Đề kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề 302

docx 2 trang hatrang 27/08/2022 6680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề 302", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_2_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề 302

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 - NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 Môn: HÓA HỌC LỚP 10 Mã đề: 302 (gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho: H = 1; S = 32; O = 16; Cl = 35,5; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64. Phần 1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm): Câu 1. Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S, thấy dung dịch bị vẩn đục màu vàng. Chất vẩn đục màu vàng là A. H2S. B. H2. C. nước. D. S. Câu 2. Cho cân bằng hoá học 2SO2(k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi . A. thay đổi nồng độ SO2. B. thay đổi nhiệt độ. C. thêm chất xúc tác V2O5. D. thay đổi áp suất của hệ. Câu 3. Trong phân tử H2S, nguyên tử S có số oxi hoá là: A. +6. B. +2. C. -2. D. +4. Câu 4. oxi không phản ứng được với chất nào trong các chất sau? A. H2S. B. CO. C. C2H5OH. D. Ag. Câu 5. Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với chất nào sau đây? A. NaCl. B. Cu. C. CaCO3. D. BaSO4. Câu 6. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 có thể dùng A. BaCl2. B. NaOH. C. HCl. D. quỳ tím. Câu 7. Hợp chất nào sau đây, lưu huỳnh không có số oxi hoá +6 ? . A. Na2SO4. B. H2SO4.3SO3. C. H2S. D. H2SO4. Câu 8. Cho hình thí nghiệm sau, biết muối dùng là NaCl thì axit X là chất nào sau đây? A. H2S. B. H2SO3. C. HClO. D. HCl. Câu 9. Axit sunfuric đặc có tính chất hoá học đặc trưng là A. tính khử. B. tính bazơ. C. vừa oxi hoá, vừa khử. D. tính oxi hoá mạnh. Câu 10. Axit sunfuhidric có công thức là A. H2S. B. HCl. C. H2SO3. D. H2SO4. Câu 11. Khi đốt cháy bột nhôm trong oxi ta thu được oxit nhôm. Trong phản ứng này oxi đóng vao trò A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. axit. D. bazơ. Câu 12. Cho dãy các nguyên tố Br, O, S, Cl. Số nguyên tố halogen là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 13. Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Cân bằng hoá học. B. Phản ứng một chiều. C. Phản ứng thuận nghịch. D. Tốc độ phản ứng. Câu 14. Hấp thụ khí SO2 vào dung dịch nước brom thu được sản phẩm gồm những chất nào sau đây? A. HBr, H2SO3. B. Br2, H2SO4. C. HBr, H2S. D. HBr, H2SO4. Câu 15. Điện phân hoàn toàn dung dịch NaCl (có màng ngăn) thì dung dịch thu được chứa chất tan là A. NaOH, H2. B. NaOH, HCl. C. NaOH. D. NaOH, Cl2. Câu 16. Lưu huỳnh tác dụng được với kim loại nào sau đây ở nhiệt độ thường? A. Al. B. Cu. C. Hg. D. Fe. Mã đề 302 Trang 1/2
  2. Câu 17. Tiến hành 2 thí nghiệm sau TN1: cho 1,0 gam bột nhôm vào 2 ml dung dịch HCl 1 M đun nóng nhẹ ống nghiệm. TN2: cho 1,0 gam bột nhôm vào 2 ml dung dịch HCl 2 M đun nóng nhẹ ống nghiệm. Thấy tốc độ thoát khí ở ống 2 nhanh hơn ống 1. Yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng của 2 thí nghiệm trên là A. diện tích tiếp xúc. B. nhiệt dộ. C. hàm lượng. D. nồng độ. Câu 18. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần trong dãy nào sau đây? A. F, Cl, Be, I. B. Fe, Cl, Br, I. C. F, Cl, Br, I. D. F, C, Br, I. Câu 19. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội? A. Cu. B. SO2. C. Au. D. Fe. Câu 20. Cấu hình electron của Flo là 1s22s22p5, vị trí của flo trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VA. B. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm VIIA. C. ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VIIA. D. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm VA. Câu 21. Hoà tan 11,2 gam kim loại sắt (Fe) và dung dịch H2SO4 loãng dư thu đượ thể tích khí H2 (đktc) là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít. Câu 22. Trong các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp), phản ứng nào không xảy ra ? A. SO3 + H2O  B. CuO + H2SO4 đặc  C. Mg + H2SO4 loãng  D. HCl + SO2  Câu 23. Cho phản ứng Fe + 2HCl FeCl2 + H2. Trong phản ứng trên khi có 2 mol HCl đã tham gia phản ứng thì số mol FeCl2 thu được là A. 3 mol. B. 1 mol. C. 2 mol. D. 4 mol. Câu 24. Cho dung dịch HCl loãng vào FeS thu được khí X. Khí X là A. H2S. B. H2. C. H2O(hơi). D. SO2. Câu 25. Khi nhỏ 1 giọt dung dịch HCl vào mẫu giấy quỳ tím, thì tại vị trí thấm dung dịch HCl màu của quỳ tím chuyển sang màu gì? A. Vàng. B. Đen. C. Đỏ. D. Xanh. Câu 26. Cho các chất: O 2, S, dung dịch HCl, dung dịch H 2SO4 loãng. Số chất tác dụng với magie (Mg) ở điều kiện thích hợp là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 27. Cho phản ứng Fe + H2SO4 đặc nóng Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Sau khi cân bằng với các hệ số nguyên tối giản thì tổng hệ số trước các chất tạo thành là A. 12. B. 8. C. 10. D. 4. Câu 28. Dung dịch HCl tác dụng được với chất nào sau đây? A. Cu. B. AlCl3. C. Na2CO3. D. KNO3. Phần 2. TỰ LUẬN (3,0 điểm): Câu 1(1điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau(ghi rõ điều kiện nếu có): a. H2 + S b. SO2 + H2S Câu 2(1 điểm): Cho 1,1 g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28 g bột lưu huỳnh a. Viết phương trình hóa học xảy ra b. Tính phần trăm khối lượng của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3(0,5 điểm): Cho các chất: C, CuO, ZnS, FeO, Al 2O3, NaCl rắn, Mg(OH)2. Chất nào có thể tác dụng được với H2SO4 đặc, nóng, tạo khí. Hãy viết phương trình phản ứng. Câu 4( 0,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. a. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X. b. Xác định công thức của oxit sắt. HẾT Mã đề 302 Trang 2/2