Đề cương ôn thi môn Lịch sử 10

docx 4 trang hatrang 27/08/2022 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_lich_su_10.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Lịch sử 10

  1. Câu 1: Vì sao chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách bậc nhất của dân tộc Việt Nam? - Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa chứng tỏ nghệ thuật quân sự của người "anh hùng áo vải, cờ đào" Quang Trung - Nguyễn Huệ, đó là: Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ. - Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta đã đập tan sự xâm lược của 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn kinh thành Thăng Long - Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc. Câu 2: Tính chất, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? • Tính chất: - Tính chất: là cuộc CMTS đầu tiên ở Mĩ, diễn ra dưới hình thức là cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc - Là cuộc CMTS không triệt để vì chỉ mang lợi ích cho giai cấp tư sản, người dân không có một chút lợi ích nào. • Kết quả: - Tháng 9-1783, Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. - Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua thể chế Cộng hoà Liên bang, củng cố vị trí nhà nước mới. - Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Mĩ. • Ý nghĩa: - Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Đề cao quyền con người và quyền nhân dân. - Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Câu 3: Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? - Giữa thế kỉ 18, kinh tế 13 thuộc địa Bắc Mĩ phát triển mạnh theo hướng TB -Ở miền Bắc: thủ công nghiệp phát triển mạnh, các công trường thủ công sản xuất rượu, luyện kim đóng tàu được mở rộng. -Ở miền Nam: các đồn điền phát triển và mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu thuộc địa và xuất khẩu. - Chính phủ Anh tìm cách ngăn chặn, kìm hãm, không cho thuộc địa phát triển như cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh, ban thuế nặng nề, làm nền kinh tế thuộc địa bị tổn thương. → Mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Bắc Mĩ với Thực dân Anh. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh Câu 4: đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Thanh năm 1789. 1
  2. * Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh. - Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ. - So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn). - Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay. Trong 5 ngày đã giải phóng Thăng Long. - Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ. - Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 5: Đặc điểm chống Tống thời Lý. - Khi biết được âm mưu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt cùng lực lượng dân binh và tù trưởng ít người chủ động tiến công địch ở Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu bằng chiến thuật “Tiên phát chế nhân, đẩy địch vào thế bị động. Sau đó, chủ động rút về nước. - Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt tác chiến quân sự với kẻ thù. - Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu. Kết hợp đòn Tâm lí chiến bằng việc ngâm bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. - Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa” để hạn chế tổn thất, xây dựng quan hệ Việt – Tống tốt đẹp. Câu 6: Vai trò của Nguyễn Huệ. - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê –chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, căn bản hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. - Đóng góp to lớn cho Vương triều Tây Sơn, thực hiện nhiều biện pháp hợp lí góp phần ổn định đất nước, giữ vững nền độc lập đã đạt được. Câu 7: Lời hiểu dụ có nội dung và ý nghĩa như thế nào? - Khẳng định ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán của người Việt Nam (để tóc dài và nhuộm răng đen). - Nói lên ý chí quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc (đánh cho giặc không kịp trở tay, không kịp mặc manh giáp) - Khẳng định nước Nam anh hùng là nước đã có chủ quyền (đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ)  Lời hiểu dụ nêu lên mục đích ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn, thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc và đồng thời động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Câu 8: Nôi dung và ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kì ngày 4/7/1776 2
  3. • Nội dung - Tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh. - Chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập quốc gia đọc lập – Hợp chúng quốc Mĩ. • Ý nghĩa - Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Lần đầu tiên, các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. - Nguyên tắc về chủ quyền nhân dân được đề cao như một sự thách thức đối với chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ cùnh như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp lục địa Âu. • Hạn chế: không xoá bỏ chế độ nô lệ cùng với việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X - XV: • Về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược - Tất cả các tần lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó quý tộc vương hầu là hạt nhân. - Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt. - Được sự lãnh đạo tài tình của vua và tướng lĩnh với chiến thuật đúng đắn chuyển từ bị động sang chủ động, từ thế yếu sang thế mạnh • Về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân ngoại xâm - Đánh tan quân xâm lược hung hãn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. - Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định lại lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc. - Góp phần tô thắm thêm truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân đội ta. Câu 10: Tính đoàn kết của nhân dân với triều đình nhà Trần. - Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân. Chống giặc giữ nước chính là bảo vệ cuộc sống của nhân dân. - Truyền thống yêu nước sâu sắc không khuất phục trước kẻ thù, thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc. - Nhà Trần phát huy tính dân chủ qua hội nghị Diên Hồng, thống nhất ý chí toàn dân. - Triều đình nhà Trần mạnh, có nhiều chính sách tiến bộ làm cho nhân dân trên dưới đoàn kết một lòng, tin tưởng vào đường lối đánh giặc của nhà Trần, sẵn sàng đoàn kết với triều đình đánh giặc giữ nước. Câu 11: Đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. • Từ 1 cuộc chiến tranh ở địa phương( nổ ra tại Lam Sơn- Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến. • Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao . 3
  4. - Tư tưởng của “ Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh. “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo.” - Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa nhân đã “ thế đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước. Câu 12: So sánh rút ra những điểm khác giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV với cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn.( cấp vận dụng) - Bối cảnh đất nước: + Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê: đất nước đang gặp khó khăn, giặc Tống xúc tiến mưu đồ xâm lược. + Khởi nghĩa Lam Sơn: nhà Hồ tổ chức kháng chiến chống Minh thất bại, nước ta bị giặc Minh đô hộ tàn bạo. - Chiến thuật của ta: + Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê: chủ động xây dựng trận địa, lợi dụng địa hình địa thế + Khởi nghĩa Lam Sơn: tổ chức vây thành đánh thành, kết hợp tiêu diệt viện binh của kẻ thù *Kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: - Bối cảnh đất nước: + Kháng chiến chống Tống thời Lý: những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại VIệt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng (phía bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn, trong nước thì nông dân nổi dậy ở nhiều nơi). Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm giải quyết khủng hoảng. + Khởi nghĩa Lam Sơn: nhà Hồ tổ chức kháng chiến chống Minh thất bại, nước ta bị giặc Minh đô hộ tàn bạo. - Chiến thuật của ta: + Kháng chiến chống Tống thời Lý: chủ động mang quân vượt biên giới để phá thế mạnh của địch “tiên phát chế nhân”, chủ động xây dựng phòng tuyến, chủ động kết thúc chiến tranh. + Khởi nghĩa Lam Sơn: tổ chức vây thành đánh thành, kết hợp tiêu diệt viện binh của kẻ thù *Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần: - Bối cảnh đất nước: + Kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần: Nhà Trần mới thành lập trong thời gian chưa lâu đã phải liên tiếp 3 lần chống lại kẻ thù quân Mông – Nguyên, đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. + Khởi nghĩa Lam Sơn: nhà Hồ tổ chức kháng chiến chống Minh thất bại, nước ta bị giặc Minh đô hộ tàn bạo. - Chiến thuật của ta: + Kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần: Nhà Trần do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, vì vậy trong thời kì đầu luôn chủ trương phòng ngự tích cực đế đẩy kẻ thù vào thế khó khăn, thực hiện chiến thuật “vườn không nhà trống”. + Khởi nghĩa Lam Sơn: tổ chức vây thành đánh thành, kết hợp tiêu diệt viện binh của kẻ thù 4