Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2022_2023_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- ĐỀ THI OLYMPIC ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 (Thời gian làm bài 120 phút ) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm). Cho đoạn thơ sau: “Em yêu Tổ quốc của em Có đồng lúa biếc, có miền dừa xanh Có hoa thơm, có trái lành Có dòng sông soi bóng vành trăng yêu Bờ tre cõng tiếng sáo diều Khúc dân ca lại dặt dìu lời ru Bốn mùa là bốn câu thơ Ngọt ngào, nồng ấm giữa bờ ca dao [ ] Dọc ngang biết mấy nẻo đường Thắm trang sử Việt, rạng chương anh hùng Bao nhiêu chiến thắng lẫy lừng Làm nên Tổ quốc kiêu hùng hôm nay.” (Trích “Em yêu Tổ quốc của em” - Nguyễn Lãm Thắng) Câu 1 (1.0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 (1.0 điểm). Quan đoạn thơ, em cảm nhận được bức thông điệp nào của tác giả muốn gửi đến người đọc? Câu 3 (4.0 điểm). Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Bờ tre cõng tiếng sáo diều Khúc dân ca lại dặt dìu lời ru Bốn mùa là bốn câu thơ Ngọt ngào, nồng ấm giữa bờ ca dao”. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm). Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu Tổ quốc (đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi). Câu 2 (10.0 điểm). Có một ngọn núi uy nghi, điềm tĩnh, từ bao đời đứng đó. Và dưới chân núi, một dòng suối nhỏ ngày đêm chảy róc rách, đi du lịch khắp mọi miền nên kiêu căng, hợm hĩnh. Em hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện về hai nhân vật này. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 Phần I: Đọc hiểu (6.0 điểm). Biểu CÂU ĐÁP ÁN điểm - Thể thơ lục bát 0,5 1 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 0,5 - Thông điệp: + Biết yêu mến trân trọng, tự hào về vẻ đẹp và truyền thống 0,5 của quê hương, đất nước. 2 + Biết bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống lịch 0,5 sử hào hùng của cha ông bằng những việc làm tốt đẹp ý nghĩa. - Nhân hóa: cõng (tiếng sáo diều), dặt dìu (lời ru) 1,0 - So sánh: Bốn mùa là bốn câu thơ - Ẩn dụ: ngọt ngào, nồng ấm 3 - Tác dụng: làm cho câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. 3,0 + Hình ảnh tổ quốc vừa cụ thể gần gũi vừa gắn bó thân thương với tất cả mọi người. + Thể hiện tình yêu Tổ quốc của nhà thơ Phần II: Tạo lập văn bản (14.0 điểm) a. Viết đúng hình thức đoạn văn b. Nội dung: thể hiện rõ tình yêu Tổ quốc. c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau : 4.0 - Giải thích: Lòng yêu Tổ quốc là một trong những tình cảm 1 cao quý của con người và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (0,5 điểm) - Bàn luận chứng minh (3.0 điểm) + Yêu gia đình, yêu người thân + Yêu thiên nhiên, yêu xóm làng, miền quê + Quý trọng những truyền thống quý báu mà cha ông ta để lại
- + Bảo vệ từng mảnh đất thiêng liêng của cha ông + Tỉnh táo nhận ra âm mưu của các thế lực thù địch - Liên hệ : Là thế hệ trẻ đang gánh vác trọng trách to lớn mà lịch sử giao phó, hãy làm sao để xứng đáng với thế hệ cha ông. (0,5 điểm) (GV linh hoạt căn cứ vào cách trình bày đúng vấn đề, diễn đạt mạch lạc để cho HS điểm) Viết bài văn tự sự tưởng tượng 1.Yêu cầu về hình thức - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lựa chọn ngôi kể phù hợp, lời thoại hợp lý; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài. - Xác định đúng vấn đề tự sự: Câu chuyện giữa Ngọn Núi và Dòng Suối. 2.Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể có nhiều cách xây dựng cốt truyện nhưng câu chuyện kể phải thể hiện một ý nghĩa, một bài học nào đó trong cuộc sống. Có thể triển khai bài viết theo hướng sau: a.Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể 1,0 b.Thân bài: 8,0 * Không gian, cảnh vật (1.0 điểm) 2 - Mùa xuân, trăm hoa đua nở, chim hót líu lo, cảnh vật tràn trề một sức sống mới. - Một Ngọn Núi sừng sững, uy nghi đứng đó từ bao đời nay. - Dưới chân núi, Dòng Suối róc rách chảy ngày đêm. * Diễn biến cuộc trò chuyện của Ngọn Núi và Dòng Suối (6.0 điểm) - Dòng Suối tỏ ra kiêu căng, hợm hĩnh, xem thường Ngọn Núi lúc nào cũng chỉ nghĩ đến công việc, suốt đời chôn chân tại chỗ, không được đi đâu. Dòng Suối tự hào về công việc của mình là đem nước cung cấp cho vạn vật, được đi ngao du khắp mọi miền - Ngọn Núi điềm tĩnh, ôn tồn nói về công việc của mình là giúp sức tiếp nước cho cây cối, tích trữ chất màu mỡ để nuôi cho cây cối xanh tươi; che chở cho thôn làng; đem lại vẻ đẹp cho quê hương.
- - Rồi mùa xuân qua đi, mùa hè lại tới. Chưa bao giờ hạn hán lại kéo dài đến thế. Mặt trời chói chang như quả cầu lửa hun nóng tất thảy mọi vật và cây cối rũ xuống. Hoa không còn nở, chim chẳng còn hót. Dòng Suối cảm thấy mệt mỏi chẳng còn đủ sức mà rong chơi nữa. Một ngày kia, nó hốt hoảng nhận ra rằng mình đang ngày một cạn kiệt đi. Nó ngước nhìn lên ngọn núi sừng sững. Một màu xanh vẫn phủ kín, trông mới tràn trề sức sống làm sao! * Kết thúc câu chuyện (1.0 điểm) Dòng Suối chợt nép mình vào chân núi và cảm thấy mình thật bé nhỏ. c.Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết 1,0 - Không nên kiêu căng, tự phụ. - Dù trong hoàn cảnh nào cũng cần có lòng khiêm tốn; không được coi thường người khác. Điểm toàn bài lấy đến 0,25 điểm. Học sinh có cách sáng tạo khác, đúng vẫn cho điểm tối đa.