Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_lich_su_lop_10_sach_ket_noi_tri_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023

  1. Mã đề 132 SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn thi: Lịch sử - Lớp 10 ĐỀ Thời gian làm bài: 45 phút (Đề kiểm tra có 03 trang) không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Số báo danh: . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm) Câu 1: Truyện Kiều là một tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào? A. Chữ Hán. B. Chữ Phạn. C. Chữ Nôm. D. Chữ Quốc ngữ. Câu 2: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, thông qua các công nghệ A. trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối – internet of things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) B. điện tử và công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất nên được gọi là cuộc cách mạng s C. máy tính, internet, tạo nên một thế giới kết nối, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất. D. sinh học và thông tin , kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Câu 3: Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? A. Intenet kết nối vạn vật (IoT), kĩ thuật số, công nghệ liên ngành, đa ngành. B. Trí tuệ nhân tạo (AI), intenet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data). C. Kĩ thuật số, công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành. D. Trí tuệ nhân tạo (AI), intenet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học. Câu 4: Thành tựu nào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người? A. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc. B. Máy tự động và hệ thống máy tự động. C. Năng lượng mới và vật liệu mới. D. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học. Câu 5: Trong khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa nhiều nhất? A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lay-xi-a. Câu 6: Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á? A. Khu vực Đông Nam Á là trung tâm giao thương và giao lưu văn hóa thế giới. B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ, Trung Hoa. C. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa. D. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài. Câu 7: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt Cổ là A. thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc và những người có công với đất nước. B. thờ thần sông, thần núi, những người có công khai phá đất đai. C. thờ thần Mặt Trời, người chết, những người có công khai phá đất đai. D. sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi. Câu 8: Kiến trúc nào được coi là biểu tượng văn hóa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á? A. Nhà trệt. B. Nhà sàn. C. Nhà trên sông. D. Nhà mái bằng. Câu 9: Chữ viết của Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến chữ viết của quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á? A. Khơ-me. B. Việt Nam. C. Cam-pu-chia. D. Ma-lay-xi-a. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 10: Tác động tích cực của toàn cầu hóa là A. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. B. nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. C. làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn. D. đào sâu khoảng cách giàu – nghèo, bất công xã hội. Câu 11: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ. C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. Câu 12: Thành tựu văn học tiêu biểu của Ma-lay-xi-a thời kì cổ - trung đại là tác phẩm A. Pơ-rắc Thon. B. Đẻ đất đẻ nước. C. Pun-hơ Nhan-hơ. D. Truyện sử Me-lay-u. Câu 13: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ A. Ấn Độ, các nước Ả Rập. B. Ấn Độ, các nước Ả Rập. C. Trung Quốc, Ấn Độ. D. Trung Quốc, Nhật Bản. Câu 14: Thành tựu nào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa nâng cao sức mạnh trí óc, cũng như sức mạnh công nghệ? A. Máy tính điện tử. B. “Bản đồ gen người”. C. Phương pháp sinh sản vô tính. D. Trí tuệ nhân tạo. Câu 15: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì? A. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hóa ngoài khu vực. B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hòa hợp của các tôn giáo. C. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc. D. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Câu 16: Hạn chế cơ bản nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là A. ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, dịch bệnh, vũ khí hủy diệt. B. làm thay đổi lối sống và phương thức làm việc của con người. C. sự phân công lao động và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. D. việc đổi mới về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực. Câu 17: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là A. cách mạng cơ khí hóa. B. cách mạng số. C. cách mạng tự động hóa. D. cách mạng điện tử. Câu 18: Nền văn minh bản địa của khu vực Đông Nam Á là A. nền văn minh sông nước. B. nền văn minh nông nghiệp. C. nền văn minh trồng lúa nước. D. nền văn minh thương mại biển. Câu 19: Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã-lai cổ được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào? A. Chữ Hán của người Trung Hoa. B. Chữ Nôm của người Việt. C. Chữ tượng hình của người Ai Cập. D. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ. Câu 20: Nội dung nào không phải tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ đức Chúa trời. C. Thờ thần tự nhiên. D. Thờ thần động vật. Câu 21: Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật? A. Đều được tổ chức UNESCO ghi danh. B. Đa số là công trình kiến trúc Phật giáo. C. Đều là công trình kiến trúc liên quan đến tôn giáo. D. Là sản phẩm của các cộng đồng di cư từ Ấn Độ, Trung Hoa. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. Câu 22: Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư là các ngành A. Công nghệ vũ trụ, công nghệ điện hạt nhân. B. Toán học, vật lí học, hóa học, sinh học. C. Điện tử, viễn thông, giao thông vận tải. D. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới. Câu 23: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư xuất hiện từ khi nào? A. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng (1973). B. Từ đầu thế kỉ XXI. C. Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989). D. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Câu 24: Quốc gia khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ ba là A. Pháp. B. Anh. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 25: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt Cổ là A. đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm. B. đóng tàu, đánh cá, làm đồ gốm, đệt vải. C. làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải. D. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, dệt vải. Câu 26: Đặc điểm bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là A. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh. B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng. C. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu. D. ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á. Câu 27: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là A. Âu Lạc. B. Đại Việt. C. Văn Lang. D. Đại Cồ Việt. Câu 28: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á? A. Hồi giáo, Hin đu giáo. B. Hin đu giáo, Công giáo. C. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo. D. Phật giáo, Hin đu giáo, Hồi giáo. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư. (1,5 điểm) Câu 2: Trình bày những nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đông Nam Á. Giải thích vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á? (1,5 điểm) Trang 3/3 - Mã đề thi 132