Đề kiểm tra cuối kì II năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 006 (Có đáp án)

docx 4 trang Phương Ly 06/07/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 006 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_hoa_hoc_lop_10.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 006 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 006 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 (Đề thi có 03 trang) MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên TS: Số báo danh: Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; Na = 23; Cl = 35,5. I. Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Trong hợp chất số oxi hoá của oxi thường bằng: A. 0. B. +1. C. +2. D. -2. Câu 2: Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng? A. F2. B. Br2. C. Cl2. D. I2. 0 Câu 3: Trong phản ứng thu nhiệt rH 298 có dấu: A. Dương B. Âm C. Không xác định D. Bằng 0 Câu 4. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím A. hoá đỏ. B. hoá xanh. C. không đổi. D. mất màu. Câu 5: Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen? A. Fluorine. B. Bromine. C. Oxygen. D. Iodine. Câu 6. Cho quá trình . Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình : A. Oxi hóa. B. Khử. C. Nhận proton. D.Tự oxi hóa– khử. Câu 7. Cho các yếu tố sau: (1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ, áp suất. (3). Chất xúc tác. (4). Diện tích bề mặt. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào: A. (1),(3). B. (2),(4). C. (1),(2),(4). D. (1),(2),(3),(4). Câu 8: Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu A. lục nhạt. B. vàng lục. C. nâu đỏ. D. tím đen. Câu 9: Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là : A. +2. B. +4. C. +6. D. +8. Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen. B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen. C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó. D. bằng 0 Câu 11. Trong phương trình MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O thì số phân tử HCl bị oxi hoá là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12. Tốc độ phản ứng là A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 13: Chất khử là chất A. cho electron. B. cho proton. C. nhận electron. D. số oxi hoá giảm.
  2. Câu 14. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì? A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh. D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh. Câu 15. Dung dịch acid nào sau đây dùng khắc chữ lên thuỷ tinh? A. H2SO4 loãng. B. HCl loãng. C. HF. D. H2SO4 đặc nóng. Câu 16. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng? A. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn. B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn. C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh. D. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Câu 17. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá khử? A. CaO + H2O → Ca(OH)2 B. NaOH + HCl → NaCl + H2O C. CaCO3 → CaO + CO2 D. H2 + Cl2 → 2HCl Câu 18. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng A. giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. C. giải phóng ion dưới dạng nhiệt. D. hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 19. Từ HF đến HI, tính acid của các dung dịch hydrogen halide biến đổi như thế nào? A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Tăng sau đó giảm dần. D. Không xác định được. Câu 20. Cho phản ứng. Zn(r) + 2HCl(dd) → ZnCl 2(dd) + H2(k). Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ A. giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. B. giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm. C. tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. D. tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm. Câu 21. Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl Vai trò của H2S là A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. acid. D. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. Câu 22. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: o N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g) ∆rH 298K= +180 kJ Kết luận nào sau đây là đúng? A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng xảy ra thuận lợi hơn ở điều kiện thường. D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Câu 23. Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O Trong phản ứng trên 1 phân tử Fe3O4 đã A. nhận 1e. B. nhường 1e. C. nhường 3e. D. nhường 8e. Câu 24. Phương trình hóa học nào dưới đây là không chính xác? 푣 A. H2 + Cl2 2HCl. B. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2.
  3. 1000 C. Cl2 + 6KOHđặc 5KCl + KClO3 + 3H2O. D. I2 + 2KCl 2KI + Cl2. Câu 25. Phản ứng trong thí nghiệm nào dưới đây có tốc độ lớn nhất? A. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C. B. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C. C. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C. D. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C. Câu 26. Tính oxi hóa trong nhóm Halogen thay đổi theo thứ tự nào? A. F > Cl > Br > I B. F Cl > I > Br D. F < Cl < I < Br Câu 27. Cho các phản ứng sau: o (1) C(s) + O2(g) → CO2(g) ∆rH298= -393,5 kJ o (2) 2Al(s) + 3/2O2(g) → Al2O3(s) ∆rH298= -1675,7 kJ o (3) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) ∆rH298 = -890,36 kJ o (4) C2H2(g) + 5/2O2(g) → 2CO2(g) + H2O (l) ∆rH298= -1299,58 kJ Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất? A. (1). B. (4). C. (3). D. (2). Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì Cl- không thể hiện tính khử. B. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì ion Br- và I- thể hiện tính khử. C. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc, Br- có tính khử yếu hơn I-. D. Khi tiếp xúc với các chất oxi hóa khác nhau thì tính khử của ion X- thường tăng từ I- đến Cl-. II. Phần tự luận (3 điểm) Câu 29 (1,0 điểm). a, Cho phản ứng. 2SO2 + O2 t° ⇄ 2SO3 Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nồng độ của khí SO2 đi 3 lần? b, Khi nhiệt độ tăng thêm 10 oC thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 80oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần? Câu 30 ( 1,0 điểm): Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy xử lí và cấp nước. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây: a, Dấu hiệu nào cho thấy chlorine có trong nước sinh hoạt? b, Vì sao người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt? c, Cho biết một số phương pháp có thể loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt? Câu 31 (1,0 điểm). Từ một tấn muối ăn có chứa 10,5% tạp chất, người ta điều chế được 1250 lít dung dịch HCl 37% (D = 1,19 g/ml) bằng cách cho lượng muối ăn trên tác dụng với sulfuric acid đậm đặc và đun nóng. Tính hiệu suất của quá trình điều chế trên. HẾT
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D B A A C A D B C D B C A C Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C C D A B C B D B D D A B D Phần II. Tự luận (3 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 29 2 1) v = k. [SO2] .[O2] 0,25đ ⇒ Khi giảm nồng độ của khí SO2 đi 3 lần thì tốc độ phản ứng giảm 0,25đ đi 9 lần. 2) 0,5đ Câu 30 a. Chlorine có mùi xốc, nên khi sử dụng nước sinh hoạt có chlorine, 0,25đ chúng ta sẽ ngửi thấy mùi của nước chlorine. b. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt còn 0,25đ có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà. c. Một số phương pháp để loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt: - Sử dụng máy lọc nước than hoạt tính. - Phơi chậu nước ra ngoài ánh nắng mặt trời ⇒ Tia cực tím với cường độ cao và nhiệt độ cao của mặt trời hấp thụ vào nước làm 0,5đ chlorine bay hơi làm giảm nồng độ Chlorine trong nước. - Sử dụng máy lọc nước RO (thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước. Câu 31 Lượng NaCl nguyên chất: 1000 kg × 89,5% = 895 kg Lượng HCl thu được theo lí thuyết: 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl 0,25đ 58,5 36,5 g 895 x = 558,42 kg 0,25đ Lượng HCl thu được theo thực tế: 1250 lít × 1,19kg/lít × 37% = 550,375 kg 0,25đ Hiệu suất của quá trình điều chế: H% = 550,375/558,42 × 100% = 98,55% 0,25đ