Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa 10 - Đề 3 - Nguyễn Thuận Phát

pdf 5 trang hatrang 27/08/2022 5860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa 10 - Đề 3 - Nguyễn Thuận Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_hoa_10_de_3_nguyen_thuan_phat.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa 10 - Đề 3 - Nguyễn Thuận Phát

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – HÓA 10 (Đề 3) Điểm Lời phê Tên: Lớp: 10/ . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 7 điểm ) Câu 1. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của SO2? A. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. B. chỉ có tính khử mạnh. C. chỉ có tính oxi hoá mạnh. D. không có tính oxi hoá, không có tính khử. Câu 2. Chọn phát biểu đúng A. Ở điều kiện thường, các nguyên tố nhóm halogen đều tồn tại ở thể khí B. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen là tính khử mạnh C. Flo luôn có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất D. Xét chiều từ Flo đến Iot, tính oxi hóa của các nguyên tố halogen tăng dần. Câu 3. Thuốc thử để nhận biết các lọ dung dịch không màu sau: KI, H2SO4, HCl, NaCl, KOH là: A. Quỳ tím, AgNO3, CuCl2 B. Quỳ tím, Ba(NO3)2, AgNO3 C. BaCl2, Ca(OH)2, dung dịch Br2 D. Quỳ tím là thuốc thử duy nhất Câu 4. Cho 6,4g đồng tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được V (lít) khí ở đktc. Giá trị của V là: A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 Câu 5. Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia các phản ứng sau: (1) SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl (2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất trong phản ứng? A. phản ứng (1), Cl2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa B. phản ứng (2), lưu huỳnh trong SO2 bị khử và lưu huỳnh trong H2S bị oxi hóa C. phản ứng (2), SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa D. phản ứng (1), SO2 bị khử, Cl2 bị oxi hóa Câu 6. Chọn phát biểu không đúng khi nói về H2SO4 đặc +2 A. H2SO4 đặc oxi hóa đồng thành Cu Trang 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. B. Phản ứng giữa Fe2O3 và H2SO4 đặc không là phản ứng oxi hóa – khử C. H2SO4 đặc có tính hóa nước D. H2SO4 đặc, nguội phản ứng mãnh liệt với Fe, Al, Cr Câu 7. Tính axit của các axit HX được sắp xếp theo thứ tự giảm dần ở dãy nào dưới đây là đúng ? A. HF, HCl, HBr, HI B. HI, HBr, HCl, HF C. HCl, HBr, HI, HF D. HBr, HCl, HI, HF Câu 8. Cho 6,72 lít khí H2S (đktc) tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 2,5M; các chất tồn tại trong dung dịch sau phản ứng là: A. NaHS B. Na2S và NaHS C. NaHS và H2S dư D. Na2S, H2O và NaOH dư Câu 9. Cho lần lượt các chất sau: Cu, C, MgO, KBr, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là: A. 9 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 10. Để điều chế Cl2 trong công nghiệp, người ta điện phân dung dịch NaCl loãng, nguội; có màng ngăn xốp. Sản phẩm tạo thành sau khi điện phân là: A. NaOH, Cl2 B. Cl2, H2, H2O C. NaOH, Cl2, H2 D. Cl2, HClO Câu 11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nhóm oxi là: A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. (n-1)d10ns2np4 Câu 12. Cho các nhận định sau: (1) Mọi phản ứng của lưu huỳnh khi tác dụng với kim loại đều cần phải nung nóng (2) Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước (3) Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, không tan trong nước (4) Hiđro sunfua có tính khử mạnh, mùi trứng thối, tan nhiều trong nước (5) H2SO4 đặc, nóng chỉ có tính axit mạnh (6) Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, nặng hơn không khí. Số nhận định sai là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 7,26g hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 26,46 B. 26,86 C. 19,2 D. 28,68 Câu 14. Chỉ ra phản ứng không chính xác trong các phản ứng sau: t o A. S + 3F2 ⎯⎯→ SF6 B. Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3 Trang 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. C. FeSO4 + H2S → FeS + H2SO4 D. SO3 + H2O → H2SO4 Câu 15. Tiến hành các thí nghiệm sau: I. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội II. Sục SO2 vào dung dịch nước Brom III. Nung nóng MnO2 sau đó cho dung dịch HCl đậm đặc vào IV. Nhúng lá nhôm vào dung dịch HCl loãng V. Cho hỗn hợp bột FeO và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng Số phản ứng tạo ra chất khí là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là : A. -2; 0 ; +4 ; +6 B. 0 ; +2 ; +4 ;+6 C. -2 ; +4 : +8 D. 0 ; +4 ; +6 Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, ZnO và Al2O3 cần 400ml dung dịch HCl 1,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng là A. 28,9 gam. B. 26,8 gam. C. 24,8 gam. D. 29,5 gam Câu 18. Có một số cách được đề nghị để pha loãng H2SO4 đặc: Để đảm bảo an toàn thí nghiệm phải làm theo cách nào dưới đây? A. cách 3. B. cách 2. C. cách 1. D. cách 1 và 2. Câu 19. Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách : A. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân. B. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân C. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân. D. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân. Câu 20. Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc nào dưới đây? A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuCl2, NH3. C. Zn(OH)2, CaCO3, CuO, Al, Fe2O3. D. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Pb. Câu 21. Cho 21,75 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc sinh ra V lít khí Cl2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của V là: A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 5,6 lít D. 2,24 lít Trang 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. Câu 22. Axit nào sau đây được dùng để khắc chữ lên thủy tinh? A. HCl B. HF C. HBr D. HI Câu 23. Cho 200 ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 4,66. B. 46,6. C. 2,33. D. 23,3. Câu 24. Cho phương trình phản ứng sau (to=250oC): t o NaX(tinh thể) + H2SO4 đặc ⎯ ⎯→ NaHSO4 + HX X có thể là các nguyên tố: A. Br, I B. Cl, Br C. F, Cl D. F, I Câu 25. Đun nóng 8,1g Al và 9,6g S (không có không khí) thu được hỗn hợp A. Ngâm A trong dung dịch HCl thu được V lít hỗn hợp khí B (đktc). Giá trị của V là: A. 5,6 B. 6,72 C. 8,96 D. 10,08 Câu 26. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. Sản phẩm khí thu được là A. CO2, NO B. SO2, NO2 C. CO2, SO2 D. SO2, H2S Câu 27. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al, Mg, Fe vào dung dịch HCl, thu được dung dịch Y chứa 40,3g muối và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là: A. 11,9 B. 39,5 C. 26,1 D. 11,1 Câu 28. Ứng dụng nào sau đây không phải của clo? A. Sản xuất nước gia-ven B. Sản xuất các hóa chất hữu cơ C. Tẩy trắng sợi; vải; giấy D. Sản xuất nhựa Teflon làm nhựa chống dính II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29. (1 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau: (1)(2)(3) SSOHClH⎯⎯→⎯⎯→⎯⎯→ S22 (4) Câu 30 (2 điểm). Hòa tan 22,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 98% (đặc, nóng, dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (ở đktc) và thu được dung dịch Y. a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X. b. Để trung hòa hết lượng axit dư trong dung dịch Y cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 3M. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% ban đầu. HẾT Trang 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 I. Trắc Nghiệm (0,25x28=7điểm) 1. A 2. C 3. B 4. B 5. B 6. D 7. B 8. D 9. C 10. C 11. A 12. C 13. A 14. C 15. C 16. A 17. A 18. C 19. D 20. C 21. A 22. B 23. B 24. C 25. D 26. C 27. A 28. D II. TỰ LUẬN Câu 29. Mỗi phương trình viết đúng, cân bằng chính xác, đủ điều kiện cho 0,25đ/ phương trình. Cân bằng sai hoặc thiếu điều kiện cho 0,1 điểm. Câu 30. a. Mg + 2H2SO4 đặc nóng → MgSO4 +SO2 + 2H2O 2Fe +6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O Gọi số mol Mg và Fe lần lượt là x và y (mol)à mA = 24x + 56y = 22,8 (g) (1) nSO2 = 0,7 (mol) → x + 1,5y = 0,7 mol (2) Giải hệ pt (1) và (2) ⇒ x = 0,25; y = 0,3 (mol) %mMg = 26,32%; %mFe = 73,68% (1,25 điểm) b. nH2SO4 pư = 2nSO2 =1,4 mol; n NaOH = 1,2 mol H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O nH2SO4 dư = ½ n NaOH = 0,6 mol nH2SO4 đã dùng = 1,4 + 0,6 = 2 mol. m ddH2SO4 đã dùng = 200 gam (0,75 điểm) Trang 5 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát