Đề thi học kì II môn Hóa học 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 3 trang hatrang 6640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Hóa học 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_9_nam_hoc_2021_2022_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Hóa học 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 9 NĂM 2021 - 2022 Mức độ nhận thức Vận dụng ở Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng mức cao Tổng hơn TN TL TN TL TN TL TN TL CHƯƠNG - Số thứ tự của chu kì. 3: Phi kim – - Sự biến đổi tính kim Sơ lược về loại, phi kim trong bảng tuần một nhóm. 2(1) hoàn các 10% NTHH. Số câu 2 câu Số điểm 1 Tỉ lệ 10 % - Chỉ ra các hợp chất - Tính theo PTHH. CHƯƠNG hữu cơ. - Tính chất của các 4 : Hirocacbon. Hiđrocacbo - Viết PTHH thực 4(3,5) n – Nhiên hiện dãy chuyển 35 % liệu. hóa. Số câu 1 câu 2 câu 1 câu Số điểm 0,5 1 2 Tỉ lệ 5% 10% 20% CHƯƠNG : - Xác đinh - Tính toán theo Dẫn xuất - Nhận biết các dẫn công thức PTHH. 4(5,5 ) của xuất của phân tử hợp . 55% Hidrocacbo Hidrocacbon. chất hữu cơ. n - Polime. Số câu 1 1 câu 1 câu 1 câu Câu Số điểm 0,5 1,5 2,5 1 Tỉ lệ 5% 15% 25% 10% 3(1,5 ) 3(1,5) 2(3,5) 1(2,5) 1(1) Tổng 2(1,5) 5(5) 1(2,5) 1(1) 10(10) 15% 50% 25% 10% 100%
  2. ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng:( Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Số thứ tự của nhóm cho biết: A. Số electron lớp ngoài cùng C. Kí hiệu hóa học và tên nguyên tố B. Số lớp electron D. nguyên tử khối của nguyên tố Câu 2: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì: A. Tính kim loại và tính phi kim đều giảm. B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. C. Tính kim loại và phi kim đều tăng. D. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. Câu 3: Dãy đều gồm các hợp chất hữu cơ là: A. CH4, C2H6O, CaO C. CH3COONa, CaCl2, C2H5Cl B. CH3COOH, HCl, CH3OH D. C2H6O, C6H12O6, C12H22O11 Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 32,5 gam Zn trong 200 g dung dịch CH3COOH a%, vừa đủ. Giá trị của a là A. 15 % C. 45 % B. 30 % D. 60% Câu 5: Dẫn từ từ 4,48 lít ( ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 qua dung dịch Brom dư, thấy khối lượng Brom phản ứng là 16 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của CH4, C2H4 trong hỗn hợp X là: : A. 25% và 75% C. 50 % và 50% B. 75% và 25% D. 40 % và 60% Câu 6: Có ba dung dịch : rượu etylic, axit axetic, glucozơ. Để phân biệt ba dung dịch trên cần dùng : A. Quỳ tím, Ag2O trong dung dịch Amonniac C. Zn, NaOH B. NaOH, Ag2O trong dung dịch Amoniac D. NaOH, quỳ tím. Phần II : Tự Luận ( 7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (4) (5) CH4  C2H2  C2H4  CH3–CH2–OH  CH3–COOH  CH3–COOC2H5 Câu 2: (1,5 điểm) Có 3 lọ không nhãn đựng 3 dung dịch không màu: hồ tinh bột, glucozơ, saccarozo. Hãy nêu cách nhận biết các chất trên bằng phương pháp hóa học. Câu 3: (2,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 11,3 g hốn hợp A gồm Mg, Zn trong 200 g dung dịch CH3-COOH nồng độ a % ,vừa đủ tạo thành dung dịch A; 6,72 lít khí Hidro ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy: a, Viết phương trình hóa học của phản ứng trên ? b, Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu? c, Tính nồng độ phần trăm của dung dịch CH3-COOH đã dùng và dung dịch muối thu được sau phản ứng? Câu 4 (1,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ A thu được 17,6 g khí CO2 và 9 g H2O. Biết phân tử chất A chỉ chứa một nguyên tử oxi trong phân tử và tác dụng được với Natri giải phóng H2. Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của A. (Biết H=1;C=12;O=16;S=32, Cl =35,5; Mg = 24; Fe = 56, Zn=65) Hết đề
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B D B C A Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) : - Hoàn thành mỗi PTHH 0,4 điểm Câu 2: (1,5 điểm) - Trích mẫu thử và đánh số thứ tự (0,25 điểm) - Dùng dung dịch Iot để nhận ra hồ tinh bột ( 0,5 điểm) - Dùng Ag2O trong dung dịch Amoniac nhận ra Glucozơ (0,5 điêm) - Chất còn lại là Saccarozo. (0,25 điểm) Câu 3: (2,5 điểm) a. PTHH: Zn + 2CH3-COOH → (CH3-COO)2Zn + H2 (0,25 điểm) Mg + 2CH3-COOH → (CH3-COO)2Mg + H2 (0,25 điểm) b. %mMg=42,5%; %mzn = 57,5% (1 điểm) c. 18 % ; 13,5 %; 8,7% (1 điểm) Câu 4: (1 điểm) CTPT : C4H10O.