Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cửa Tùng - Mã đề 000 (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 10300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cửa Tùng - Mã đề 000 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_vat_li_9_nam_hoc_2021_2022_truong_t.docx
  • xlsxDap_an_excel.xlsx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cửa Tùng - Mã đề 000 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT VĨNH LINH KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS CỬA TÙNG MÔN: Vật lí 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 000 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là A. G = 10 B. G = 2 C. G = 8 D. G = 4 Câu 2. Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức: 25 A. G = 25. f B. G = C. G = 25 + f D. G = 25 – f f Câu 3. Kính lúp là thấu kính hội tụ có A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. Câu 4. Có thể dùng kính lúp để quan sát A. trận bóng đá trên sân vận động. B. một con vi trùng. C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. kích thước của nguyên tử. Câu 5. Một người cận thị muốn khắc phục phải đeo kính phân kỳ có tiêu cự 150cm. Nếu muốn xem tivi mà không đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là A. 0,5m B. 1m. C. 1,5m. D. 2m. Câu 6. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào? A. Mắt cận, đeo kính hội tụ. B. Mắt lão, đeo kính phân kì. C. Mắt lão, đeo kính hội tụ. D. Mắt cận, đeo kính phân kì. Câu 7. Biểu hiện của mắt lão là: A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Câu 8. Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như A. kính phân kì. B. kính hội tụ. C. kính mát. D. kính râm. Câu 9. Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở A. trước màng lưới của mắt. B. trên màng lưới của mắt. C. sau màng lưới của mắt. D. trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt. Câu 10. Chọn câu đúng. Có thể coi mắt là một dụng cụ quang học tạo ra: A. ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật. B. ảnh thật của vật, cùng chiều với vật C. ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật. D. ảnh ảo của vật, cùng chiều với vật. Câu 11. Một người khi nhìn rõ các vật ở xa thì không cần đeo kính, khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không? A. Không mắc tật gì B. Mắc tật cận thị C. Mắc tật lão thị. D. Mắc tật viễn thị. Câu 12. Dựa vào ảnh của điểm sáng tạo bởi thấu kính trong các hình vẽ sau. ( S là điểm sáng, S’ là ảnh) Mã đề 000 Trang 1/3
  2. S S ’ S S ’ S S ’ 1 2 3 A. 1,2,3 là thấu kính hội tụ. B. 1,2 là thấu kính hội tụ và 3 là thấu kính phân kì. C. 1,2,3 là thấu kính phân kì. D. 1,3 là thấu kính hội tụ và 2 là thấu kính phân kì. Câu 13. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là A. 12,5cm. B. 25cm. C. 37,5cm. D. 50cm. Câu 14. Thấu kính phân kì có thể A. làm kính đeo chữa tật cận thị. B. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ. C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ. D. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô. Câu 15. Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là A. tia tới song song trục chính thấu kính. B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính. C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính. D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính. Câu 16. Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là: A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật, cùng chiều với vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. ảnh ảo, cùng chiều với vật. Câu 17. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló A. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm. B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. đi qua tiêu điểm. Câu 18. Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thủy tinh. Khi đó góc khúc xạ bằng A. 900. B. 600. C. 300. D. 00. Câu 19. Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến. C. tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 300. D. góc khúc xạ nằm trong môi trường nước Câu 20. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ (r) là góc tạo bởi A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới. C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới Câu 21. Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là A. tia IP. B. tia IN. C. tia IK. D. tia IN’. Câu 22. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. bị hắt trở lại môi trường cũ. B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Mã đề 000 Trang 2/3
  3. Câu 23. Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như A. hình a. B. hình b. C. hình c. D. hình d. Câu 24. Những phương án có thể làm giảm hao phí trên đường dây tải điện là A. giảm điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải. B. giảm điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải. C. tăng điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải. D. tăng điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải. Câu 25. Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là U.R P 2.R P 2.R U.R 2 A. P hp = B. P hp = C. P hp = D. P hp = U2 U2 U U2 Câu 26. Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do A. tác dụng từ của dòng điện. B. tác dụng nhiệt của dòng điện. C. tác dụng hóa học của dòng điện. D. tác dụng sinh lý của dòng điện Câu 27. Máy phát điện xoay chiều có các bộ phận chính là A. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm. B. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn. C. cuộn dây dẫn và nam châm. D. cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 28. Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì A. stato là nam châm. B. stato là cuộn dây dẫn. C. stato là thanh quét. D. stato là 2 vành khuyên. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1:(1 điểm) Nêu hai cách nhận biết thấu kính hội tụ ? Câu 2:(2 điểm) Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục chính của kính. Ảnh quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 12cm. Biết khoảng cách từ kính đến vật là 8cm a. Tính chiều cao của vật. b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính. c. Tính tiêu cự của kính. HẾT Mã đề 000 Trang 3/3