Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn

docx 6 trang hatrang 24/08/2022 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn

  1. TRƯỜNG THCS CẦU DIỄN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: HÓA HỌC 9 Họ và tên: Lớp: I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của phi kim, clo, cacbon và silic. 2. Tính chất của các loại hợp chất của cacbon. 3. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 4. Khái niệm và cấu tạo của các hợp chất hữu cơ 5. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của methane, ethene. 6. Ứng dụng của methane, ethene. II. TỰ LUẬN Dạng 1: Xác định hiện tượng – Viết PTHH của phản ứng Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): (1) (1) (3) (4) (5) a) MnO2  Cl2  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3. Nước Javen HCl → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO (1) (2) (3) (4) b) CH4  CO2  Ca(HCO3)2  CaCl2  Ca(NO3)2 CH3Cl Dạng 2: Xác định CTHH của kim loại Câu 2: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại X sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Xác định kim loại X? Câu 3: Một hợp chất khí của R với hiđro có công thức RH 3. Trong đó R chiếm 91,1765% theo khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kỳ mấy, nhóm mấy? Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp 17,4g M2CO3 và CaCO3. Đến khi phản ứng kết thúc thu được 8,6g chất rắn và V lít khí CO2 (đktc). Xác định V và kim loại M. Dạng 3: Tính theo PTHH Câu 5: Cho 3,36 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là bao nhiêu? Câu 6: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) đi qua 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? Câu 7: Người ta cần dùng 7,84 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe 2O3 ở nhiệt độ cao. Xác định thành phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch M thu được khối lượng muối khan là bao nhiêu? Câu 9: Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol metan là (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)? Câu 10: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và etilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 2,8 gam. Xác định thành phần phần trăm về thể tích của etilen trong hỗn hợp ban đầu? 1
  2. III. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái A. lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. rắn, lỏng, khí. Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường A. S, P, N2, Cl2. B. C, S, Br2, Cl2. C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, Cl2, N2, O2. Câu 3: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit A. S, C, P. B. S, C, Cl2. C. C, P, Br2. D. C, Cl2, Br2. Câu 4: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với A. hiđro hoặc với kim loại. B. dd kiềm. C. dd axit. D. dd muối. Câu 5: Dãy các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là A. C, Br2, S, Cl2. B. C, O2, S, Si. C. Si, Br2, P, Cl2. D. P, Si, Cl2, S. Câu 6: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần A. Br, Cl, F, I. B. I, Br, Cl, F. C. F, Br, I, Cl. D. F, Cl, Br, I. Câu 7: Clo là chất khí có màu A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh. Câu 8: Clo tác dụng với dung dịch natri hiđroxit A. Tạo thành muối natri clorua và nước. B. Tạo thành nước javen. C. Tạo thành hỗn hợp các axit. D. Tạo thành muối natri hipoclorit và nước. Bài 9: Mô hình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm được cho như hình vẽ bên (Hình 1). Quy trình thí nghiệm xảy ra như sau: - Nhỏ từ từ dung dịch (1) xuống bình cầu có chứa chất rắn màu đen (2). - Đun nóng hỗn hợp thì thoát ra khí clo (màu vàng lục). - Khí clo sinh ra di chuyển theo hệ thống bình (3); (4); (5). - Tại bình số (5), khí clo được giữ lại. - Để tránh việc clo thoát ra ngoài không khí, người ta tẩm vào (6) dung dịch T. Vậy (6) là: A. HCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 10: Nước clo có tính tẩy màu vì A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu. B. clo hấp phụ được màu. C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu. D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học. Bài 11: Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là A. quì tím ẩm B. dd NaOH C. dd AgNO3 D. dd brom 2
  3. Câu 12: Các dạng thù hình của cacbon là : A. than chì, cacbon vô định hình, vôi sống. B. than chì, kim cương, canxi cacbonat. C. cacbon vô định hình, kim cương, canxi cacbonat. D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình. Câu 13: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm: A. mặt nạ phòng hơi độc. B. ruột bút chì, chất bôi trơn. C. mũi khoan, dao cắt kính. D. điện cực, chất khử. Câu 14: Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là: A. CuO, CaO, Fe2O3. B. PbO, CuO, ZnO. C. Fe2O3, PbO, Al2O3. D. Na2O, ZnO, Fe3O4. Câu 15: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là: A. CaCO3, BaCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3. B. BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3. C. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3. D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3. Câu 16: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là: A. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3. B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3. C. K2CO3, KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2. D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3. Câu 17: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch: A. HNO3, KHCO3. B. Ba(OH)2, Ca(HCO3)2 C. Na2CO3, CaCl2. D. K2CO3, Na2SO4. Câu 18: Đun nóng m gam Silic trong oxi dư thu được 5,34 gam silic đioxit. Giá trị của m A. 1,869 gam. B. 2,492 gam. C. 3,738 gam. D. 1,246 gam. Câu 19: Công nghiệp silicat gồm A. sản xuất đồ gốm, thủy tinh. B. sản xuất xi măng. C. sản xuất silic. D. sản xuất đồ gồm, thủy tinh, xi măng. Câu 20: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần. B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần. C. tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. Câu 21: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ? A. K, Na, Li, Rb. B. Li, K, Rb, Na. C. Na, Li, Rb, K. D. Li, Na, K, Rb. Câu 22: Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là A. O, F, N, C. B. F, O, N, C. C. O, N, C, F. D. C, N, O, F. Câu 23: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. chu kỳ 3, nhóm II. B. chu kỳ 3, nhóm III. C. chu kỳ 2, nhóm II. D. chu kỳ 2, nhóm III. Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh. B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu. C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh. D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu. Câu 25: Trong chu kỳ 3, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu. B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh. C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh. D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu. Câu 26: Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 10. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ? A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 10+ B. Nguyên tử X cuối chu kỳ 2. 3
  4. C. X là một khí hiếm. D. X là 1 kim loại hoạt động yếu. Câu 27: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố A. cacbon B. hiđro C. oxi D. nitơ Câu 28: Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ ? A. C2H5Cl B. CH4 C. CO2 D. CH3COONa Câu 29: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? A. C2H6, C4H10, CH4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2 Câu 30: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. C2H6O, C2H4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4O. C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2 Câu 31: Trong các chất sau: CH4, CO, C2H6, K2CO3, C2H5ONa, CH3Cl có A. 3 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ. B. 5 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vô cơ. C. 4 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vơ cơ. D. 2 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ. Câu 32: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong C2H6O là A. 52,2%. B. 55,2%. C. 13,0%. D. 34,8% Câu 33: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên. B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống Câu 34: Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 21. Công thức phân tử của X là A. C4H8 B. C3H8 C. C3H6 D. C6H6 Câu 35: Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là A. I. B. IV. C. III. D. II Câu 36: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh. C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh Câu 37: Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào? A. C3H7Cl B. CH3Cl C. C3H6Cl2 D. C2H5Cl Câu 38: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết A. thành phần phân tử. B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác. Câu 39: Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là A. 10. B. 13. C. 14. D. 12 Câu 40: Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Cl , có số công thức cấu tạo là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2 Câu 41: Đốt cháy metan bằng khí oxi. Hỗn hợp nổ mạnh khi tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi là A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi. B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi. 4
  5. C. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi. D. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi. Câu 42: Có các công thức cấu tạo sau: Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất ? A. 3 chất. B. 2 chất. C. 1 chất. D. 4 chất Câu 43: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Trong hợp chất hữu cơ luôn luôn có nguyên tố cacbon B. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV. C. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử D. Trong hợp chất hữu cơ, oxi có hóa trị I hoặc II Câu 44: Tính chất vật lí cơ bản của metan là A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước. B. chất khí, màu vàng lục, tan nhiều trong nước. C. chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, ít tan trong nước. D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. Câu 45: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng tách. D. phản ứng trùng hợp. Câu 46: Đốt cháy hợp chất hữu cơ nào sau đây thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O? A. CH4 B. C4H6 C. C2H4 D. C6H6 Câu 47: Khí metan có lẫn khí cacbonic. Để thu được khí metan tinh khiết cần A. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư. B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong. C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4. D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom dư. Câu 48: Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 49: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là A. 50% và 50%. B. 75% và 25%. C. 80% và 20%. D. 40% và 60%. Câu 50: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol metan, thể tích khí CO2 (đktc) thu được là A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 8,96 lít. Câu 51: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2. Câu 52: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có A. hai liên kết đôi. B. một liên kết đôi. C. một liên kết đơn. D. một liên kết ba. Câu 53: Etilen có tính chất vật lý nào sau đây? A. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí. B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. C. là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. 5
  6. D. là chất khí không màu, mùi hắc, tan trong nước, nặng hơn không khí Câu 54: Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là A. phản ứng cộng với dung dịch brom. B. phản ứng thế với brom khi chiếu sáng. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước. Câu 55: Khí metan có lẫn một lượng nhỏ khí etilen. Để thu được metan tinh khiết, ta dẫn hỗn hợp khí qua A. dung dịch brom. B. dung dịch phenolphtalein. C. dung dịch axit clohidric. D. dung dịch nước vôi trong. Câu 56: Phản ứng đặc trưng của khí etilen là A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy. Câu 57: Trùng hợp 1 mol etilen (với hiệu suất 100%) ở điều kiện thích hợp thì thu được khối lượng polietilen là A. 7 gam. B. 14 gam. C. 28 gam. D. 56 gam. Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí etilen ở đktc cần dùng lượng oxi (ở đktc) là A. 11,2 lít. B. 16,8 lít. C. 22,4 lít. D. 33,6 lít. Câu 59: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. CH4. B. C2H4. C. CH3 – CH3. D. CH3 – CH2 – CH3. Câu 60: Để chuyển 8,4 gam Fe thành Fe3O4 thì thể tích khí oxi (đktc) cần dùng là: A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Hết Chúc các con ôn tập tốt! 6