Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 10

docx 6 trang Tài Hòa 17/05/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_mon_ngu_van_lop_10.docx

Nội dung text: Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 10

  1. I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm) Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa. Ba làng có ba cái chợ, chẳng thua ai. Mỗi làng có một cái trường dù một cây mái cũng là trường. Cù lao của tôi thua nơi khác là không có xe hơi, nhưng có xe ngựa, xuồng ghe thì không đâu bằng. Tàu không có, nhưng ngày nào lũ nhỏ cũng lao xuống thấy tàu chạy lên chạy xuống. Cái thú vui của lũ nhỏ chúng tôi là nhìn sóng và lúc tắm thì được nhoi sóng mỗi khi có một con tàu chạy qua bến. Cái mà dân cừ lao tôi thấy thiếu nhất là không được xem hát. Ai muốn xem hát phải xuống xuồng băng qua sông, nghe đâu hồi tôi chưa đẻ, có người mê hát đến nỗi chị chìm xuồng chết trôi. Có lẽ cù lao tôi không có gánh hát mà người ta chê nó bằng hai câu ca dao: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa Ba làng nhập lại không ra cái làng nào Cả năm mới có một gánh hát về một lần vào dịp cúng đình. Gánh đó về là do công của chú tôi. Nghe ba tôi kể, chú tôi sanh non ngày non tháng, lớn lên bị èo uột, bệnh hoạn luôn. Thấy vậy ông bà mới cho chú học chữ nho để hốt thuốc. Trước là trị cho mình, sau đó là làm phước cho bà con. Lớn lên, bỏ nhà đi hoang. Nhờ biết chữ nho, đọc được sách Tàu, biết nhiều tuồng tích, rồi trở thành thầy tuồng. Hồi đó, tôi không được nghe tiếng soạn giả và đạo diễn, chỉ nghe có tiếng thầy tuồng, chú tôi vừa viết vừa tập cho đào kép và dàn dựng, làm luôn nghề đạo diễn. Gánh đó về là vì nể vì thương cho chú tôi, chớ ai về chi cái đất cù lao, lúc nào cũng sóng gió. Khi gánh hát về, nước của bốn bề cù lao như cũng nổi sóng vui theo. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường. Xe ngựa chạy trước, lũ nhỏ chúng tôi cắm đầu cắm cổ đuổi theo như sợ mất tiếng trống. Cái vui kế đó là, trước khi xem hát, chúng tôi rủ nhau đi xem quảng cáo, đi xem quần áo, mũ mão họ phơi trên mui ghe như là cố ý xem trước vậy! Rạp hát là nhà lồng chợ. Kệ thịt, kệ vải đều được dọn ra ngoài. Người ta lấy lá che kín hết bốn bên. Tôi là cháu của thầy tuồng, tôi được đánh trống. Chừng sắp sửa kéo màn thì tôi với lũ nhỏ hàng xóm lăn trống vào rạp, khỏi phải mất tiền mua vé. Cái vui cuối cùng là, sau khi gánh hát nhổ neo đi, lũ nhỏ tụi tôi lại lấy lá dừa kết thành mão, lấy xơ dừa làm râu, lấy giấy màu dán vào quần áo, phân vai cho nhau, hát lại cái tuồng mình dược xem, cũng: - Như ta đây là - Quân bay! - Bẩm hoàng thượng! - Này ái khanh Vân vân Cứ vậy mà diễn cho đến ngày cúng đình năm sau. Năm đó, gánh nhổ neo đi rồi nhưng chú tôi còn nán lại vài ngày chơi với bà con. Tôi bèn nhờ chú tôi dạy hát. - Được! Tụi con có mấy đứa? - Dạ chú muốn mấy đứa cũng có. – Tôi lẹ miệng đáp lại. - Chú sẽ soạn tuồng cho cọn lại để mấy cháu hát. Tụi nhỏ đứng xung quanh chú cũng nhảy cửng lên. Chú nhìn một lượt qua mặt chúng tôi:
  2. - Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân. Tụi con ở đây có sáu đứa, tuồng cũng có sáu vai, vậy là vừa đủ. Bây giờ mỗi đứa đóng thử một vai, vai nào đóng hay thì sẽ đóng luôn nghe chưa? Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân, còn ái khanh là một bé bên nhà vai ái khanh nhất định là của nó. Tôi chờ hoài mà không thấy chú tập vai vua. Tôi thắc mắc mà không dám hỏi. Trong lũ nhỏ chúng tôi có thằng Đực là thằng khờ nhứt. Thằng Đực là con của dì tôi. Dì tôi sanh năm một, sanh liền ba đứa chẳng nuôi được đứa nào. Sanh đến đứa thứ tư, sợ nó theo anh chị nên lựa cái tên xấu xí mà đặt cho nó. Nó là con trai nên đặt tên nó là Đực. Cái tên cũng như con người của nó, lúc nào cũng ngồi đực ra nhìn tụi tôi chơi đùa. Nó chơi cái gì cũng dở, nên ít được cho chơi. Nó khờ quá, biết thân, nó ngồi đực ra nhìn để được vui theo. Nó không biết hát cũng không biết múa, không biết buồn cũng không biết vui, chẳng biết rồi chú tôi sẽ cho nó đóng vai nào. Sau buổi tập, tối đến, khi còn có hai chú cháu, chú tôi hỏi tôi: - Hồi chiều tập qua mấy vai, con thích vai nào? Nghĩ mình là con cháu, chú sẽ cưng hơn mấy đứa khác, tôi mạnh dạn: - Con thích làm vua. - Làm vua? – Chú tôi như giật mình, mở tròn mắt nhìn tôi như muốn xem lại tôi là đứa nào vậy. Nghĩ sao chú lại cười, nụ cười như trùm lên mặt mũi tôi, rồi chú lắc đầu: - Không được, vai vua hãy để cho thằng Đực. Đến lúc tôi lại ngạc nhiên, nhìn lại chú như nhìn một người xa lạ, và phản ứng không một chút đắn đo: - Thằng Đực là thằng ngu! Nó làm vua sao được. Chú đưa tay vỗ nhẹ lên đầu tôi: - Chính vì vậy nó mới làm vua. Chú hỏi con, sao con thích làm vua? Tôi muốn làm vua vì: trước nhất mặc áo con rồng, được ngồi trên cao, ghế ngồi gọi là ngai vàng, trong tay có một cục gì đó (chắc là nặng lắm) mỗi lần đập xuống bàn thì rung rinh cả thiên hạ, nhứt hô bá ứng, muốn xử ai thì xử, muốn gì được nấy, muốn có ái khanh thì có ái khanh, muốn có rượu thì có quan hầu Tôi nghĩ nhiều nhưng chỉ nói: - Tại con thích! - Để chú giảng cho con nghe nhé. Chú nói, nếu đóng vai nịnh thì phải biết luồn lọt, phải biết lời ong tiếng ve để làm xiêu lòng bề trên, để đổi trắng thay đen, để được vinh thân, phì gia. Làm được vậy đâu có dễ, thằng Đực không sao làm được. Nếu đóng vai trung thì phải trung thực, dám nói thẳng với vua lời hay lẽ phải, cuộc đời phải chịu nỗi oan làm cho người ta thương, người ta khóc, thằng Đực không làm nổi. Làm cho người ta khóc đã khó, làm cho người ta cười lại càng khó hơn. Làm cho người ta cười để người ta quên đi cái cuộc đời cơ cực, đó là giây phút cũng có ích cho đời, thằng Đực nó ngồi đực ra đó ai cười nổi. Còn vai quân, cái vai coi là hạng chót cũng không phải dễ. Làm quân cũng không phải dễ. Làm quân phải biết quỳ, biết bẩm, biết ca, thằng Đực làm được gì? Còn làm vua, chỉ có việc ngồi sẵn đó, màn kéo ra thì thấy mặt nó rồi, chỉ có việc vuốt râu, cầm cái ấn gõ xuống bàn, rồi “quân bây” với “ái khanh”. Vậy là vừa với cái sức của thằng Đực, phải không? Nghe chú tôi giảng giải, tôi không còn cãi vào đâu. Vai vua không thể ai khác được ngoài thằng Đực, đúng lắm, nhưng vẫn thấy thằng Đực có số hên. Sau này đi bộ đội, tôi là một “cây văn nghệ” của anh em. Tôi hay sắm tuồng, diễn kịch ở những nơi đóng quân. Nhờ đó khi chuyển ngành tôi được cấp trên cho đi học nghề đạo diễn. Vào nghề đạo diễn tôi lại nhớ lời của chú tôi, tôi coi đó như bài học vỡ lòng trong cuộc
  3. đời làm sân khấu – và càng ngày tôi càng thấm thía hơn ai là người thực cho cuộc đời, ai là người cho sân khấu. Tiếc thay, bây giờ quanh tôi vẫn còn những người thích làm vua. (Trích trong tập truyện ngắn Dân chơi, Tôi thích làm vua, Nguyễn Quang Sáng, NXB Hội Nhà văn, 2005) Câu 1. Không gian của truyện diễn ra ở đâu? A. Ở một ngôi làng trên biển B. Ở trên cù lao C. Ở thôn quê D. Ở gánh hát Câu 2. Phương thức biểu đạt chính A. Thuyết minh. B. Biểu cảm C. Thuyết minh. D. Tự sự Câu 3. Vì sao chú của nhân vật tôi lại học chữ nho A. Để tự hốt thuốc trị bệnh. B. Để dạy lại cho những người không biết chữ C. Hốt thuốc chữa bệnh, làm phước cho bà con. D. Vì muốn gia nhập vào gánh hát, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Câu 4. Điểm nhìn của tác giả A. Nhân vật “tôi”. B. Người chú. . C. Lũ trẻ con. D. Dì của nhân vật “tôi” Câu 5. Thái độ của người chú khi nghe nhân vật “tôi” muốn làm vua A. Không đồng ý, nhất quyết để Đực đóng vai này B. Giảng giải cho nhân vật “tôi” về độ khó của mỗi vai diễn, cho “tôi” hiểu vì sao lại chọn Đực vào vai này. C. Cho rằng nhân vật “tôi” là thằng ngu không đóng được vai vua D. Nghĩ rằng Đực thông minh tài giỏi. Câu 6. Biện pháp tu từ được thể hiện trong câu văn Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh, một thằng quân. A. Liệt kê, chêm xen. B. Nhân hoá, chêm xen. C. Liệt kê, nhân hoá. D. Chêm xen, ẩn dụ Câu 7. Khi đi bộ đội, nhân vật “tôi” coi lời của chú là gì A. Bài học tuổi thơ đáng nhớ. B. Bài học vỡ lòng C. Bài học làm người. D. Là một lời nói đùa. Câu 8. Nhận xét về cuộc sống và con người trên cù lao Câu 9. Nêu hiểu biết của anh/chị về nhan đề của truyện ngắn Câu 10. Mỗi nhân vật trong vở tuồng đều có đặc điểm riêng. Từ đó, anh/chị hãy viết một đoạn văn về vấn để mỗi người đều có giá trị của riêng mình. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm trên. Hướng dẫn đáp án chi tiết: I. ĐỌC – HIỂU Câu 1. B Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. A Câu 5. B Câu 6. A Câu 7. B Câu 8.
  4. Cuộc sống trên cù lao: Điều kiện vật chất thiếu thốn, không được đầy đủ các phương tiện hiện đại như xe hơi, tàu. Nhưng bù lại nơi đây lại có xe ngựa và xuồng ghe không nơi đâu sánh bằng. Con người trên cù lao: Dù cuộc sống có thiếu thốn đến thế nhưng họ vẫn luôn lạc quan, tận hưởng cuộc sống. Thứ làm họ thấy thiếu nhất không phải tiền hay gì khác mà chính là một thứ vô cùng đời thường – xem hát. Câu 9. - Nhan đề “Tôi thích làm vua” gợi lên câu chuyện đóng kịch của nhóm trẻ em ở cù lao; qua các sự kiện chính là người chú lập một nhóm kịch cho trẻ em ở đây và việc phân vai; những câu văn, từ ngữ quan trọng như: “Tôi chờ hoài mà không thấy chú tập vai vua”, “Con thích làm vua”, đoạn giảng giải của người chú về các loại vai trong đó có vai vua, Từ đó, có thể thấy chủ đề của văn bản truyện có thể như sau: + Câu chuyện học tuồng của một nhóm trẻ em ở cù lao sông Tiền. + Câu chuyện học tuồng của một nhóm trẻ em ở cù lao sông Tiền và sự quan trọng của các vai trong một vở tuồng, đặc biệt là vai vua. Câu 10. Mỗi chúng ta là một bản thể do tạo hóa ban tặng. Mỗi người có những ưu điểm nhược điểm riêng không thể nhầm lẫn được với ai. Giá trị bản thân quan trọng bởi vì bạn có thể cảm thấy tốt hơn nếu bạn đang sống theo các giá trị của mình và cảm thấy tồi tệ hơn nếu bạn không làm như vậy. Điều này áp dụng cho cả những quyết định hàng ngày và những lựa chọn lớn hơn trong cuộc sống. Giá trị riêng của bản thân không dễ dàng có được, nó phải trải qua một quá trình mà bạn phải tích cực chủ động học tập rèn luyện cùng với sự kiên trì sáng tạo mới có được, hay nói ngắn gọn lại là phải trải nghiệm qua cuộc sống thì mới có giá trị của bản thân. Khi có giá trị bản thân giúp chúng ta tự tin vượt khó và dễ dẫn bạn tới thành công. Thực tế điều đó không đơn giản. Để có giá trị bản thân, bạn cùng tôi phải có bộ óc năng động sáng tạo, luôn bùng nổ với các ý tưởng và trái tim nhiệt tình dành hết tâm trí cho học tập và rèn luyện kiến thức để sẵn sàng bước vào cuộc sống. II. LÀM VĂN 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn thấm đượm nhịp sống, mang màu sắc vùng đất Nam Bộ. Các tác phẩm của ông ra đời trong tinh thần chiến đấu cao, ông luôn lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, trong sáng tác ông có một quan niệm về nghệ thuật của người cầm bút, đó là phải trung thực và tâm huyết với nghề. - Tác phẩm Tôi thích làm vua được trích trong tập truyện ngắn Dân chơi, và được in vào năm 2005. 2. Thân bài: * Khái quát chủ đề của truyện - Trước hết, chủ đề của truyện gắn liền với nhan đề của tác phẩm. Giúp ta gợi về một thời kí ức tuổi thơ với viết bao trò chơi vui nhộn. Trong số đó chính là trò đóng tuồng. Với những suy nghĩ ngây thơ, đứa trẻ nào cũng muốn trở thành vua. Và lời dạy bảo của người chú đã khiến cho chúng hiểu được giá trị chân chính của từng vai diễn. - Từ chủ đề đã phân tích và chỉ ra ở trên, có thể thấy qua hai hình tượng nghệ thuật người chú và nhân vật “tôi”, qua những đối thoại mang tính triết lí của hai chú cháu, chúng ta nhận ra thông điệp của tác phẩm có thể là: + Triết lí về vai vua trong sân khấu và ngoài đời của tác giả. + Những suy ngẫm của tác giả về những vai tuồng trên sân khấu và liên hệ thực tế.
  5. * Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật - Những nhân vật trong đoạn trích đều có một điểm chung là đều là những người con của làng chài. Họ trưởng thành trên vùng nước, cách xa với đất liền. + Nhân vật người chú: - Xuất thân: từ cù lao sông Tiền trở thành một thầy tuồng, trở về cù lao một thời gian. - Hành động: tập kịch cho các bạn trẻ, phân chia các vai. - Đối thoại: đoạn đối thoại với người cháu về việc phân vai. - Suy nghĩ: thể hiện qua đoạn đối thoại về tính chất, vai trò các loại vai. Đặc biệt là từ những đối thoại, diễn giải của người chú về tính chất, đặc điểm của những vai diễn, suy rộng ra ngoài đời, bạn có thể thấy được vai trò chủ đạo của nhân vật này trong việc thể hiện chủ đề và thông điệp của văn bản. + Nhân vật tôi là một cậu bé thông minh nhanh nhẹn. Dù tuổi còn nhỏ nhưng cậu có thể suy nghĩ; thấu hiểu những đạo lí chú mình nói. * Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện - Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Từng nhân vật trong truyện ngắn đều là một chi tiết không thể thay thế do nhà văn tạo ra. Nhân vật văn học có chức năng khái quát tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm sống của nhà văn. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn nó với những vấn đề mà nhà văn muốn giải quyết trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần phải nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Nhân vật là phương tiện phản ánh đời sống, khái quát hiện thực. Vai trò của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, mong muốn và kỳ vọng về con người. Mặt khác, nhân vật là phương tiện khái quát tính cách, số phận và quan niệm của một người về họ. * Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống - Tác phẩm đã vô cùng thành công khi khai thác một chủ đề độc đáo cũng như xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp - Thông điệp: Tuồng và cuộc sống luôn gắn kết với nhau. Thứ được diễn trên tuồng phản ánh chân thực cuộc sống hiện tại. 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề - Văn bản thể hiện tài năng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, - Văn bản vẫn còn phù hợp trong cuộc sống ngày hôm nay. Bài viết tham khảo: Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn thấm đượm nhịp sống, mang màu sắc vùng đất Nam Bộ. Các tác phẩm của ông ra đời trong tinh thần chiến đấu cao, ông luôn lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, trong sáng tác ông có một quan niệm về nghệ thuật của người cầm bút, đó là phải trung thực và tâm huyết với nghề. Tác phẩm Tôi thích làm vua được trích trong tập truyện ngắn Dân chơi, và được in vào năm 2005. Đặc sắc nhất trong tác phẩm chính là chủ đề và nhân vật tác giả đã gây dựng. Trước hết, chủ đề của truyện gắn liền với nhan đề của tác phẩm. Giúp ta gợi về một thời kí ức tuổi thơ với viết bao trò chơi vui nhộn. Trong số đó chính là trò đóng tuồng. Với những suy nghĩ ngây thơ, đứa trẻ nào cũng muốn trở thành vua. Và lời dạy bảo của
  6. người chú đã khiến cho chúng hiểu được giá trị chân chính của từng vai diễn. Từ chủ đề đã phân tích và chỉ ra ở trên, có thể thấy qua hai hình tượng nghệ thuật người chú và nhân vật “tôi”, qua những đối thoại mang tính triết lí của hai chú cháu, chúng ta nhận ra thông điệp của tác phẩm đó là triết lí về vai vua trong sân khấu và ngoài đời của tác giả. Hay những suy ngẫm của tác giả về những vai tuồng trên sân khấu và liên hệ thực tế. Những nhân vật trong đoạn trích đều có một điểm chung là đều là những người con của làng chài. Họ trưởng thành trên vùng nước, cách xa với đất liền. Trước hết là nhân vật người chú xuất thân từ cù lao sông Tiền trở thành một thầy tuồng, trở về cù lao một thời gian. Chú tập kịch cho các bạn trẻ, phân chia các vai. Và có lẽ người chú hiện ra rõ nhất qua đoạn đối thoại phân vai với nhân vật tôi. Đặc biệt là từ những đối thoại, diễn giải của người chú về tính chất, đặc điểm của những vai diễn, suy rộng ra ngoài đời, bạn có thể thấy được vai trò chủ đạo của nhân vật này trong việc thể hiện chủ đề và thông điệp của văn bản. Nhân vật tôi là một cậu bé thông minh nhanh nhẹn. Dù tuổi còn nhỏ nhưng cậu có thể suy nghĩ; thấu hiểu những đạo lí chú mình nói. Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Từng nhân vật trong truyện ngắn đều là một chi tiết không thể thay thế do nhà văn tạo ra. Nhân vật văn học có chức năng khái quát tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm sống của nhà văn. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn nó với những vấn đề mà nhà văn muốn giải quyết trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần phải nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Nhân vật là phương tiện phản ánh đời sống, khái quát hiện thực. Vai trò của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, mong muốn và kỳ vọng về con người. Mặt khác, nhân vật là phương tiện khái quát tính cách, số phận và quan niệm của một người về họ. Tác phẩm đã vô cùng thành công khi khai thác một chủ đề độc đáo cũng như xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp. Tuồng và cuộc sống luôn gắn kết với nhau. Thứ được diễn trên tuồng phản ánh chân thực cuộc sống hiện tại. Truyện ngắn là một áng văn bất hủ thể hiện tài năng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Dù cho bao nhiêu năm có qua đi thì tác phẩm vẫn phù hợp với lí tưởng sống ngày nay và được nhiều độc giả yêu mến.