Bộ đề ôn đọc hiểu học kì 2 môn Ngữ văn 11

docx 6 trang hatrang 27/08/2022 12560
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn đọc hiểu học kì 2 môn Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_on_doc_hieu_hoc_ki_2_mon_ngu_van_11.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn đọc hiểu học kì 2 môn Ngữ văn 11

  1. BỘ ĐỀ ÔN ĐỌC HIỂU HK2 KHỔI 11 MÔN NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Láng giềng đã đỏ đèn đâu? Chờ em ăn dập miếng giầu em sang Ðôi ta cùng ở một làng Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh? Em nghe họ nói mang manh, Hình như họ biết chúng mình với nhau. Ai làm cả gió đắt cau, Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non? (Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 - 1941), NXB Vãn học, 2007) Câu 1: Ðoạn thơ sử dụng thể thơ nào?
  2. Câu 2: Tìm những từ ngữ gợi không gian làng quê trong đoạn thơ? Câu 3: Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ trên. Câu 4: Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của cô gái trong bài thơ trên. ĐỀ SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng Lưng còng đổ bóng xuống sân ga. Có lần tôi thấy một người đi Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì Chân bước hững hờ theo bóng lẻ Một mình làm cả cuộc phân ly. Những chiếc khăn màu thổn thức bay Những bàn tay vẫy những bàn tay
  3. Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt Buồn ở đâu hơn ở chốn này? (Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Nêu những đối tượng người đưa tiễn mà nhà thơ bắt gặp trên sân ga? Câu 3: Nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 4: Nêu cảm nhận của em về những cuộc chia ly trên sân ga. ĐỀ SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
  4. - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử) Câu 1: Nêu thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Tìm những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh xuân sang. Câu 3: Anh / chị hiểu gì về 02 câu thơ sau: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Câu 4: Nêu cảm nhận của anh/ chị về cảnh mùa xuân được khắc họa trong đoạn thơ trên. ĐỀ SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Người ta khổ vì thương không phải cách, Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người. Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi, Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
  5. Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó! Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương. Vì thả lòng không kìm chế dây cương, Người ta khổ vì lui không được nữa. (Dại khờ - Xuân Diệu) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2: Theo tác giả, người ta thường khổ vì điều gì? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về 02 câu thơ sau: Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó! Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương. Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với quan niệm của tác giả: Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó! Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương. Hay không? Vì sao?. • CÁC ĐỀ NLXH GỢI Ý: 1. Sức mạnh của tình thương 2. Vai trò của quê hương
  6. 3. Ý nghĩa của sự cho đi. 4. Ý nghĩa của lòng dũng cảm. 5. Vai trò của lòng bao dung.