Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 135 - Năm học 2022-2023

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 135 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_12_sach_canh_dieu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 12 sách Cánh diều - Mã đề 135 - Năm học 2022-2023

  1. Mã đề 132 SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn thi: Lịch sử - Lớp 12 ĐỀ Thời gian làm bài: 45 phút (Đề kiểm tra có 03 trang) không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Số báo danh: . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (2/1930)? A. Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản. C. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng. D. Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam. Câu 2: Nguyên nhân chủ quan nào quyết định nhất sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? A. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương. B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. C. Ta có hậu phương vững chắc miền Bắc cung cấp sức người, sức của cho miền Nam. D. Nhờ sự lãnh đạo sáng xuất của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 3: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Tạo ra khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. B. Tạo điều kiện hoàn thành của cách mạng giải phóng dân tộc. C. Đánh dấu việc hoàn thành các tổ chức chính trị. D. Đáp ứng được điều kiện để Việt Nam gia nhập ASEAN. Câu 4: Sự kiện nào đã “đánh cho Mĩ cút”? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh 30/4/1975. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Thắng lợi của “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” 1972. D. Hiệp định Pari 1973. Câu 5: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. B. Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. Câu 6: Nội dung nào dưới đây là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12 – 1986)? A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. B. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp. C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. D. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 7: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới? A. Đổi mới là một yêu cầu cấp thiết từ trước năm 1986. B. Để khắc phục những sai lầm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng. C. Đổi mới để xây dựng đất nước với cơ cấu ngành kinh tế đa dạng. D. Đối mới sẽ tạo điều kiện bắt đầu đi vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 8: Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hoá. D. Xã hội. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 9: Trong những năm 1975- 1979 quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam đã thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A. Giúp đỡ nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ. B. Đấu tranh thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. C. Đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ Tổ Quốc. D. Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ. Câu 10: Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào? A. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945). B. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976). C. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976). D. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975). Câu 11: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) đã xác định nhiệm vụ cách mạng miền Bắc là A. khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh. B. đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam. C. chi viện cho tiền tuyến miền Nam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia. D. xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đánh Mĩ. Câu 12: Trong những năm 1975- 1979 quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. B. Giúp đỡ nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ. C. Xây dựng hành lang chiến lược Đông-Tây. D. Bảo vệ Biên giới phía Bắc Việt Nam. Câu 13: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng miền Bắc sau năm 1954 là A. đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. B. phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân. C. hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế. D. hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất. Câu 14: Chiến thắng nào được gọi là “Ấp Bắc’ đối với quân đội Mĩ? A. Chiến thắng mùa khô 1955-1956. B. Chiến thắng mùa khô 1966-1967. C. Chiến thắng Tết Mậu Thân (1968). D. Chiến thắng Vạn Tường (1965). Câu 15: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng A. Phân phối theo lao động. B. Kinh tế thị trường. C. Xã hội chủ nghĩa. D. kinh tế tập trung. Câu 16: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình nhà nước ở nước ta như thế nào? A. mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. B. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất. C. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền. D. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền. Câu 17: Giữa tháng 5/1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Tập kết, chuyển quân, chuyển giao quyền khu vực. B. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam - Bắc Việt Nam. C. Rút hết căn cứ quân sự ở Đông Dương. D. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. Câu 18: Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Việt Minh. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 19: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 – 1986) là A. Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN. B. Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á. C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới. Câu 20: Quốc hội thống nhất cả nước sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá A. Khoá IV. B. Khoá V. C. Khoá VII. D. Khoá VI. Câu 21: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đầu năm 1930 xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là A. Đánh đổ phong kiến, đế quốc. B. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai. C. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. D. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. Câu 22: Sự kiện nào buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. B. Cuộc tiến công chiến lược 1972. C. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. D. Chiến thắng trong cuộc phản công chiến lược 1966 – 1967. Câu 23: Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 là A. chính quyền phản động miền Nam và Mĩ. B. chính quyền Sài Gòn và Ngô Đình Diệm. C. chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và bọn phảm động. D. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. Câu 24: Sự kiện nào là mốc đánh dấu miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng? A. Quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà – Hải Phòng. B. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội. C. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô. D. Hiệp định Giơnevơ về đông Dương được kí kết. Câu 25: Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược là A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến thắng Phước Long. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 26: Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam là gì? A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn B. Khả năng chi viện của miền Bắc cho chính trường miền Nam C. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long D. Quân Mĩ đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa. Câu 27: Thắng lợi quân sự nào quyết định tới thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952. B. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1954. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). D. Chiến dịch Trung Lào 1953. Câu 28: Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mỹ trong “Chiến tranh cục bộ”? A. Chiến thắng Núi Thành. B. Chiến thắng mùa khô 1965-1966. C. Chiến thắng mùa khô 1966-1967. D. Chiến thắng Vạn Tường. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Làm rõ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). Câu 2. (1,5 điểm) Từ năm 1954 đến năm 1975 Mĩ đã thực hiện những chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam? Chiến lược chiến tranh nào là ác liệt nhất? Vì sao? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132