Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức

doc 13 trang Tài Hòa 17/05/2024 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức

  1. ĐỀ ÔN TẬP ĐỌC HIỂU KIỂM TRA GIỮA HK2 NGỮ VĂN 10 ĐỀ 1: I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản: Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao. Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Ngũ ngôn. C. Sáu chữ. D. Bảy chữ. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Biểu cảm D. Miêu tả. Câu 3. Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì? A. 3/4 B. 2/2/2 C. 4/2 D. 2/4 Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ A. So sánh
  2. B. Nói quá C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau: Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả. B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ. C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ D. Tình thương của người mẹ đối với con. Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ? A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa . C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: Câu 7. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con? Câu 8. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì? II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm) Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này. ĐỀ 2: I/ PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Mẹ và quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Trích từ tập thơ “Mẹ của nhà thơ”, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Phụ Nữ, 2008) Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Tự sự C. Biểu cảm
  3. B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2: Từ “quả” trong câu thơ nào mang ý nghĩa tượng trưng? A. Những mùa quả mẹ tôi hái được B. Những mùa quả lặn rồi lại mọc C. Mình vẫn còn một thứ quả non xanh D. Tất cả đều đúng Câu 3: Câu thơ:“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa C. Hoán dụ B. Ẩn dụ D. Đối lập Câu 4: Xác định thể thơ của văn bản. A. Thơ 5 chữ C. Thơ 7 chữ B. Thơ tự do D. Thơ 8 chữ Câu 5: Hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” đã được sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Hoán dụ C. So sánh B. Ẩn dụ D. Ngoa dụ (nói quá) Câu 6: Cách nói “quả non xanh”có ý nghĩa gì? A. Trái chưa chín, còn rất non C. Chưa trưởng thành B. Quả còn xanh và rất chua D. Vườn trái cây chưa đến mùa Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết nội dung chính của bài thơ trên là gì? Câu 8: Đọc xong bài thơ, anh (chị) hãy nêu ít nhất 02 việc làm tốt mà bản thân từng làm khiến ba mẹ được vui lòng. II/ PHẦN VIẾT: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 200 chữ để nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng có một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay hút thuốc lá, thuốc lá điện tử. Từ đó, anh (chị) hãy dành những lời khuyên chân thành đến những bạn trẻ hút thuốc lá. ĐỀ 3: I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió. Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm. Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. (Bức tranh quê, Chiều Xuân) NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995) Lựa chọn đáp án đúng:
  4. Câu 1: Thể thơ của văn bản trên là? A. Lục bát B. Tự do C. Bát ngôn D. Thất ngôn bát cú Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần chân và vần lưng D. Gieo vần tự do Câu 3: Câu thơ: “Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi” sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4: Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của tác giả hiện lên như thế nào? A. Thanh bình, vắng lặng, yên tĩnh. B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút. C. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui. D. Mênh mông, bát ngát, bao la. Câu 5. Bức tranh trên đê chiều xuân được hiện lên qua những hình ảnh nào? A. Bến vắng, đò, quán tranh, chòm xoan hoa. B. Cỏ non, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn, trâu bò. C. Chòm hoa xoan, cỏ non, cánh bướm rập rờn, đồng lúa xanh rờn. D. Bến vắng, chòm xoan hoa, cánh bướm, đồng lúa xanh rờn. Câu 6. Cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ là? A. Cảm xúc nhớ nhung mãnh liệt của tác giả với quê hương. B. Cảm xúc buồn chán khi nhìn cảnh vật quá mức yên tĩnh của đồng quê xứ Bắc. C. Cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế trước cảnh chiều xuân mưa phùn nơi đồng quê. D. Cảm xúc lưu luyến khi phải rời xa quê hương. Câu 7. Liệt kê và nêu tác dụng của các từ láy có trong bài thơ? Câu 8. Theo em, quê hương có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời mỗi con người? II. PHẦN VIẾT (5,0 điểm): Bạn hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội Facebook. ĐỀ 4: I. PHẦN ĐỌC Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
  5. "Năm chúng ta 20 tuổi chỉ quen ngước nhìn lên trời cao Bỏ những quan tâm của gia đình bên ngoài niềm vui phố xá hớn hở với từng cuộc vui, xum xoe với đám đông người xa lạ mấy ai biết mình nhưng vẫn nghĩ mình trên tất cả ngày nào cũng là ngày vội vã với nắng mưa Năm chúng ta 20 tuổi ăn một bữa ăn trong tích tắc và ngủ chỉ trong một giờ Vì mải mê những lo toan không đầu không cuối ai cũng nên đổi thay chỉ riêng mình không cần thay đổi uống một ly cà phê trong một buổi chiều chờ đợi dù người có không tới vẫn cứ bình yên Năm chúng ta 20 tuổi nước mắt là dùng để cào cấu những muộn phiền Nắm lấy một yêu thương rồi vững tin là bất biến cũng có thể vì một cái buông tay mà muốn qua đêm nay mình sẽ chết không cần ai khóc than hay thương tiếc thả rơi mình như một giọt sương trong nắng sớm mặc kệ khu vườn kia Năm chúng ta 20 tuổi chúng ta bắt đầu nợ mình những vết xước không tự lành bao giờ ". (Năm chúng ta hai mươi tuổi, Nguyễn Phong Việt) Câu 1. Văn bản trên viết theo thể thơ gì? A. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Thơ tự do D. Thơ tám chữ Câu 2. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì? A. Phê phán lối sống sai lầm của tuổi trẻ B. Sự tích cực của người trẻ C. Tuổi trẻ hay phàn nàn D. Sự dễ thương ở tuổi hai mươi Câu 3. Thói quen xấu nào không được đề cập trong đoạn thơ? A. Ăn tích tắc B. Ngủ một giờ C. Lo toan không đầu không cuối D. Ăn nói thiếu chuẩn mực Câu 4. Theo anh chị, tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần cụm từ: "năm chúng ta hai mươi tuổi", để làm gì? A. Đề cập tới người trẻ
  6. B. Nhấn mạnh, tạo sự chú ý C. Giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh và cảm xúc của tác giả D. Tất cả ý trên đúng. Câu 5. Dòng thơ: "thả rơi mình như một giọt sương trong nắng sớm mặc kệ khu vườn kia " được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hoá B. Ẩn dụ C. Điệp ngữ D. Liệt kê Câu 6. Các câu thơ: "Năm chúng ta 20 tuổi/ nước mắt là dùng để cào cấu những muộn phiền/ Nắm lấy một yêu thương rồi vững tin là bất biến/" hiệp vần gì? A. Hiền B. Uôi C. Ương D. Iên Câu 7. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn thơ. Câu 8. Câu thơ: "Năm chúng ta 20 tuổi/ chúng ta bắt đầu nợ mình những vết xước không tự lành bao giờ " gợi cho anh/ chị cảm xúc gì? Liên hệ bản thân, anh chị hãy cho biết mình cần phải sống và học tập thế nào? II. PHẦN VIẾT: Tiêu tiền lãng phí là thói quen xấu, gây ra nhiều tai hại. Hãy viết bài văn thuyết phục bạn bè từ bỏ thói quen này. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 1: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5.0 1 C 0.5 2 C 0.5 3 B 0.5 4 C 0.5 5 C 0.5 6 B 0.5 7 - Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc 1.0 đời người con. Lời ru giúp con lớn lên khôn lớn, trưởng thành bay xa. Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con . Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5- 0,75 điểm.
  7. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 – 0,25 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 8 Gợi ý 1.0 Hình ảnh người mẹ trong bài thơ là một người mẹ đã tần tảo, vượt qua những khó khăn vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, hình ảnh ấy gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc như: + Xúc động trước sự hi sinh của mẹ + Xót xa khi nhìn thấy mẹ già đi theo năm tháng + Yêu thương, trân quý, cảm phục sự hi sinh một đời của mẹ cho con cái. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 5.0 Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5 Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3.0 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; Có thể triển khai theo hướng: - Giải thích lười biếng trong học tập là: không chịu khó học bài, nghe giảng hoặc nếu học thì cũng chỉ học qua loa để đối phó mà không chủ động tích lũy kiến thức. - Biểu hiện của lười biếng trong học tập: Không muốn học, ngán ngẩm khi có quá nhiều bài tập; Không tập trung học, vừa học vừa chơi; Lười động não, lười đọc sách, lười luyện tập,
  8. không có kế hoạch học tập; Thường tìm cách gian lận, quay cóp khi làm bài kiểm tra, - Hậu quả (lí do nên từ bỏ): Gây mất hứng thú, mất động lực học tập; Thơ ơ, trì hoãn, không thiết tha với việc học; Học lực giảm sút; Dễ dẫn đến hàng loạt thói quen xấu khác như ngủ nướng, mải chơi, sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện game; - Đưa ra lời khuyên (giải pháp), liên hệ bản thân . Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng: 3,0 điểm. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 1.5 điểm – 2.0 điểm - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0.5 điểm – 1.0 điểm. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5 cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu: 0.5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm. Tổng điểm 10.0 ĐỀ 2: ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Đọc hiểu văn bản: (5,0 điểm) Câu 1: C (0,5 điểm) Câu 2: C (0,5 điểm) Câu 3: D (0,5 điểm) Câu 4: B (0,5 điểm) Câu 5: A (0,5 điểm) Câu 6: C (0,5 điểm) Câu 7: Nội dung chính của văn bản: (1,0 điểm) Nói về tình mẫu tử, viết về hình ảnh người mẹ Lưu ý: HS chỉ cần nói đúng một trong những ý trên là được trọn điểm, chấp nhận cách diễn đạt khác đáp án nhưng phải đúng nội dung.
  9. Câu 8: Hai việc làm tốt của bản thân khiến ba mẹ vui lòng là: (1,0 điểm) + Ngoan ngoãn, lễ phép, hiếu thảo, chăm học + Phụ ba mẹ quét dọn nhà cửa, chăm em nhỏ + Học giỏi và đạt thành tích tốt + Làm việc tốt, thiện nguyện, từ thiện cho cộng đồng Lưu ý: HS chỉ cần nêu đúng ít nhất 02 việc làm trong các ý trên là được trọn điểm, chấp nhận cách diễn đạt khác với đáp án; nếu đúng vẫn cho trọn điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. II/ Làm văn: (5,0 điểm) I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. II. Thân bài: 1. Nêu khái niệm thuốc lá - Sản phẩm phổ biến trong xã hội - Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện. 2. Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội - Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới). - Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu). - Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển. (trong đó có Việt Nam). - Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi, (người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, ). 3. Nguyên nhân hút thuốc lá: - Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo, ) - Thói quen xấu. - Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể). - Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài). - Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên). - Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể, ) 4. Tác hại của việc hút thuốc lá: - Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày, ). - Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em, ). - Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá). - Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút hút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).
  10. 5. Lời khuyên: - Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. - Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá. - Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá. - Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá). - Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá. III. Kết bài: - Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. - Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người. ĐỂ 3: Phần Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 C 2 A 3 B 4 A 5 B 6 C 7 - Các từ láy có trong bài: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc. Tác dụng của từ láy trong đoạn thơ: - Tăng giá trị biểu cảm,sinh động cho bài thơ. - Làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh xuân và nhịp sống chậm rãi, khoan thai nơi đồng quê. 8 Ý nghĩa của quê hương với cuộc sống mỗi người: - Quê hương chính là nơi chôn rau, cắt rốn, là nơi ta sinh ra, lớn lên với biết bao kỷ niệm chẳng thể phai nhòa. - Những kỷ niệm về quê hương sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời mình và trở thành dòng suối tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo lắng của cuộc sống. - Mỗi người cần biết trân trọng, nuôi dưỡng tình yêu quê hương. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. VIẾT a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận II Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội Facebook. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề
  11. cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; nêu lý do hay mục đích viết bài luận. 2. Giải thích vấn đề: Lạm dụng facebook là tình trạng sử dụng facebook một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. 3. Bàn luận về tác hại của việc lạm dụng Facebook: - Việc lạm dụng facebook khiến chúng ta lãng phí thời gian. Thay vì có thể dùng thời gian đó cho việc học hoặc những việc có ích khác, chúng ta lại chỉ dùng thời gian để ngồi lướt facebook, đọc và xem những thứ vô bổ. - Việc lạm dụng facebook gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chúng ta quá lạm dụng nó, chúng ta sẽ thức khuya. Điều này tác động không tốt đến thị lực, đến giấc ngủ, đến chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể. - Việc lạm dụng facebook cũng có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Khi chúng ta thường xuyên lên face, rất khó tránh khỏi những lúc, vì bực mình với một bài viết nào đó, chúng ta buông ra những lời lẽ nặng nề. Điều này có thể dẫn đến xích mích, hoặc thậm chí là gây gổ, đánh nhau. 4. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook: - Chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những công việc có ích: học bài, nói chuyện với gia đình, học thêm kĩ năng - Chúng ta sẽ ăn ngủ điều độ hơn, do đó sẽ có được sức khỏe tốt hơn. - Chúng ta sẽ tập trung hơn vào những mối quan hệ thân thiết, cải thiện và phát triển chất lượng của những mối quan hệ thực sự hữu ích. Mục cuối ở phần thân bài, chúng ta cùng đề ra 1 số giải pháp để khắc phục thói quen lạm dụng facebook: 5. Giải pháp để từ bỏ thói quen nghiện Facebook: - Lên kế hoạch cụ thể về những việc cần làm trong ngày, chỉ dùng facebook vào một khoảng thời gian nhất định, vào lúc rảnh rỗi. - Chỉ lên facebook khi thực sự cần thiết: cần tìm kiếm thông tin, cần đăng những nội dung quan trọng. 6. Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hy vọng ở sự thành công của người được thuyết phục. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. Tổng điểm ĐỀ 4: I. PHẦN ĐỌC: Trắc nghiệm: 1. C 2. A 3. D
  12. 4. D 5. B 6. D Câu 7: Nội dung chính: - Những suy nghĩ, hành động sai lầm giới trẻ thường mắc phải, từ đó làm ảnh hưởng cuộc sống. - Chính người trẻ đã sống lệch lạc để rồi tự làm nên những vết thương cho họ. Câu 8: - Câu thơ gợi lên cảm xúc xốn xang, tiếc nuối. Vì những quan niệm, cách hành xử thiếu chín chắn mà một bộ phận người trẻ làm chính mình tổn thương. - Những vết thương ấy không tự lành bao giờ, nghĩa là cần thời gian để phục hồi, để bù đắp và cải thiện bằng đời sống mới tốt hơn. - Liên hệ bản thân: người trẻ cần học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, tri thức. Cẩn trọng trước mọi chọn lựa của cuộc sống để không xảy ra điều đáng tiếc. II. PHẦN VIẾT: Tiêu tiền lãng phí là thói quen xấu, gây ra nhiều tai hại. Hãy viết bài văn thuyết phục bạn bè từ bỏ thói quen này. GỢI Ý: Mở bài: - Tiêu tiền lãng phí là thói quen xấu ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình. - Người trẻ/ học sinh khi chưa làm ra tiền cần phải tiết kiệm hơn là phung phí, phải biết trân trọng đồng tiền từ cha mẹ. - Lãng phí tiền là thói quen xấu cần khắc phục. Thân bài: 1. Biểu hiện của sự tiêu tiền lãng phí - Hay mua sắm, mua những thứ không cần thiết hoặc mua thứ mắc tiền ngoài số tiền cha mẹ cho tiêu vặt. Ví dụ như mua điện thoại đắt tiền, mua quần áo thường xuyên, mua thiết bị chơi game, các vật dụng không cần thiết với học sinh. - Mua ngẫu hứng, không cân nhắc. Thích là mua. - Hay giành chi trả trong các chuyến đi chơi để thể hiện bản thân Đua đòi với bạn bè, chi vào những việc không quan trọng, chi tiền để chứng tỏ sự giàu có - Dùng hết số tiền được cho xài không biết điểm dừng 2. Tác hại - Tốn kém tiền của gia đình, bố mẹ. - Vô tình tập cho mình thói quen xấu, lâu dần ảnh hưởng tích cách. - Quen xài sang, xài nhiều, khi thiếu hụt dễ sinh trộm cắp, tệ nạn - Không tiết kiệm được tiền, không có tiền phòng thân trong những lúc quan trọng. 3. Nguyên nhân - Đua đòi với bạn bè, hay giao du với bạn bè thích sĩ diện, ăn chơi - Không quan tâm đến gia đình, sự vất vả của cha mẹ. - Không điều chỉnh được thói quen, suy nghĩ. Thích là làm ngay mà chưa phân định đâu là cần hơn, đáng hơn.
  13. - Chưa ý thức được tầm quan trọng của tiết kiệm tiền và trách nhiệm với gia đình 4. Giải pháp - Mua những thứ cần thiết, phù hợp lứa tuổi, túi tiền. - Mua vừa phải, chọn hàng có chất lượng, giá cả hợp lý, không đắt đỏ. - Trong mối quan hệ bạn bè, chi tiêu có cân nhắc, tránh biểu hiện đề cao bản thân, chứng tỏ khả năng tài chính. - Nghĩ đến bố mẹ và gia đình nhiều hơn để không lãng phí tiền của. - Cân nhắc kĩ trước khi mua hàng. - Có kế hoạch sử dụng tiền phù hợp và biết tiết kiệm. - Lãng phí tiền chính là lãng phí công sức của người làm ra, không ai hết là chính gia đình bạn. Kết bài: - Lãng phí tiền là thói xấu đáng lên án của một bộ phận học sinh. - Thay vì chú trọng mua sắm, tiêu hoang nên chú trọng học tập. - Cần sửa đổi điều này và tập cho mình thói quen dùng tiền hợp lý.