Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Thành phố Hà Nội môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

docx 2 trang hatrang 12490
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Thành phố Hà Nội môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_thanh_pho_ha_noi_mon_hoa_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Thành phố Hà Nội môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 Môn : HOÁ HỌC Ngày thi: 13/01/2021 Bài I (4 điểm) 1. Hình vẽ dưới đây mô tả phương pháp điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm: a) Tại sao không dùng dung dịch H2SO4 thay cho dung dịch HCl? b) Để thu được khí CO2 tinh khiết, phải cho dòng khí thu được lần lượt qua bình 1 và bình 2 đựng chất gì? Giải thích? 2. Cho các chất: NaHCO3; Al(OH)3; KHSO4; NH4HCO3 lần lượt tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Viết các PTHH xảy ra. Bài II (4 điểm) 1. Viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Hoà ta FeCl2 vào nước rồi thêm H2SO4 loãng dư, sau đó thêm dung dịch KMnO4 dư thấy có khí màu vàng lục thoát ra. b) Hoà tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được khí X mùi hắc và dung dịch Y. Sục khí X vào dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4 đều thấy các dung dịch này bị nhạt màu. 2. Axit sunfuric đặc có tính háo nước, nó có thể lấy nước từ 1 số hợp chất hữu cơ. Trong quá trình than hoá saccarozơ (C12H22O11) có hình thành hỗn hợp X gồm 2 khí. a) Viết PTHH giải thích sự hình thành hỗn hợp khí X. b) Trình bày phương pháp hoá học chứng minh sự có mặt của các khí có trong hỗn hợp X. c) So sánh quá trình làm khô và quá trình than hoá bằng H2SO4 đặc. Bài III (4 điểm) 1. Cho 27,92 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, KHCO3 và KCl tác dụng hết với 350 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí Z (đktc). Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. Viết PTHH xảy ra và tìm giá trị của m. 2. Cho 31,2 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 với tỉ lệ mol 1: 1 tan hết trong dung dịch H 2SO4 loãng, vừa đủ thu được dung dịch X. Cho m gam Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thu lấy phần dung dịch (dung dịch Y). Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 30 gam chất rắn T. Tìm giá trị của m. Bài IV (4 điểm) 1. Từ nước, oleum (H2SO4.3SO3) và các dụng cụ cần thiết, trình bày cách pha chế 100g dung dịch H2SO4 19,6%
  2. 2. Hòa tan hết 34,6 gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và a mol khí H2. Dẫn từ từ đến dư khí CO 2 vào dung dịch Y, số mol BaCO3 thu được phụ thuộc vào số mol CO2 được biểu diễn như đồ thị hình bên. Nếu cho 34,6 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch H2SO4 0,4M và HCl 0,6M thì sau phản ứng thu được dung dịch Z có khối lượng tăng m gam so với dung dịch ban đầu. Tìm giá trị của m Bài V (4 điểm) 1. Hòa tan m1 gam hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước thu được dung dịch Y chứa hai chất tan có tỉ lệ về số mol là 1 : 2. Cho từ từ V ml dung dịch Ba(OH) 2 2M vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m 2 gam kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 0,02 mol một chất tan duy nhất. Tính m1, m2 và V. 2. Nung 3,552 gam một muối X trong bình kín. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được các sản phẩm khí, hơi và 0,96 gam một oxit kim loại (khi nung kim loại có hóa trị không đổi). Hấp thụ hết sản phẩm khí và hơi ở trên bằng 100 gam dung dịch KOH 1,344% thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,363%. Xác định công thức phân tử của muối X.