Đề kiểm tra giữa kì II Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

docx 15 trang Tài Hòa 17/05/2024 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Ngữ văn, lớp 11 Năm học: 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) ( Đề thi có 02 trang ) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp: . I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau: TẾT QUÊ BÀ Bà tôi ở một túp nhà tre. Có một hàng cau chạy trước hè, Một mảnh vườn bên rào giậu nứa. Xuân về hoa cải nở vàng hoe. Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng, Cả đêm cuối chạp nướng than hồng. Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn, Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông. (Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1.Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2.Trong bài thơ, nhà của bà được miêu tả bằng những hình ảnh nào? Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng, Cả đêm cuối chạp nướng than hồng. Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn, Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông. Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì trong bài thơ? II. LÀM VĂN Câu 1 (2,0) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Câu 2(5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
  2. Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Trích: Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.22) Hết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, Lớp11 Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 Thể thơ trong bài thơ trên: Thể thơ bảy chữ 1 Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định thể thơ như đáp án mới cho 0,75 điểm. Trong bài thơ, nhà của bà được miêu tả bằng những hình ảnh: túp nhà tre, hàng cau trước hè, mảnh vườn rào giậu nứa, hoa caỉ nở vàng hoe. 0,75 2 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Trả lời được 1/2 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm. Nội dung câu thơ: - Nhứng thức đặc trưng cho ngày tết cổ truyền của dân tộc được 3 hiện nên qua nhứng hình ảnh sống động 1,0 - Gợi không khí vui tươi, rộn rã, ấm cúng trong ngày tết quê hương Hướng dẫn chấm:
  3. - Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm. - Trả lời được ý 1 đúng như Đáp án: 0,25 điểm, trả lời sai Đáp án: không cho điểm. - Trả lời được ý 2 đúng như trong Đáp án: 0,75 điểm. - Trả lời được 1 phần của ý 2 trong Đáp án: 0,5 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý 2 trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa ở ý 2. Thông điệp: - Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hoá cổ truyền - Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 4 0,5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời đúng được 1 trong 2 yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình về việcgiữ gìn bản sắc 2,0 văn hoá dân tộc a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0,25 tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 1 Bày tỏ suy nghĩ của mình về việcgiữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc c. Triển khai vấn đề nghị luận I. Mở bài • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận • Giữ gìn văn hóa dân tộc là một vấn đề vô cùng quan trọng, 0,75 nó là điều nhắc nhở thế hệ thanh niên chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, vốn có của dân tộc.
  4. II. Thân bài a. Giải thích vấn đề - Văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Ví dụ: văn hóa ứng xử, văn hóa cổ truyền Việt Nam, . - Giữ gìn văn hóa là giữ gìn những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay. b. Bàn luận: Giữ gìn văn hóa là điều tốt đẹp và cần thiết - Nếu chúng ta biết giữ gìn văn hóa: • Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những tri thức mới lạ trên thế giới. • Một xã hội giữ gìn được văn hóa sẽ là một xã hội văn minh. Ví dụ: Việt Nam và Do Thái là hai quốc gia duy nhất trải qua hơn 1000 năm bị đô hộ vẫn giữ được tiếng nói của mình. • Nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải ) giữ gìn văn hóa người Hà Nội: cách ứng xử, ăn uống, nói năng cho đến những thú chơi thanh nhã, - Nếu chúng ta không biết giữ gìn văn hóa: • Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, không đúng đắn. (nêu ví dụ) • Một xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình. c. Làm thế nào để giữ gìn văn hóa dân tộc?
  5. + Đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo • Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần • Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước d. Bài học nhận thức - Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất những giá trị văn hóa tốt đẹp. (Ví dụ: không biết cách cư xử có văn hóa, sử dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt ) - Nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: văn hóa châu u, văn hóa Hàn quốc, Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái (sính ngoại, sống quá “thoáng”, đua đòi ) - Tất nhiên thì việc tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều cần thiết, nhưng hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, không được để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập xung quanh ta mọi lúc mọi nơi. III. Kết bài
  6. - Đánh giá chung. Giữ gìn văn hóa dân tộc không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó là của cả một dân tộc, một quốc gia và trong đó đóng vai trò quan trọng của các thế hệ trẻ mai sau. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có 0,5 sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
  7. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng của 5,0 Xuân Diệu a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,25 khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và đoạn trích. 2 0,5 Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm. * Cảm nhận về đoạn thơ: - Đoạn thơ mở đầu bằng 4 câu thơ ngũ ngôn chứa đựng những khát vọng mãnh liệt và táo bạo của thi nhân. Điệp ngữ “Ta muốn” kết hợp động từ mạnh “tắt, buộc” -> Làm nổi bật khát vọng của nhà thơ. - Vẻ đẹp của thiên nhiên: + Gần gũi, thân quen (nắng gió, hoa lá, ánh sáng, âm thanh); tươi 2,5 đẹp, tràn đầy sức sống, niềm vui (đồng nội xanh rì, cánh tơ phơ phất, thần vui gõ cửa ); tình tứ, quyến rũ (ong bướm, tuần tháng mật, ngon như một cặp môi gần ) + Thiên nhiên được diễn đạt bằng những hình ảnh mới lạ; ngôn từ gợi cảm, tinh tế với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh, điệp ngữ )
  8. - Cái tôi trữ tình: + Cái tôi ý thức cá nhân mạnh mẽ đầy lòng tham muốn: Cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính tình yêu. Vẻ đẹp của con người được nhà thơ lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên; tình cảm thiết tha, rạo rực, đắm say vừa vội vàng quyến luyến do cảm nhận được bước đi của thời gian. + Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp, từ ngữ táo bạo. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: - Thiên nhiên tràn đầy sức sống và xuân tình; lối thể hiện rất hiện 0,5 đại. - Cái tôi thiết tha gắn bó với trần thế và khát khao thụ hưởng những hương sắc trần gian; biểu hiện một quan niệm sống tích cực. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5
  9. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức % Tổng Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm cao TT Kĩ năng Tỉ Thời Tỉ Thời Tỉ Thời Tỉ Thời Số Thời lệ gian lệ gian lệ gian lệ gian gian câu (%) (phút) (%) (phút) (%) (phút) (%) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 văn nghị luận xã hội 3 Viết bài 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
  10. Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án/Hướng dẫn chấm. Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án/Hướng dẫn chấm. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao 1 ĐỌC Thơ hiện Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU đại Việt - Xác định đề tài, hình Nam từ tượng nhân vật trữ tình đầu thế trong bài thơ/đoạn thơ. kỉ XX đến 1945 - Nhận diện được (Ngữ liệu phương thức biểu đạt, ngoài thể thơ, các biện pháp tu sách giáo từ trong bài thơ/đoạn khoa). thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, trong bài thơ/đoạn thơ. Thông hiểu: - Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  11. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. - Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại. 2 VIẾT Nghị Nhận biết: 1* ĐOẠN luận về - Xác định được tư VĂN một tư tưởng, đạo lí cần bàn NGHỊ tưởng, luận. LUẬN đạo lí XÃ - Xác định được cách HỘI thức trình bày đoạn văn. (Khoảng Thông hiểu: 150 chữ) - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí.
  12. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. Nghị Nhận biết: luận về - Xác định được hiện một hiện tượng đời sống cần bàn tượng luận. đời sống - Xác định cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/ các mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng đời sống. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của
  13. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 VIẾT Nghị Nhận biết: BÀI luận về - Xác định được kiểu VĂN một bài bài nghị luận; vấn đề NGHỊ thơ/đoạn nghị luận. LUẬN thơ: VĂN - Giới thiệu tác giả, bài - Lưu biệt thơ, đoạn thơ. HỌC khi xuất dương - Nêu nội dung cảm (Phan Bội hứng, hình tượng nhân Châu) vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật của - Hầu trời bài thơ/đoạn thơ. (Tản Đà) Thông hiểu: - Vội vàng - Diễn giải những đặc 1* (Xuân sắc về nội dung và nghệ Diệu) thuật của bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề: - Tràng tình cảm quê hương, tư giang tưởng yêu nước; quan (Huy niệm thẩm mĩ và nhân Cận) sinh mới mẻ ; sự kế - Đây thừa các thể thơ truyền thôn Vĩ thống và hiện đại hóa Dạ (Hàn thơ ca về ngôn ngữ, thể Mặc Tử) loại, hình ảnh, - Chiều - Lí giải được một số tối (Hồ đặc điểm của thơ hiện Chí đại từ đầu thế kỉ XX đến Minh) Cách mạng tháng Tám
  14. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức TT kiến kiến thức/ Vận Nhận Thông Vận thức/ kĩ năng dụng biết hiểu dụng kĩ năng cao - Từ ấy 1945 được thể hiện (Tố Hữu) trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng).
  15. - Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học. - (1*) Một đoạn văn/bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.