Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Tài Hòa 17/05/2024 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Nữ thần Lúa Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: - Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế? Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên: - Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về. Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục ‘”rước bông lúa”’. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cũng vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy cho loài người trồng lúa. (Trích trong Kho tàng truyện thần thoại Việt Nam NXB Giáo dục 2008, trang 25) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Sử thi C. Thần thoại D. Truyện cổ tích
  2. Câu 2. Đề tài của truyện là gì? A. Ngọc Hoàng B. Mặt Trời và Mặt Trăng C. Người anh hùng D. Nữ thần Câu 3. Xác định ngôi kể trong văn bản A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại? A. Sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người B. Sai nữ thần Lúa xuống dạy mọi người trồng lúa C. Sai nữ thần Lúa dạy còn người cắt cỏ trồng lúa D. Sai nữ thằn Lúa giúp con người gặt hái, mang lúa về nhà. Câu 5. Để giải thích hiện tượng lúa có những bông (hạt) lép, tác giả dân gian đã tưởng tượng ra câu chuyện gì? A. Trời tức giận làm ra những bông lúa lép B. Nữ thần Lúa vì giận sự phũ phàng của con người. C. Nữ thần Mặt trời tức giận con người D. Ngọc hoàng vì ghét con người. Câu 6. Mục đích của người xưa khi sáng tạo ra nhân vật Nữ thần Lúa là gì? A. Giải thích nguồn gốc của cây lúa B. Giải thích vì sao con trâu lại kéo cày suốt đời C. Giải thích nguồn gốc vì sao cỏ mọc nhiều D. Giải thích lại có hạt lúa lép. Câu 7. Dòng nào dưới đây đúng với truyện Sự tích cây Lúa A. Sự tích cây Lúa là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải về sự ra đời của cây Lúa, câu chuyện còn giải thích phong tục cúng nữ thần Lúa ở một số nơi. B. Nói về vẻ đẹp của cây Lúa. C. Ca ngợi người nông dân trồng ra cây Lúa. D.Câu chuyện giải thích về hiện tượng các vị thần xuất hiện ở nước ta. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Qua truyện Nữ thần Lúa, người xưa bày tỏ ước mơ gì? Câu 9. Văn bản đã đề cập đến phong tục nào của nhân dân ta sau mỗi lần gặt xong? Câu 10. Em rút ra bài học tích cực gì từ văn bản? LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lòng biết ơn. .HẾT .
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Môn: NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0.5 2 D 0.5 3 C 0.5 4 A 0.5 5 B 0.5 6 A 0.5 7 A 0.5 8 Qua truyện Nữ thần Lúa, người xưa bày tỏ ước mơ: ước mơ về cuộc sống 0.5 hạnh phúc hơn, giảm nhẹ sức lao động, khát vọng chinh phục tự nhiên. 9 Văn bản đã đề cập đến phong tục: cúng hồn Lúa, cúng thần Lúa, cúng cơm 1,0 mới. 10 Bài học rút ra từ văn bản: 1,0 Gợi ý - Lòng biết ơn - Để thành công cần phải trải qua khó khăn thử thách - Không có gì là có sẵn, chúng ta phải lao động để đạt được II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5 Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng biết ơn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: hợp lí; có ví dụ minh hoạ. 1. Mở bài: • Giới thiệu vấn đề cần bàn luận 2. Thân bài * Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”? • Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình. * Biểu hiện của lòng biết ơn • Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng • Có những hành động thể hiện sự biết ơn • Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình * Tại sao phải có lòng biết ơn? • Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
  4. • Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người. • Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn. * Mở rộng vấn đề • Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn. (Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ) 3. Kết bài: • Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn • Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong 0,5 trôi chảy. Tổng điểm 10.0
  5. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH MA TRẬN ĐỀ TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Nội Mức độ nhận thức Tổng dung/ Kĩ Vận dụng TT đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao kiến TN TN TNKQ TL TNKQ TL TL TL thức KQ KQ 1 Đọc Thần - Xác 0 - Lí giải - Lí giải 0 - Nêu 0 – Rút 10 thoại định thể được vị trí, được ý được ra loại của vai trò, ý nghĩa cách được văn bản nghĩa của của văn nghĩ, bài - Xác chi tiết trong bản cách học định văn bản ứng xử theo được đề - Lí giải do văn quan tài của được vị trí, bản điểm văn bản vai trò, ý gợi ra của cá - Xác nghĩa của nhân. định nhân vật được trong tác ngôi kể phẩm. - Nhận - Nêu được biết được nội dung của chi tiết văn bản tiêu biểu Tỉ lệ 20% 15% 5% 10% 10% 60 (%) 2 Viết Viết Viết 1 văn bài bản văn nghị nghị luận luận về một về một vấn đề vấn đề xã hội xã hội. Tỉ lệ 10 15 10 5 40 (%) Tổng 10 15 20 0 20 0 1 20 5 Tỉ lệ % 30% 35% 20% 15% 100 Tỉ lệ chung 65% 35%
  6. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 TT Kĩ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận năng thức/Kĩ thức năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao 1 1. Đọc 1. Thần Nhận biết: 3 câu 1 câu 1 hiểu thoại. - Nhận biết được không gian, thời 4 câu TN TL câu gian trong truyện thần thoại. TN 01 câu TL - Nhận biết được đặc điểm của cốt TL truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, trong truyện thần thoại. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 2. Sử thi. Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi.
  7. - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, trong sử thi. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong sử thi. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, trong sử thi. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 3 Viết 1. Viết văn Nhận biết: 1* 1* 1* 1 câu bản nghị - Xác định được yêu cầu về nội TL luận về một dung và hình thức của bài văn nghị vấn đề xã luận. hội. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.
  8. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.