Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 sách Cánh diều

docx 4 trang Tài Hòa 17/05/2024 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_10_sach_canh_dieu.docx

Nội dung text: Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 10 sách Cánh diều

  1. TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ ĐỀ 1 Câu 1 : Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào? A. Phản ánh lịch sử là gì. B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử. C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại. D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ. Câu 2 : Hiện thực lịch sử là gì? A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người. C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được. D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ. Câu 3: Nhận thức lịch sử là gì? A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua. B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau. C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử. D. Là những lễ hội lịch sử - văn hoá được phục dựng. Câu 4: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học? A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ. B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người. C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới. D. Quá khứ của toàn thể nhân loại. Câu 6: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học? A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng. C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
  2. Câu 7: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học? A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học. B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, C. Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại, D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước. Câu 8: Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử? A. Khách quan. C. Khách quan, trung thực. B. Trung thực. D. Nhân văn, tiến bộ. Câu 9: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử? A. Khách quan. C. Nhân văn, tiến bộ. B. Trung thực. D. Vì người lao động. Câu 10: G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng? A. Cần đảm bảo tính khách quan, trung thực tuyệt đối trong nghiên cứu lịch sử. B. Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối. C. Đòi hỏi khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử là điều không thể. D. Nhà sử học đều phải có gia đình, tổ quốc, tôn giáo của mình. Câu 11: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì? A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích. B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại. C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử. D. Gồm các phương pháp: lịch sử, lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành. Câu 12: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây? A. Sử liệu truyền miệng. C. Sử liệu chữ viết. B. Sử liệu hiện vật. D. Sử liệu gốc. Câu 13: Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào? A. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp. B. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu trực tiếp. C. Sử liệu hiện vật, sử liệu gián tiếp. D. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp, sử liệu chữ viết. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chọn ĐỀ 2
  3. Câu 1: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử? A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới. B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại, C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc. D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai. Đáp án: A Câu 2: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai A. tìm hiểu và học tập B. hiểu biết và vận dụng C. tìm hiểu và sáng tạo D. hiểu biết và tôn trọng Đáp án: B Câu 3: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch Sử? A. Học trên lớp. C. Tham quan, điền dã. B. Xem phim tài liệu, lịch sử. D. Học trong phòng thí nghiệm. Đáp án: D Câu 4: Tri thức lịch sử có vai trò? A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Đáp án: D Câu 5: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì? “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”. ADVERTISEMENT (Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101) “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. (Hồ Chí Minh, Lịch Sử nước ta, 1942) A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau. B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam. C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống. D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình. Đáp án: C Câu 6: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc B. Là điều kiện cơ bản, kiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa
  4. C. Cả A, B đều đúng D. Không có đáp án đúng Đáp án: C Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời? A. Lịch Sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử. B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai. C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá. D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị. Đáp án: A Câu 8: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: “Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó” A. Văn hóa B. Nghệ thuật C. Lịch sử D. Xã hội Câu 9: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: “Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về chính con người và xã hội loài người đó. Nhờ đó con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại”. A. Văn hóa B. Nghệ thuật C. Lịch sử D. Xã hội Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chọn Đấp án đề 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Chọn A B D D C C A C A Đáp án đề 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chọn D A B B A C D C D B D D A