⇒ Thúy Kiều là một nhân vật hiện lên với sự toàn tài 3. Kết bài • Khái quát những đặc sắc nghệ thuật đã được sử dụng để miêu tả chân dung chị em Thúy Kiều, Thúy Vân • Suy nghĩa, cảm nhận của em dành cho hai nhân vật trên và đoạn thơ được trích.
  5. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2021 - 2022 Sở GD&ĐT An Giang Môn: Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa thi 29/5/2021 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian chép đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiến độ trì Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2) Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. (Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, trang 203) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0,5 điểm) Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của từ thơm(1) và thơm(2) trong câu: Thị thơm thì giấu người thơm. (1,0 điểm) Câu 3. Cho biết tên hai truyện cổ mà tác giả gợi lên từ hai câu: Thị thơm thì giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta. (0,5 điểm)
  6. Câu 4: Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: (1,0 điểm) Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam để thấy được đó là: Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa qua đoạn trích sau từ Truyện Kiều: Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Một người một vẻ, mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một, hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tư trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
  7. (Ngữ văn 9, tập 1, )