Đề kiểm tra chương 3 môn Hóa học Lớp 10 - Đề mẫu 1 (Có đáp án)

docx 3 trang Phương Ly 06/07/2023 6540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chương 3 môn Hóa học Lớp 10 - Đề mẫu 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chuong_3_mon_hoa_hoc_lop_10_de_mau_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chương 3 môn Hóa học Lớp 10 - Đề mẫu 1 (Có đáp án)

  1. Đẫ mẫu 1 KIỂM TRA CHƯƠNG 3 I- Phần trắc nghiệm: 20 câu (8 điểm) Câu 1. Liên kết hóa học là A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 2. Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. cho đi 2 electronB. nhận vào 1 electron C. cho đi 3 electron.D. nhận vào 2 electron. Câu 3. Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? A. B. C. D. Câu 4. Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành A. phân tử.B. ion.C. cation. D. anion. Câu 5. Quá trình tạo thành ion Ca2+ nào sau đây là đúng? A. Ca → Ca2+ + 2e.B. Ca → Ca 2+ + 1e.C. Ca + 2e → Ca 2+.D. Ca + 1e → Ca 2+. Câu 6. Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây? A. Cation và anion.B. Các anion. C. Cation và các electron tự do.D. Electron và hạt nhân nguyên tử. Câu 7. Phân tử KCl được hình thành do A. sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl. B. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-. C. sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+. D. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-. Câu 8. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết A. ion.B. cộng hóa trị.C. kim loại. D. hydrogen. Câu 9. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học? A. Fluorine.B. Oxygen.C. Hydrogen. D. Chlorine. Câu 10. Chỉ ra nội dung không đúng khi xét phân tử CO2? A. Phân tử có cấu tạo góc. B. Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là phân cực. C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Trong phân tử có hai liên kết đôi. Câu 11. Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. LiCl.B. CF 2Cl2.C. CHCl 3. D. N2. Câu 12. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p? A. H2.B. Cl 2.C. NH 3.D. HCl. Câu 13. Cho công thức Lewis của các phân tử sau:
  2. Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 14. Liên kết σ là liên kết được hình thành do A. sự xen phủ bên của 2 orbital.B. cặp electron chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 15. Tương tác van der Waals được hình thành do A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử. B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử. C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử. D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực. Câu 16. Các liên kết biểu diễn bằng dấu “•••” có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì? A. Liên kết ion.B. Liên kết cộng hoá trị có cực. C. Liên kết cộng hoá trị không cực.D. Liên kết hydrogen. Câu 17. Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. CaCl2, NaCl, NO2.B. SO 2, CO2, K2O.C. SO 3, H2S, H2O.D. MgCl 2, Na2O, HCl. Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết δ. C. Liên kết δ bền vững hơn liên kết π. D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên. Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết? A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm. B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng. C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm. D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết. Câu 20. Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của A. các nguyên tử trong phân tử.B. các electron trong phân tử. C. các proton trong hạt nhân.D. các neutron và proton trong hạt nhân. II- Phần tự luận: (2 câu- 2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử F2. Biết F (Z = 9). Câu 2: (1 điểm) Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử MgO. Biết Mg (Z = 12) và O (Z = 8).
  3. Giải tự luận Câu 1: F (Z = 9): 1s22s22p5. Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, nguyên tử fluorine có 7 electron hóa trị, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử fluorine góp chung 1 electron. Phân tử F2 được biểu diễn: . Xung quanh mỗi nguyên tử F đều có 8 electron.