Đề kiểm tra cuối kì 1 Lớp 12 môn Địa lí (Mã đề 132) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

doc 4 trang Tài Hòa 17/05/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Lớp 12 môn Địa lí (Mã đề 132) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_1_lop_12_mon_dia_li_ma_de_132_sach_canh.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Lớp 12 môn Địa lí (Mã đề 132) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Địa lí lớp 12 Năm học: 2022-2023 Mã đề 132 ĐỀ . (Đề thi có 04 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I. Phần trắc nghiệm: (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây ở vùng đồi núi phức tạp là do A. gió mùa và độ cao địa hình. B. hướng các dãy núi và độ cao địa hình. C. gió mùa và biển Đông. D. gió mùa và hướng các dãy núi. Câu 2: Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong các biển ở Thái Bình Dương? A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 4. D. Thứ 5. Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí hậu Đồng Hới thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Bắc Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 4: Nước ta có đặc điểm khí hậu mang tính chất: A. nhiệt đới ẩm gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa. C. nhiệt đới hải dương. D. nhiệt đới lục địa. Câu 5: Nhân tố nào sau đây không gây ra lũ quét ở nước ta? A. Địa hình chia cắt mạnh B. Địa hình có độ dốc lớn. C. Mất lớp phủ thực vật. D. Nền địa hình thấp trũng. Câu 6: Ý nào sau đây không là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta? A. Làm giảm tính chất lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. B. làm tăng tính chất nóng và khô của khí hậu nước ta. C. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn. D. Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển. Câu 7: Cho biểu đồ: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016? A. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa giảm. B. Lúa mùa giảm, lúa hè thu và thu đông tăng. C. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. D. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc tỉnh nào sau đây? A. Đắk Lắk. B. Đắk Nông. C. Lâm Đồng. D. Kon Tum. Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cả đổ ra biển ở cửa nào sau đây? A. Lạch Trường. B. Hội. C. Gianh. D. Nhật Lệ. Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc Miền khí hậu phía Bắc? A. Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Nam Trung Bộ. Câu 11: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng: A. 85 %. B. 60 %. C. 1 %. D. 2 %. Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất nào sau đây phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu? A. Đất mặn. B. Đất phèn. C. Đất phù sa sông. D. Đất cát biển. Câu 13: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là: A. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước. B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới. D. Quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 14: Diện tích rừng hiện nay có tăng, nhưng hiện tại phần lớn rừng ở nước ta là A. rừng giàu. B. rừng nghèo. C. rừng non mới phục hồi và rừng mới trồng. D. rừng trung bình. Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thuộc phân khu địa lí động vật nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung Trung Bộ. Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Lô thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Hồng. B. Sông Thái Bình. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Mê Công. Câu 17: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ A. biên giới và hải đảo. B. đất liền và các hải đảo. C. vùng trời và vùng biển. D. đồi núi và đồng bằng. Câu 18: Bão không gây ra hậu quả nào sau đây? A. Ngập mặn các vùng đồng bằng. B. Ngập lụt, lũ trên diện rộng. C. Phá huỷ các công trình xây dựng. D. Gió mạnh kèm theo mưa lớn. Câu 19: Nguyên nhân nào sao đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? A. Một năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ. C. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. D. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Tây Bắc Bộ. B. Đông Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung và Nam Bắc Bộ. Câu 21: Tổng diện tích rừng của nước ta đang tăng dần nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm vì A. diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi tăng lên. B. chất lượng rừng chưa thể phục hồi. C. rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít. D. diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi là chủ yếu. Câu 22: Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần loài chiếm ưu thế là A. Cận nhiệt. B. Xích đạo. C. Nhiệt đới. D. Ôn đới. Câu 23: Nhận định về biến động tài nguyên đất ở nước ta hiện nay là A. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái tăng nhanh. B. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái giảm mạnh. C. diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh, nhưng diện tích đất suy thoái vẫn còn lớn. D. diện tích đất hoang đồi trọc tăng nhanh, diện tích đất suy thoái giảm mạnh. Câu 24: Phía bắc nước ta tiếp giáp với? A. Campuchia. B. Lào. C. Lào và Campuchia. D. Trung Quốc. Câu 25: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây? A. Tây bắc – đông nam. B. Đông bắc – tây nam. C. Tây nam – đông bắc. D. Đông nam – tây bắc. Câu 26: Cho bảng số liệu DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc đụng 2010 225,9 31,1 4,6 2012 217,0 18,5 1,8 2014 227,4 25,0 1,5 2019 256,5 11,1 1,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng của nước ta từ bảng số liệu trên? A. Rừng sản xuất xu hướng tăng. B. Rừng phòng hộ giảm liên tục. C. Rừng đặc dụng tăng, giảm liên tục. D. Rừng phòng hộ diện tích lớn nhất. Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ gió ở trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh? A. Gió tháng 1 hoạt động mạnh nhất. B. Gió hoạt động đều trong cả năm. C. Gió tháng 7 hoạt động mạnh nhất. D. Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. Câu 28: Hai câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Nhà thơ muốn nói đến vùng núi nào của nước ta A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. II. Phần tự luận: (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Cho bảng số liệu: SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA CÁC NĂM Đặc điểm Tổng diện tích có rừng Độ che phủ rừng Năm (triệu ha) (%) 1943 14,3 43,0 1983 7,2 22,0 2005 12.7 38,0 (Nguồn: Sách giáo khoa, Địa lí 12) Nhận xét và giải thích về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943-2005. Câu 2. (1,0 điểm) Phân tích ảnh hưởng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?. Câu 3. (1,0 điểm) Tại sao giữa Tây Nguyên và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ lại có sự đối lập mùa? HẾT Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam Trang 4/4 - Mã đề thi 132