Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang hatrang 16500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_12_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT ĐĂK LĂK KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Sử - Lớp 12 - Chương trình chuẩn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề này có 4 trang) Mã đề thi Họ và tên thí sinh: SBD: 132 Câu 1. Từ sau ngày 30/4/1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào? A. Quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. Quân viễn chinh Mĩ và quân Trung Quốc. C. Quân Khơ-me đỏ và quân Trung Quốc. D. Quân đội Sài Gòn và quân Khơ-me đỏ. Câu 2. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973) để ra nhiệm vụ cách mạng miền Nam là A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. tiếp tục chống đế quốc Mĩ và tập đoàn Ngô Đình Diệm. B. thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. C. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 3. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới chính trị là A. xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự do, hạnh phúc. B. xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân. C. đổi mới chính trị là nền tảng tiến đến đổi mới kinh tế. D. phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân là yếu tố quan trọng. Câu 4. Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, thể lực cản trở nền độc lập và thống nhất của nước ta là A. thực dân Pháp và chính quyền Sài Gòn. B. thực dân Pháp và tay sai. C. để quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn. D. thực dân Pháp và đề quốc Mĩ. Câu 5. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã hoàn thành cuộc cách mạng A. giải phóng dân tộc. B. dân tộc dân chủ nhân dân C. thống nhất đất nước. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 6. Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Việt Nam được thống nhất về lãnh thổ nhưng vẫn tồn tại sự khác nhau về A. lực lượng quân đội. B. tổ chức kinh tế. C. tổ chức nhà nước. D. thể chế chính trị. Câu 7. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị. B. Tạo ra khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. C. Đáp ứng điều kiện để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. D. Tạo điều kiện hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 8. Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” sau khi thất bại ở chiến lược A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. chiến tranh đơn phương. C. Đông Dương hóa chiến tranh. D. chiến tranh đặc biệt. Câu 9. Với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết, nhân dân ta đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ A. “đánh cho ngụy nhào”. B. “đánh cho Mĩ cút”. C. thống nhất đất nước. D. giải phóng miền Nam. Câu 10. Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) không có nội dung nào dưới đây? A. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. B. Thực hiện việc đổi mới toàn diện và đồng bộ. C. Lấy đổi mới chính trị làm vấn đề trọng tâm. D. Đi lên CNXH bằng những biện pháp phù hợp. Câu 11. Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về A. Sự huy động lực lượng B. Quyết tâm giành thắng lợi C. Phương châm tác chiến. D. Kết cục quân sự Trang 1/4 - Mã đề 132
  2. Câu 12. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ giữ vai trò là A. hỗ trợ chiến đấu. B. yểm trợ về vũ khí C. cố vấn chỉ huy. D. lực lượng nòng cốt. Câu 13. Thành phố Sài Gòn- Gia Định được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh trong sự kiện chính trị nào? A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21(7/1973). B. Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 24 (1975). C. Quốc hội khóa VI họp phiên đầu tiên (6/1976). D. Hội nghị hiệp thương Tổng tuyển cử trong cả nước (4/1976). Câu 14. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" có điểm gì khác so với các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trước đó? A. Mĩ sử dụng hệ thống cố vấn và phương tiện chiến tranh của mình. B. Mĩ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc nhằm gây khó khăn cho ta. C. Quân đội Mĩ vẫn được xem là một lực lượng xung kích ở Đông Dương. D. Quân đội ngụy được xem là một lực lượng xung kích ở Đông Dương. Câu 15. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có điểm gì khác so với "Chiến tranh đặc biệt"? A. Lực lượng quân đội ngụy giữ vai trò quan trọng. B. Lực lượng quân đội Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất. C. Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ. D. Lực lượng quân đội đồng minh giữ vai trò quyết định. Câu 16. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là A. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ. B. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm quyền ở miền Nam. C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng CNXH. D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Câu 17. Với chiến thắng Ấp Bắc (tháng 1-1963), quân dân miền Nam Việt Nam bước đầu làm thất bại các chiến thuật nào của Mĩ? A. Tìm diệt và bình định. B. Lấn chiếm và tràn ngập lãnh thổ. C. Trực thăng vận và thiết xa vận. D. Tìm diệt và lấn chiếm. Câu 18. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. tư tưởng. Câu 19. Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ngay sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. B. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. C. tiến hành hai cuộc cách mạng theo thực trạng của từng miền. D. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Câu 20. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang A. thực hiện tổng tiến công và nổi dậy. B. chuyển dần sang đấu tranh chính trị. C. giữ vững và phát triển thế tiến công. D. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất. Câu 21. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 là: A. đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia. B. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. C. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc. D. buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Câu 22. Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Pháp được Đảng ta vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ là Trang 2/4 - Mã đề 132
  3. A. chiến tranh nhân dân. B. chiến tranh chớp nhoáng. C. chiến tranh tổng lực. D. chiến tranh du kích. Câu 23. Một trong những nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975 là A. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. C. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Câu 24. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ. B. Khẳng định thắng lợi của cách mạng ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. D. Khẳng định sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 25. Nội dung nào không phản ánh mục đích của Mĩ và chính quyền Sài Gòn khi xây dựng hệ thống "Ấp chiến lược" A. Kìm kẹp, kiểm soát dân, nắm chặt dân. B. Đẩy lực lượng quân giải phóng về thế bị động. C. Hỗ trợ chương trình "bình định" miền Nam của Mĩ - ngụy. D. Tách cách mạng ra khỏi dân, nhằm cô lập cách mạng. Câu 26. Âm mưu chiến lược của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là A. giành lại thế chủ động trên chiến trường. B. Thử nghiệm một loại hình chiến tranh xâm lược. C. dùng người Việt đánh người Việt. D. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Câu 27. Với các hoạt động quân sự “tìm diệt”, Mĩ có âm mưu gì trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965-1968? A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường. B. Tạo thế mạnh trên mặt trận ngoại giao. C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược. Câu 28. Mỹ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam sau thất bại của chiến lược A. “Đông Dương hóa chiến tranh” B. “Việt Nam hóa chiến tranh” C. “Chiến tranh cục bộ” D. “Chiến tranh đặc biệt” Câu 29. Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” được thể hiện qua chiến dịch nào dưới đây? A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh. C. Chiến dịch Điên Biên Phủ. D. Chiến dịch Tây Nguyên. Câu 30. Trong thời kì 1954-1975, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì cuộc cách mạng này A. trực tiếp xóa bỏ ách áp bức, bóc lôt của địa chủ và tư sản miền Nam. B. bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc XHCN. C. trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. D. làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 31. Mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Trận Ấp Bắc (1963). B. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967. C. Trận Vạn Tường (1965). D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Câu 32. Đại hội nào của Đảng được xác định là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà"? A. Đại hội lần thứ IV(12/ 1976). B. Đại hội lần thứ VI (12/1986). C. Đại hội lần thứ III (9/1960). D. Đại hội lần thứ II (2/1951). Câu 33. Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở Việt Nam? A. Thể hiện tư tưởng tiến công, tạo thế và lực, tạo thời cơ cách mạng. Trang 3/4 - Mã đề 132
  4. B. Là cuộc hành quân thần tốc nhằm mục tiêu cơ bản đánh cho “Mĩ cút”. C. Thể hiện sự kết hợp linh hoạt giữa tiến công và nổi dậy trong cả nước. D. Là sự kết hợp đồng thời giữa tiến công quân sự và ngoại giao. Câu 34. Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước như thế nào? A. Lực lượng sản xuất nhỏ bé, cơ sở vật chất lạc hậu, năng suất thấp. B. Năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ kinh tế. C. Nền kinh tế mất cân đối, lạm phát cao, lao động thiếu việc làm. D. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là trong kinh tế-xã hội. Câu 35. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. C. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967. D. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965) Câu 36. Mục tiêu của Mĩ khi thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là A. giảm bớt xương máu của người Mĩ trên chiến trường. B. chuẩn bị cho việc rút quân khỏi Việt Nam. C. chuyển giao lực lượng cho quân đội Sài Gòn. D. tránh áp lực trước làn sóng chống chiến tranh Việt Nam. Câu 37. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là một cuộc đụng đầu lịch sử vì A. đây là một cuộc đấu tranh của một dân tộc nhược tiểu chống lại một đế quốc số một thế giới. B. đây là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đứng về phía Mĩ - đại diện cho chủ nghĩa đế quốc. C. đây là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đầu tiên giành thắng lợi. D. đây là một cuộc chiến phản ánh tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại. Câu 38. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã mở ra kỉ nguyên A. độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. B. độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. nhân dân có quyền làm chủ đất nước. D. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Câu 39. Sự kiện lịch sử diễn ra lúc 11h30 phút ngày 30 – 04 – 1975 là A. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. B. tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. C. quân ta nổ súng bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh. D. xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập. Câu 40. Ngay sau Đại thắng mùa xuân 1975, công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam không có điều kiện thuận lợi nào dưới đây? A. Miền Nam đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả chiến tranh. B. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành. C. Nhiều nước trên thế giới đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. D. Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. HẾT (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) Trang 4/4 - Mã đề 132