Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Họ gánh về cho tôi mùa ổi, mùa xoài, mùa mận Mùa sen, mùa cốm, trên vai Ngày đi rưng rưng đôi dép lê Tôi mua được mùa ổi, mùa sen bằng đồng bạc lẻ Đồng bạc lặng lẽ Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi ( ) Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên nếu thiếu họ Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, Cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê Nơi mẹ và con và chồng họ đứng chờ ( ) Những ngôi sao của tôi Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận Vô danh giữa đời thường Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình ảnh dấu hỏi. (Trích “Những ngôi sao mang hình quang gánh”_ Nguyễn Phan Quế Mai) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên. A. Thơ tự do B. Thơ thất ngôn C. Thơ lục bát D. Thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ: “Những ngôi sao của tôi Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận” A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4. Những từ láy xuất hiện trong bài thơ: A. Háo hức, rưng rưng, lặng lẽ, trăn trở, hẩm hiu. B. Lặng lẽ, trăn trở, hẩm hiu, thấm đẫm. C. Rưng rưng, lặng lẽ, rạo rực, trăn trở. D. Thấm đẫm, rưng rưng, lặng lẽ, trăn trở, hẩm hiu
  2. Câu 5. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? A. Họ; tôi. B. Tôi C. Họ D. Tôi; họ; mẹ; chồng; con, vô danh. Câu 6. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? A. Nhớ về những món quà quê hương. B. Nỗi tiếc nuối không được trở về quê hương. C. Yêu quý những món quà thân thương của quê hương. D. Thương cảm, xót xa, trăn trở về thân phận những người nghèo khó trong xã hội. Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong dòng thơ: “Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận Mùa sen mùa cốm trên vai Ngày đi rưng rưng đôi dép lê Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ Đồng bạc lặng lẽ Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi” A. Tạo ra âm hưởng nhịp nhàng, đem lại dấu ấn dư ba trong lòng người đọc về những kỉ niệm xưa cũ. B. Nhấn mạnh những vẻ đẹp trong gánh hàng rong ở quê nhà, tình cảm gắn bó của tác giả với những kỉ niệm tuổi thơ, những kỉ niệm giúp tác giả luôn nhớ về quê hương của mình. C. Nhấn mạnh hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ nhà thơ. D. Cả A và B Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ nhà thơ qua những từ ngữ nào? Câu 9. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê ”? Câu 10. Những dòng thơ: “Những ngôi sao của tôi Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận Vô danh giữa đời thường Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình ảnh dấu hỏi”. gợi cho em suy nghĩ, trăn trở gì về thân phận của những người gánh hàng rong? II. LÀM VĂN: (4.0 điểm) Phân tích bài thơ sau: Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. (“Cảnh ngày hè”_Nguyễn Trãi) HẾT