Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_toan_5_nam_hoc_2021_2022_co_d.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN TOÁN - KHỐI 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu Mạch kiến thức, và số kĩ năng TN TL TN TL TN TL TN TL điểm TL TN Kiến thức ban Số câu 2 3 2 7 đầu về Số thập Số điểm phân, kĩ năng thực hành tính với 2 3 2 7 số thập phân , tỉ số phần trăm Câu số 1-2 3-4-5 6-7 Số câu 1 Tìm thành phần chưa biết Số điểm 1 Chu vi, diện tích, Số câu 1 thể tích các hình Số điểm 1 Giải bài toán về Số câu 1 chuyển động đềù Số điểm 1 Tổng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 1 1 3
- TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG THẠNH A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII – NH: 2021-2022 MÔN TOÁN 5 – THỜI GIAN 40 PHÚT SỐ ĐIỂM BẰNG CHỮ KÝ CHỮ KÝ CHỮ KÍ NHẬN XÉT CỦA GV PHÁCH SỐ CHỮ GK1 GK2 PHHS I.TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (7 điểm) Câu 1. Đọc số thập phân 8,05 (1 điểm) A. Tám phẩy không năm B. Tám đơn vị năm phần mười C. Tám phẩy năm Câu 2. Nêu giá trị chữ số 5 trong số thập phân 7,25 (1 điểm) 5 5 5 A. 10 B. 100 C. 1000 D. 5 đơn vị Câu 3. Viết số thập phân: Không đơn vị , sáu phần mười (1 điểm) A. 0,6 B. 0,06 C. 0,006 D. 60 Câu 4. Tính (1 điểm) a/ 396,08 + 217,63 A. 61371 B. 6,1371 C. 613,71 b/ 93,813 – 46,470 A. 47,343 B. 4,7343 C. 473,43 Câu 5. Tính (1 điểm) a/ 67,28 x 5,3 A. 3565,84 B. 356,584 C. 35,6584 b/ 173,44 : 3,2 A. 54,2 B. 5,42 C. 542 Câu 6. Tính giá trị biểu thức: 35,04 : 4 - 6,87 (1 điểm) A. 8,76 B. 18,9 C. 1,89
- 3 Câu 7. Phân số 4 viết dưới dạng số thập phân là: (1 điểm) A. 7,5 B. 0,75 C. 3,4 II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 8. Tìm X (1 điểm) X + 8,7 = 50,5 : 2,5 Câu 9. Một ô tô đi từ A lúc 6 giờ 25 phút và đến B lúc 9 giờ 55 phút với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét? (1điểm) Câu 10. Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1điểm) 8,75 x 7,9 + 1,25 x 7,9
- HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ - GHI ĐIỂM TOÁN 5 CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. (1 điểm) đáp án A Câu 2. (1 điểm) đáp án B Câu 3. (1 điểm) đáp án A Câu 4. (1 điểm) a/ C. 613,71 0,5 điểm b/ A. 47,343 0,5 điểm Câu 5. (1 điểm) a/ B 356,584 0,5 điểm b/ A 54,2 0,5 điểm Câu 6. (1 điểm) đáp án C 1,89 Câu 7. (1 điểm) đáp án B 0,75 II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 8: (1 điểm) X = 11,5 Câu 9: (1 điểm) giải Thời gian người đi ô tô từ A đến B là: 9 giờ 55 phút – 6 giờ 25 phút = 3 giờ 30 phút 0,25 điểm Đổi 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ 0,25 điểm Quãng đường AB dài là: 60 x 3,5 = 210 (km) 0,25 điểm Đáp số: 210 km 0,25 điểm Câu 10 (1 điểm) 7,9 X ( 8,75 + 1,25 ) = 0,5 điểm 7,9 X 10 = 79 0,5 điểm
- TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG THẠNH A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII – NH: 2021-2022 MÔN TIẾNG VIỆT 5 - PHẦN ĐỌC- HIỂU THỜI GIAN 40 PHÚT SỐ ĐIỂM BẰNG CHỮ KÝ CHỮ KÝ CHỮ KÍ NHẬN XÉT CỦA GV PHÁCH SỐ CHỮ GK1 GK2 PHHS A. Phần đọc thành tiếng (3 điểm) 1. Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài sau: - Bài số 1: Một vụ đắm tàu (SGK TV5 tập 2, trang 108) - Bài số 2: Con gái (SGK TV5 tập 2, trang 112) - Bài số 3: Tà áo dài Việt Nam (SGK TV5 tập 2, trang 122) - Bài số 4: Công việc đầu tiên (SGK TV5 tập 2, trang 126) - Bài số 5: Út Vịnh (SGK TV5 tập 2, trang 136) KẾT QUẢ PHẦN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG ĐIỂM BÀI ĐỌC SỐ: ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI CỘNG B. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 ĐIỂM) 1. Học sinh đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam ”, SGK TV 5, tập 2- trang 122. 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất: Câu 1. Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại đó là: A. Áo tứ thân và áo năm thân B. Áo hai thân và áo ba thân C. Áo một thân và áo hai thân Câu 2. Áo tứ thân, được may từ: A. Hai mảnh vải B. Bốn mảnh vải C. Ba mảnh vải Câu 3. Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm của thế kỉ ?
- A.Từ những năm 20 của thế kỉ XIX B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX Câu 4. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của: A. Người phụ nữ B. Người phụ nữ Việt Nam C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam Câu 5. Dấu phẩy trong câu “Từ đầu thế kỷ XIX đến sau năm 1945, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. ” có tác dụng: A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ B. Ngăn cách các vế trong câu ghép C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu Câu 6. Dấu hai chấm trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.”có tác dụng: A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Liệt kê sự việc. 3. Hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 7 .Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? Câu 8 . Nêu nội dung bài? Câu 9. Đặt một câu với từ “áo dài”
- TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG THẠNH A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII – NH: 2021-2022 MÔN: CHÍNH TẢ 5 – TẬP LÀM VĂN - THỜI GIAN: 60 PHÚT SỐ ĐIỂM BẰNG CHỮ KÝ CHỮ KÝ CHỮ KÍ NHẬN XÉT CỦA GV PHÁCH SỐ CHỮ GK1 GK2 PHHS A. CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) (2 điểm) Bài viết: Đất nước * Đánh giá cho điểm: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 2 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25 điểm - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ - hoặc trình bày bẩn bị trừ 0.25 điểm trên toàn bài.
- B. TẬP LÀM VĂN: (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Bài làm * Cách cho điểm: - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cở chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp. (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) (1điểm)
- ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp A B C B A B Vì trong tà áo Chiếc áo dài Hs tự dài hình ảnh Việt Nam thể án người phụ nữ hiện vẻ đẹp đặt Việt Nam như dịu dàng của đẹp hơn, tự người phụ nữ nhiên, mềm và truyền mại và thanh thống của thoát hơn A dân tộc Việt Nam 1. Mở bài: Giới thiệu được người bạn định tả (1,5 điểm) 2. Thân bài: (5 điểm) + Nội dung (1,5 điểm) - Xác định đúng yêu cầu đề bài - Bài văn có nội dung miêu tả rõ ràng đúng cấu tạo bài văn tả người đã học - Tả được ngoại hình, tính tình người bạn + Kĩ năng (2 điểm) - Biết dùng từ, đặt câu rõ ràng, đầy đủ ý - Diễn đạt ý phù hợp - Trình bày sạch, đẹp (không mắc quá 5 lỗi chính tả) + Cảm xúc (1,5 điểm) - Bài viết thể hiện cảm xúc chân thật - Bài viết có sáng tạo 3. Kết bài: (1,5 điểm)
- MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG VIỆT TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Số 1 hiểu văn câu 3 2 bản câu số 1-3-4 1-5 Kiến Số 2 thức câu 1 1 2 Tiếng câu Việt số 7 6 8-9 Tổng số câu 3 3 1 2 9
- TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG THẠNH A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII – NH: 2021-2022 MÔN: KHOA HỌC 5 - THỜI GIAN: 40 PHÚT SỐ ĐIỂM BẰNG CHỮ KÝ CHỮ KÝ CHỮ KÍ NHẬN XÉT CỦA GV PHÁCH SỐ CHỮ GK1 GK2 PHHS PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM) Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: Câu 1. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. A. Chất đốt ở thể lỏng 1. Ga B. Chất đốt ở thể rắn 2. Dầu hoả, xăng C. Chất đốt ở thể khí 3. Than đá, củi Câu 2. Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn. B. Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau. C. Dung dịch là hỗn hợp của chất rắn với chất rắn bị hoà tan vào nhau. Câu 3. Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là gì? A. Sự biến đổi sinh học B. Sự biến đổi hóa học C. Sự biến đổi vật lí học Câu 4. Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là: A. Điện B. Gió C. Khí đốt tự nhiên D . Mặt trời Câu 5. Để phòng cháy đường dây và cháy nhà, người ta thường mắc thêm vào mạch điện cái gì? A. Một công tơ điện B. Một cầu chì C. Một bóng đèn D. Một chuông điện Câu 6. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì? A. Rễ B. Lá C. Thân D. Hoa Câu 7. Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
- A. Đầu mùa hạ B. Đầu mùa xuân C. Đầu mùa thu D. Đầu mùa đông A. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1. Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Câu 2. Theo em việc phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Câu 3. Kể việc làm để giảm bớt ô nhiễm môi trường .
- BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KHOA HỌC – CUỐI HK II Số câu Mức 1 + 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, và số kĩ năng TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Số câu 2 1 2 1 1. Sự biến đổi của Câu số 1, 2 11 chất Số 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ điểm Số câu 1 1 1 1 2. Sử dụng năng Câu số 5 10 lượng Số 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ điểm Số câu 2 2 3. Sự sinh sản của Câu số 6, 7 thực vật Số 2 đ 2 đ điểm Số câu 1 1 1 1 4. Sự sinh sản của Câu số 3 8 động vật Số 0,5 đ 1 đ 0,5 đ 1 đ điểm Số câu 1 1 1 1 5. Môi trường và Câu số 4 12 tài nguyên Số 0,5 đ 1 đ 0,5 đ 1 đ điểm Số câu 1 1 6. Mối quan hệ Câu số 9 giữa môi trường Số và con người 1 đ 1 đ điểm Tổng số câu 7 1 3 1 7 5 Tổng số 8 3 1 12 Tổng số điểm 6 điểm 3 điểm 1 điểm 10 điểm
- Đáp án và hướng dẫn giải môn Khoa học học kì 2 lớp 5 Câu 1: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.(1 điểm) A.Chất đốt ở thể lỏng 1. Ga B Chất đốt ở thể rắn 2. Dầu hoả, xăng C.Chất đốt ở thể khí 3. Than đá, củi Câu 2: B. Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau. Câu 3: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là gì? B. Sự biến đổi hoá học Câu 4: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là: D. Mặt trời Câu 5: Để phòng cháy đường dây và cháy nhà, người ta thường mắc thêm vào mạch điện cái gì ? B. Một cầu chì Câu 6: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì? D. Hoa Câu 7: Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? A. Đầu mùa hạ B. TỰ LUẬN Câu 1. Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Xả rác bừa bãi; xử lí rác thải không hợp vệ sinh. Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dân số tăng, sự phát triển của các ngành công nghiệp. Sử dụng các loại chất đốt. Chặt phá rừng bừa bãi, Câu 2. Theo em việc phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Việc phá rừng dẫn đến hậu quả: - Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Câu 3. Kể việc làm để giảm bớt ô nhiễm môi trường - Không xả rác bừa bãi; xử lí rác thải, chất thải công nghiệpTrồng cây gây rừng, bảo vệ rừng; không chặt phá rừng.Hạn chế (không) sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Nuôi bọ rùa, sử dụng các biện pháp sinh học trong trồng trọt, Sử dụng tiết kiệm các loại chất đốt, tài nguyên,
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II Môn: Lịch sử và địa lí – Lớp 5 I. Phân môn Lịch sử: Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Số Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mạch nội dung câu, cao kiến thức, kĩ năng số TN TN TN TN TN điểm TL TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ KQ 1. Đường Trường Số câu 1 Sơn. Số 1,5 điểm 2. Chiến thắng Điện Số câu 1 Biên Phủ trên không Số 0,5 điểm 3. Hoàn thành thống nhất đất nước Số câu 1 1 Số 0,5 1 điểm 4. Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Số câu 1 1 bình Số 0,5 1 điểm Số 2 `1 1 1 1 câu Tổng Số 1 0,5 1 1,5 1 điểm
- II.Phân môn Địa lí: Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Số Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mạch nội dung câu, cao kiến thức, kĩ năng số TN TN TN TN TN điểm TL TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ KQ 1. Các nước láng Số câu 1 1 giềng của Việt Nam Số 0,5 1,5 điểm 1 2. Châu Âu Số câu Số 1 điểm 3. Châu Mỹ Số câu 1 1 Số 0,5 1 điểm 4. Các Đại dương trên thế giới Số câu 1 Số 0,5 điểm Số 1 1 1 1 1 1 câu Tổng Số 1 0,5 0,5 0,5 1 1,5 điểm
- TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG THẠNH A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII – NH: 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 5 - THỜI GIAN: 40 PHÚT SỐ ĐIỂM BẰNG CHỮ KÝ CHỮ KÝ CHỮ KÍ NHẬN XÉT CỦA GV PHÁCH SỐ CHỮ GK1 GK2 PHHS PHẦN I: LỊCH SỬ (5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng để hoàn thành các yêu cầu sau: Câu 1: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm) A. Đường Hồ Chí Minh trên biển. B. Đường số 1. C. Đường Hồ Chí Minh. D. Đường Hồ Chí Minh trên không. Câu 2. Với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? (0,5điểm) A. 05/6/1930 B. 06/5/1911 C. 05/6/1911 Câu 3. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc là: (1 điểm) A.Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. B. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. Tất cả các ý trên. Câu 4. Sau Cách Mạng Tháng Tám nước ta gặp những khó khăn gì? (1 điểm) A. Các nước đế quốc và thế lực phản động chống phá cách mạng. B. “Giặc đói”, “giặc dốt” đe dọa đất nước. C. Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. D. Kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Câu 5. Sau Cách mạng tháng tám, nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt? (1 điểm) Câu 6. Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? (1 điểm) PHẦN II: ĐỊA LÍ (5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc hoàn thành các yêu cầu sau: Câu 1. Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là: (0,5 điểm) A. Huế - Đà nẵng B. Bắc - Nam ( Hà Nội - Thành Phố HCM ) C. Hà Nội - Đà Nẵng D. Đà Nẵng - Nha Trang Câu 2. Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng bao nhiêu km2 ? (0,5 điểm) A. 330 000 km2 B. 320 000 km2 C. 430 000 km2 D. 340 000 km2 Câu 3. Đặc điểm khí hậu của châu Phi là: (1 điểm) A. Có khí hậu ôn hòa. B. Có băng tuyết quanh năm. C. Nóng và khô bậc nhất thế giới. B. Gió mùa nóng ẩm Câu 4. Vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất là: (1 điểm) A. Điều hòa khí hậu B. Cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ
- C. Che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt. D. Tất cả ý trên Câu 5. Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Mĩ? (1 điểm) Câu 6. Điền từ trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống ( ) cho phù hợp. (1 điểm) (khắc nghiệt, đồi núi thấp, lớn nhất, Á, tài nguyên thiên nhiên) Liên bang Nga có diện tích .thế giới, nằm ở cả châu .và châu Âu . Phần lãnh thổ thuộc châu Á có khí hậu , phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ yếu là đồng bằng và Liên bang Nga có nhiều là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ Lớp 5 – Năm học 2021 – 2022 PHẦN I: LỊCH SỬ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C C D C Câu 5. Sau Cách mạng tháng tám, nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt? Trả lời: Thực hiện phong trào xoá nạn mù chữ, mở thêm trường học, mở lớp bình dân học vụ, với phương châm: “Người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa biết”. Chỉ trong một thời gian ngắn giặc dốt được đẩy lùi. Câu 6. Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Trả lời: Từ đây Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn. PHẦN II: ĐỊA LÍ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B A C D Câu 5. Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Mĩ? Một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Mĩ + Địa hình: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là đồng bằng lớn còn phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên. + Khí hậu: Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Câu 6. Điền từ trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống ( ) cho phù hợp. (khắc nghiệt, đồi núi thấp, lớn nhất, Á, tài nguyên thiên nhiên) Liên bang Nga có diện tích LỚN NHẤT thế giới, nằm ở cả châu Á và châu Âu . Phần lãnh thổ thuộc châu Á có khí hậu KHẮC NGHIỆT, phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ
- yếu là đồng bằng và ĐỒI NÚI THẤP Liên bang Nga có nhiều TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.