Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 (Vòng 1) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bích Hòa (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 (Vòng 1) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bích Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_vong_1_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 (Vòng 1) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bích Hòa (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6(Vòng 1) NÃM HỌC 2022-2023 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề) PHẨN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim. Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ. Tháng giêng đến tự bao giờ? Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào. (Tháng giêng của bé - Đỗ Quang Huỳnh) Câu 1. (1.0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (1.0 điểm): Từ “ngọt ngào” trong câu thơ “Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3. (2.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 4. (2.0 điểm): Cảm nhận của em về cảnh sắc thiên nhiên được gợi ra từ bài thơ trên?( Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5- 7 dòng) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 14 điểm) Câu 1. (4.0 điểm): Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông quê hương trong đoạn thơ sau: “ Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày.” ( Trích Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ) Câu 2. (10.0 điểm). Đóng vai Thánh Gióng kể lại truyện Hết Họ và tên học sinh: . Số báo danh:
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điể m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 - Thể thơ: Lục bát 1,0 2 - Từ “ngọt ngào” trong câu thơ “Đất trời viết tiếp bài thơ 1,0 ngọt ngào” được dùng theo nghĩa chuyển. 3 - Biện pháp tu từ nổi bật: Nhân hóa Tác giả đã nhân hóa các cảnh vật thiên nhiên: mầm cây, hạt 0,5 mưa, cây đào, quất qua các từ ngữ: tỉnh giấc, trốn tìm, lim dim mắt cười, gom. - Tác dụng : 0,75 Biện pháp nhân hóa giúp ta thấy mầm cây trỗi dậy như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài; hạt mưa xuân tinh nghịch đang mải miết chơi trò trốn tìm; cây đào “lim dim mắt cười” sống động như một con người vui tươi đón chào mùa xuân; cây quất hiện lên gần gũi như những người chăm chỉ đang chắt chiu sắc nắng vàng ươm để tô điểm cho quả trái, tạo nên những mặt trời “vàng mơ” thu nhỏ. Biện pháp tu từ nhân hóa trong bài thơ đã cho ta thấy 0,75 cảnh vật như có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên thật đẹp, thật nên thơ khiến ta thêm yêu mùa xuân. 4 - Bài thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân vào tháng 1,5 giêng như một bức tranh nên thơ, tươi đẹp và đầy sức sống với hình ảnh của mầm cây, tiếng chim, hạt mưa, cây đào, quất. - Cảnh sắc thiên nhiên ấy khiến lòng người vui phơi phới, 0,5 say mê và yêu quý mùa xuân. II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 1 Viết đoạn văn 4,0 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn : dung lượng khoảng 0,25 200 chữ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trong sáng. b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Cảm nhận về vẻ đẹp 0,25
- của dòng sông quê hương. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Học sinh có thể viết theo định hướng sau: - Tác giả Hoài Vũ đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật 1,0 so sánh: Dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn. - Tác giả đã so sánh dòng sông ăm ắp nước như lòng người 1,0 mẹ tràn đầy tình yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng, sẵn sàng vất vả, hi sinh cho những đứa con. - Đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp, vai trò quan trọng của dòng sông quê hương và tình cảm gắn bó thân thiết giữa 1,0 dòng sông với tác giả. Từ đó làm ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ mới 0,25 mẻ, sâu sắc, phù hợp. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 Viết bài văn tự sự sáng tạo 10,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự sáng tạo: Bố cục 0,5 rõ ràng, mạch lạc; lựa chọn ngôi kể phù hợp, lời thoại hợp lý; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài. b Triển khai nội dung tự sự: Học sinh có thể có nhiều cách nhưng vẫ phải đảm đúng cốt truyện Mở bài: -Xác định ngôi kể 1,0 -Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. Thân bài: 7,0 -Nhập vai nhân vật -Kể lại diễn biến câu chuyện bằng lời văn của mình
- + Sự ra đời + Khi chưa gặp sứ giả + Sau khi gặp sứ giả + Thánh Gióng đánh giặc + Thánh Gióng bay về trời Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của nhân vật kể truyện 1,0 *Khuyễn khích HS sáng tạo , lời văn lưu loát , có cảm xúc 0,5