Đề thi học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề 703
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề 703", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_12_ma_de_703.doc
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề 703
- Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số cao nhất? A. Ninh Bình. B. Hà Nam. C. Thái Bình. D. Nghệ An. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp Biển Đông? A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Quảng Nam. D. Kon Tum. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây của Đông Nam Á vừa là thời cơ, vừa thách thức đối với phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta? A. Nền kinh tế phát triển năng động. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Có chung Biển Đông rộng lớn. D. Đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa phương nào sau đây có biên độ nhiệt năm lớn nhất? A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Đồng Hới. D. Thanh Hóa. Câu 6: Yếu tố nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc? A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế. B. Có các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. C. Phía tây tập trung các dãy núi trung bình. D. Địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có chung đường biên giới với Lào và Campuchia? A. Đăk Lăk B. Gia Lai. C. Kon Tum. D. Quảng Nam. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hậu thuộc lưu vực của hệ thống sông nào sau đây? A. Thu Bồn. B. Đà Rằng. C. Đồng Nai. D. Mê Công. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, cho biết cánh cung Đông Triều thuộc vùng núi nào sau đây? A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 10: Sự hình thành đất cát của đồng bằng ven biển miền Trung chủ yếu là do tác động của A. biển. B. khí hậu. C. sông ngòi. D. địa hình. Câu 11: Nước ta chung sống hòa bình, đoàn kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á là nhờ A. sự tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội. B. có vị trí liền kề với lục địa và đại dương. C. giao thoa nhiều nền văn hóa, tôn giáo lớn. D. có mối giao lưu từ lâu đời và sự hội nhập. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết phần lãnh thổ phía Bắc có mấy phân khu địa lí động vật? A. 6. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 13: Hiện tượng cát bay, cát chảy xảy ra nghiêm trọng ở khu vực nào sau đây của nước ta? A. Vùng ven biển Nam Bộ. B. Vùng ven biển Bắc Bộ. C. Vùng ven biển miền Trung. D. Vùng ven biển Đông Nam Bộ. Câu 14: Hậu quả nào sau đây không phải do ảnh hưởng chủ yếu của các cơn bão khi đổ bộ vào nước ta? A. Sa mạc hóa các đồng bằng. B. Nhiễm mặn các vùng ven biển. C. Đồng bằng ven biển bị ngập lụt. D. Tàn phá các công trình, nhà cửa. Trang 1/3 - Mã đề thi 703
- Câu 15: Phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta có mùa đông lạnh là do A. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. C. địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích. D. hướng chạy địa hình có tác dụng hút gió. Câu 16: Phần lãnh thổ nào sau đây của nước ta có biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt? A. Phần lãnh thổ phía Nam. B. Phần lãnh thổ phía Bắc. C. Phần lãnh thổ phía Đông. D. Phần lãnh thổ phía Tây. Câu 17: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TẠI CẦN THƠ, VIỆT NAM Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình ngày 25,0 25,8 27,1 28,3 27,7 27,0 26,7 26,6 26,6 26,7 26,6 25,4 (°C) Lượng mưa, 9 2 8 40 177 218 228 240 261 321 133 38 (mm) (Nguồn: Wikipedia.org) Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa cả năm của Đà Lạt lần lượt là A. 25,4°C và 139,5mm. B. 319,2°C và 139,5mm. C. 3,1°C và 139,5mm. D. 26,6°C và 1675mm. Câu 18: Tại các đứt gãy sâu của khu vực miền núi nước ta thường có nguy cơ A. đất trượt, đá lở. B. phát sinh động đất. C. lũ quét, xói mòn. D. phun trào núi lửa. Câu 19: Nhận định nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm của sinh vật ở nước ta? A. Loài ôn đới phân bố ở núi cao. B. Loài ôn đới phân bố phía Bắc. C. Loài nhiệt đới chiếm ưu thế. D. Chủ yếu là loài cận xích đạo. Câu 20: Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta, tỉ lệ trẻ em có xu hướng giảm, tỉ lệ người già tăng thể hiện sự A. già hóa dân số. B. đa dạng dân số. C. trẻ hóa dân số. D. phân bố dân cư. Câu 21: Biện pháp hàng đầu trong việc bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là A. cấm khai thác rừng trên các đảo, vùng đất có độ dốc lớn. B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. C. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật ở các vườn quốc gia. D. duy trì, phát triển độ phì nhiêu và chất lượng đất rừng. Câu 22: Khí hậu nước ta có cán cân bức xạ dương quanh năm là biểu hiện của A. tính chất ẩm. B. tính chất nhiệt đới. C. gió mùa mùa hạ. D. sự phân hóa. Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm số lượng loài động vật, thực vật tự nhiên ở nước ta là A. nguồn nước bị cạn kiệt. B. môi trường ô nhiễm nặng. C. nhiệt độ Trái đất tăng cao. D. tàn phá rừng tự nhiên mạnh. Câu 24: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu nước ta gây khó khăn cho A. thâm canh tăng năng suất. B. xây dựng kế hoạch thời vụ. C. việc khai thác tính mùa vụ. D. bảo vệ môi trường canh tác. Trang 2/3 - Mã đề thi 703
- Câu 25: Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết do A. tỉ lệ dân thành thị còn thấp. B. phân bố dân cư chưa hợp lí. C. mật độ dân số đồng bằng cao. D. miền núi có nhiều tiềm năng. Câu 26: Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta chủ yếu do A. công nghiệp chưa phát triển. B. sức thu hút đầu tư còn thấp. C. hạn chế về giao thông vận tải. D. trình độ phát triển kinh tế thấp. Câu 27: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng A. ngoại chí tuyến. B. cận xích đạo. C. nội chí tuyến. D. cận chí tuyến. Câu 28: Ở Quảng Nam, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 chủ yếu do A. hoạt động gió tín phong Bắc bán cầu. B. sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới. C. hoạt động của gió mùa Đông Bắc. D. hoạt động của gió mùa Tây Nam. Câu 29: Thời gian xuất hiện lũ quét ở nước ta có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam là do A. tổng lượng mưa năm tăng dần. B. độ che phủ rừng thấp hơn. C. địa hình đồi núi thu hẹp dần. D. mùa mưa lùi dần sang thu đông. Câu 30: Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Hồ Chí Minh cao so với Huế, Hà Nội là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tác động? A. Nằm trong vùng nội chí tuyến. B. Nằm gần đường chí tuyến. C. Nằm gần đường xích đạo. D. Mặt trời có hai lần lên thiên đỉnh. HẾT (Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài) Trang 3/3 - Mã đề thi 703