Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10

doc 3 trang Tài Hòa 17/05/2024 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_lop_10.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10

  1. ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN NGHỊ LUẬN - LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH MỚI Đọc đoạn trích: Thiết nghĩ giáo hóa(1) là việc gấp của quốc gia, phong tục là việc lớn của thiên hạ. Phương pháp giáo dục của bản triều có hương học và quốc học, có giáo điều (2) và học quy(3), gần đây đã được tuyên bố ban hành và ghi lại ở kho sách lưu trữ. Việc trau dồi đức tốt và ngăn ngừa thói xấu như thế là đầy đủ và chu đáo. Song tình hình giáo hóa vẫn chậm chạp, phong tục thuần hậu vẫn chưa vãn hồi (4) được, mỗi ngày dân tình thêm kiêu bạc(5) dần và không tự biết. Sở dĩ như thế đều là tại sự dạy dỗ ở gia đình và sự học tập ở các trường hương học và quốc học, chỉ chăm dạy về văn mà không biết dạy về hạnh (6). Hiện nay những người văn hay chữ tốt, tài thức cao siêu không phải là hiếm. Những người ấy rất thông hiểu việc đời và hiểu biết lòng người. Song vì họ không được dạy dỗ về hạnh, cho nên có những người lấy việc ngạo với bề trên cho là giỏi, nhờn với người lớn cho là hay; không thích sửa mình mà thích bàn việc nước, không cầu thực học, chỉ cầu hư danh(7). Họ đem cái miệng lưỡi hung biện mà tô vẽ cho cái lòng dạ bí hiểm, đem cái đầu óc ngang tàng mà che đậy cho cái ruột gan quỷ quyệt. Hôm nay triều đình bổ một chức quan thì họ bàn tán với nhau rằng: người này vì đút lót, người kia vì thần thế. Chính họ thực chẳng có nết na gì, nhưng họ cũng khoác lác để làm mờ tai mắt của người thường. Hôm khác chính phủ ra một mệnh lệnh thì họ nhốn nháo lên rằng: việc ấy là không tốt, việc kia là khó thi hành. Chính họ chẳng có tài năng gì nhưng họ cũng nói bừa làm rối tâm trí của dân ngu. Sĩ phong đến như thế, khác nào như người đời Tống đã nói "mượn mũ nhà Nho để ăn cắp sách". Nếu gặp may mà được bổ dụng thì họ là một viên quan tham nhũng; nếu khéo xun xoe dựa người thì họ là một kẻ lại nhũng lạm. Khi không làm chức vụ gì thì họ là hạng người điêu toa. Lại viên nào học thói họ thì sẽ trở thành kẻ lại giảo hoạt, dân thường nào học thói họ thì sẽ trở thành dân bướng dân điêu. Pháp luật không uốn nắn nổi họ; hình phạt không cấm đoán nổi họ. Lí do chỉ tại đường lối giáo dục chưa đem họ trở lại với cái tính thiện sẵn có để ngăn chặn xu hướng của họ. Xưa đã có người cho rằng "Âm dương không hòa hợp chưa đáng sợ, nhưng nếu điều liêm sỉ không còn, khen chê không xác đáng, thì đó mới là điều thật đáng sợ". Như vậy việc giáo hóa có thể nào xao lãng được. (Trích Bàn về giáo dục, Nguyễn Văn Tú dịch, Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, quyển I, NXB Khoa học xã hội, 1978, tr.162-165) Chú thích: (1) Giáo hóa: cảm hóa bằng giáo dục. (2) Giáo điều: luận điểm được công nhận mà không cần chứng minh, được coi là chân lí. (3) Học quy: quy định về việc học. (4) Vãn hồi: làm cho trở lại bình thường như trước. (5) Kiêu bạc: kiêu ngạo với vẻ khinh bạc. (6) Hạnh: nết tốt hoặc đạo đức.
  2. (7) Hư danh: danh tiếng không thực chất, hão huyền. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. (1,0 điểm) Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? A. Giáo điều B. Mệnh lệnh C. Pháp luật D. Người đời Câu 3. (1,0 điểm) Văn bản thể hiện quan điểm nào của tác giả: A. Đề cao giáo dục đạo đức B. Đề cao việc bồi dưỡng nhân tài C. Đề cao ý thức thực hiện pháp luật của mỗi người D. Việc giảng dạy về văn chương là cần thiết ở các trường hương học và quốc học Câu 4. (1,0 điểm) Yếu tố nào dưới đây tạo nên tính thuyết phục của văn bản trên? A. Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ. B. Sử dụng hệ thống các từ ngữ giàu giá trị biểu đạt. C. Đưa yếu tố tự sự vào văn bản. D. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. Trả lời các câu hỏi: Câu 5. (1,0 điểm) Theo tác giả, đâu là nguyên nhân khiến tình hình giáo hóa vẫn chậm chạp, phong tục thuần hậu vẫn chưa vãn hồi? Câu 6. (1,0 điểm) Việc sử dụng các đại từ "họ" trong đoạn văn trên là biểu hiện của hai phép liên kết nào? Câu 7. (2,0 điểm) Nêu hiệu quả của phép liệt kê trong câu văn sau: Song vì họ không được dạy dỗ về hạnh, cho nên có những người lấy việc ngạo với bề trên cho là giỏi, nhờn với người lớn cho là hay; không thích sửa mình mà thích bàn việc nước, không cầu thực học, chỉ cầu hư danh. Câu 8. (2,0 điểm) Từ việc đọc văn bản trên, anh/chị hãy rút ra một bài học có ý nghĩa với bản thân mình? Lí giải ngắn gọn lựa chọn của anh/chị. Đáp án, hướng dẫn chấm Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 D. Nghị luận 1,0 2 D. Người đời 1,0 3 A. Đề cao giáo dục đạo đức 1,0 4 D. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. 1,0 5 Theo tác giả, nguyên nhân khiến tình hình giáo hóa vẫn chậm chạp, 1,0
  3. phong tục thuần hậu vẫn chưa vãn hồi là do: sự dạy dỗ ở gia đình và sự học tập ở các trường hương học và quốc học, chỉ chăm dạy về văn mà không biết dạy về hạnh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc nêu được ý "việc dạy dỗ chỉ chăm dạy về văn mà không biết dạy về hạnh": 1,0 điểm - Học sinh trả lời được ý "sự dạy dỗ ở gia đình và sự học tập ở các trường hương học và quốc học, chỉ chăm dạy về văn": 0,5 điểm 6 Việc sử dụng các đại từ "họ" trong đoạn văn trên là biểu hiện của hai 1,0 phép liên kết: Phép thế, phép lặp Hướng dẫn chấm: Mỗi ý 0,5 điểm 7 - Phép liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của những người không được dạy 2,0 dỗ về hạnh: ngạo với bề trên, nhờn với người lớn; không thích sửa mình, không cầu thực học. - Hiệu quả: + Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về đạo đức, rèn luyện phẩm hạnh. + Thể hiện thái độ phê phán của tác giả với những người không rèn luyện phẩm hạnh. + Tăng tính nhịp nhàng, thuyết phục cho lời văn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 2,0 điểm - Học sinh nêu được biểu hiện của phép liệt kê: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 03 ý về hiệu quả: 1,5 điểm - Học sinh trả lời được 02 ý về hiệu quả: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả: 0,5 điểm 8 - Học sinh nêu bài học phù hợp, có thể theo hướng: Vừa phải học kiến 2,0 thức, vừa phải rèn luyện đạo đức; Biết phê phán những điều sai trái - Lí giải hợp lí, thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - HS nêu được bài học và lí giải thuyết phục: 2,0 điểm - HS nêu được bài học, có lí giải nhưng chưa thật sự thuyết phục: 1,5 điểm. - HS chỉ nêu được bài học, chưa lí giải: 1,0 điểm. Thầy cô liên hệ qua sđt hoặc zalo 0988600295 để có bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 đầy đủ (bao gồm ma trận, đề, đáp án, hướng dẫn chấm. Tổng 22 đề do tác giả tự xây dựng). Toàn bộ ngữ liệu của bộ đề đều ngoài SGK, đáp án chi tiết, rõ ràng. Phí 50k/bộ.