Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Thần thoại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Thần thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_10_chu_de_than_thoai.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Thần thoại
- thuvienhoclieu.com CHỦ ĐỀ: THẦN THOẠI ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Môn: Ngữ văn lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Người Trung Hoa kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần , Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Cung Công thua to, tự nghĩ chẳng còn mặt mũi nào sống trong trời đất nữa bèn đập đầu vào núi Bất Chu, vốn là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, để tự tử. Vì sức đập không đủ mạnh nên Cung Công không chết, chỉ có cây cột chống Trời là gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người.Vòm trời rách toang, đất đai ầm ầm rung chuyển, núi rừng bốc cháy, nước ngập mênh mông, loài người hốt hoảng kéo nhau chạy trốn. Nhưng trời sập còn biết trốn vào đâu! Bà Nữ Oa đau lòng thấy con cháu ngoi ngóp trong cảnh đất trời nghiêng ngửa tối tăm. Bà nghĩ chỉ còn một cách vá lại vòm trời cho nguyên lành như cũ mới mong cứu được loài người. Nhưng công việc vá trời đâu phải chuyện dễ, xưa nay đã có ai nghĩ đến, đừng nói dám làm! Chỉ vì thương con mà ngày đêm bà không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Bà lấy bốn chân lực lưỡng của con rùa khổng lồ đem dựng ở bốn phương trái đất làm cột chống trời hết sức vững chãi. Vòm trời được nâng cao, ánh sáng trở lại chan hòa. Bà còn lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước lũ lan tràn trừ được tai họa do Thủy Thần gây ra. Bà giết con rồng đen hung dữ, xua đổi các loài ác thú vẫn thường quấy phá khắp nơi. Bà lấy ống sậy ghép lại với nhau thành một loại nhạc cụ hình giống đuôi con chim phượng rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai. Từ đấy, cảnh tượng bình yên đã trở về trên mặt đất. Con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi. Họ tưởng nhớ công ơn bà Nữ Oa luyện đá vá trời cho đàn con được hưởng yên vui, no ấm, nên lập miếu để thờ bà. thuvienhoclieu.com Trang 1
- thuvienhoclieu.com (Trích Nữ Oa vá trời – Truyện thần thoại Trung Quốc) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Vị thần nào khai sinh ra loài người? A. Thủy Thần B. Cung Công C. Hỏa Thần D. Nữ Oa Câu 2. Nữ Oa đã sử dụng cái gì để vá các vết thủng trên vòm trời ? A. đá ngũ sắc B. lau lách C. 4 chân rùa khổng lồ D. ống sậy Câu 3. Sau khi vá trời, Nữ Oa đã giúp con người làm gì? A. Làm cho ruộng lúa bội thu B. Dạy người dân cách trồng lúa C. Tiêu diệt con rồng đen hung ác, đánh đuổi các loài ác điểu, mãnh thú D. Lấy ống sậy ghép lại với nhau thành một loại nhạc cụ thổi lên nghe réo rắt vui tai. Câu 4. Câu “Nhưng trời sập còn biết trốn vào đâu!” thuộc kiểu câu nào ? A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến C. Câu nghi vấn D. Câu cảm thán Câu 5. Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì? A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc B. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm C. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ Câu 6. Đoạn trích "Nữ Oa" thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Khát vọng giải thích tự nhiên, biết ơn người có công với cộng đồng. B. Khát vọng giải thích lịch sử, tôn vinh người anh hùng. C. Khát vọng giải thích vũ trụ, thương xót con người bé nhỏ. D. Khát vọng chinh phục vũ trụ, biết ơn thần linh và con người. thuvienhoclieu.com Trang 2
- thuvienhoclieu.com Câu 7. Những đặc điểm của thể loại thần thoại trong văn bản trên là: A. Sử dụng phương thức miêu tả là chủ yếu. B. Nhân vật đội lốt, hóa thân. C. Thể hiện một quan niệm nhân sinh. D. Mang yếu tố hoang đường, kì ảo. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu: “Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần , Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội.” Câu 9. Trích đoạn “Nữ Oa vá trời” mang đậm yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng cũng gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa với con người hôm nay. Theo em, thông điệp đó là gì? Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) chia sẻ về những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn. II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận về tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu vào thời điểm hiện nay. ĐÁP ÁN THAM KHẢO Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0.5 2 A 0.5 3 C 0.5 4 D 0.5 5 D 0.5 6 A 0.5 7 D 0.5 thuvienhoclieu.com Trang 3
- thuvienhoclieu.com 8 Con cháu bà // sống trong cõi thế gian bình yên vô sự (thì) 0.5 CN1 VN1 bỗng một hôm // Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần , Chúc CN2 Dung // gây sự đánh nhau rất dữ dội VN2 9 Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù 1.0 hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, thẩm mĩ. Thông điệp: con người chúng ta cần biết ơn, bảo vệ, giữ gìn những giá trị mà các vị thần tạo ra, giúp đỡ con người vượt qua mọi thiên tai, khó khăn. 10 Học sinh đưa ra được một số vấn đề mang tính tiêu cực trên Trái Đất và 1.0 cách giải quyết đối với những vấn đề ấy mà các em có thể làm được. Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu vào thời điểm hiện nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: - Khái niệm: Biến đổi khí hậu là một thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do các tác động của con người, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan. thuvienhoclieu.com Trang 4
- thuvienhoclieu.com - Biểu hiện cụ thể: sự thay đổi thời tiết thất thường (mưa trái mùa, nhiệt độ tăng cao, ); động thực vật biến đổi để thích nghi, - Nguyên nhân: chủ yếu là do các tác động của con người: + Khai thác khoáng sản quá mức + Chặt phá rừng, săn bắt động vật trái phép + Lãng phí nguồn nước ngọt + Không kiểm soát rác thải (sinh hoạt và công nghiệp) + Các nguyên nhân khác (sự phát triển công nghiệp hạt nhân, vũ trụ, ) - Hậu quả: + Đối với tự nhiên: mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm, thiên tai, sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật, + Đối với con người: Môi trường sống bị thu hẹp và ngày càng khắc nghiệp; bệnh tật, - Giải pháp khắc phục: + Với mỗi cá nhân + Với những cơ quan chức năng có thẩm quyền d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong 0.5 trôi chảy. Tổng điểm 10.0 CHỦ ĐỀ: THẦN THOẠI ĐỀ LUYỆN SỐ 2 Môn: Ngữ văn lớp 10 thuvienhoclieu.com Trang 5
- thuvienhoclieu.com (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Tích xưa theo thần thoại Nhật Bản, các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu ra một người làm trọng tài trong cuộc thi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngày đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết. Trong các vị thần, một vị bước ra và nói: – Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào. Tức thời, một ánh chớp lạnh xanh, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ rằng mình là người bất khả xâm phạm nữa. Vị thần Bão Tố bước ra nói: – Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông, lặng lẽ Vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên. Ban đầu từ từ kế đó sóng nổi gió tung Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to cuồn cuộn ầm ầm Chỉ còn có một vùng nước mênh mông trắng xóa. Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt. Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn, hăm he chìm ngập đến cõi trời. Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha. Thần Bão tố vẫy tay một cái: Sóng lặng, gió êm, bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát. Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng nói lanh lảnh cất lên: – Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức tàn bạo, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục, chứ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục. Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại. Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên. Nhưng có một vị thần thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động. Vị này không thấy sấm sét mà chói mắt. Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi. Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền ảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả. thuvienhoclieu.com Trang 6
- thuvienhoclieu.com Vị trọng tài day qua hỏi: – Ngài có phải bị mù, điếc gì không? – Không. Tôi thấy và tôi nghe. – Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao? – Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao. – Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả? – Không. Tôi là thần Điềm Đạm. Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác. Tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế ngự nó. Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sét kia phải rụng rời như rũ liệt Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai Các vị thần cúi mặt làm thinh. Vị trọng tài nói tiếp: – Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này! Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điểu khiển dục tình của mình. Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi được là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ là người có sức mạnh trên hết. Cho dù là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này được. Trái lại, người này đã thấy hết, và khéo léo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các vị tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: "Vị thần Điềm Đạm này xứng đáng là chúa tể của tất cả chúng ta!". (Dẫn theo Truyện thần thoại Nhật Bản) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Xác định thể loại của văn bản: A. Thần thoại B. Truyền thuyết C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là: A. Thần Bão Tố B. Thần Âm Nhạc C. Thần Điềm Đạm thuvienhoclieu.com Trang 7
- thuvienhoclieu.com D. Vị trọng tài Câu 3. Chi tiết nào không phải là chi tiết kì ảo trong truyện: A. Thần Sấm Sét tạo ra một ánh chớp lạnh xạnh cùng tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung. B. Thần Bão Tố dâng nước biển, gió lớn, sóng to cuồn cuộn C. Thần Bão tố vẫy tay một cái: Sóng lặng, gió êm, bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát. D. Sấm nổ, nước dâng, nhạc thần, tiêu thánh không làm cho thần Điềm Đạm xao động. Câu 4. Thần Điềm Đạm có khả năng gì? A. Làm chủ cảm xúc B. Che giấu cảm xúc C. Điều khiển cảm xúc của người khác D. Đoán biết được cảm xúc của người khác Câu 5. Vì sao thần Điềm Đạm chiến thắng trong cuộc thi? A. Vì thần Điềm Đạm có sức mạnh của sự điềm tĩnh, không một sức mạnh nào có thể làm thần nao núng, thần còn biến các tác động ấy thành tôi mọi cho mình. B. Vì vị trọng tài có lòng yêu mến đặc biệt đối với thần Điềm Đạm. C. Vì tài năng của các vị thần khác hết sức tầm thường, không có gì đáng kể. D. Vì thần Điềm Đạm đáp ứng được tiêu chí của cuộc thi: Chọn ra vị thần kiên định nhất. Câu 6. Điểm khác biệt chủ yếu giữa thần Điềm Đạm với Sấm Sét, Bão Tố, Âm Nhạc là: A. Thần Điềm Đạm không thể hô mưa gọi gió, làm ra giai điệu, còn các vị thần khác thì có thể. B. Thần Điềm Đạm có thể làm chủ cảm giác của mình, còn các vị thần khác không thể chế ngự được cảm giác. C. Thần Điềm Đạm có thể giả mù, giả điếc để không bị ngoại cảnh tác động; còn các vị thần khác không có khả năng đặc biệt này. D. Thần Điềm Đạm không có cảm xúc, còn các vị thần khác thì có cảm xúc như con người. Câu 7. Thái độ của thần Điềm Đạm khiến em liên tưởng đến ý nghĩa được gợi ra từ dòng nào sau đây: A. Dù ai nói ngả nói nghiêng - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân B. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Có cứng mới đứng được đầu gió. Trả lời các câu hỏi: Câu 8. Thông điệp rút ra từ câu chuyện trên là gì? thuvienhoclieu.com Trang 8
- thuvienhoclieu.com Câu 9. Phân biệt điểm giống nhau, khác nhau giữa truyện thần thoại trên với truyện thần thoại "Thần Trụ Trời" (Việt Nam) và "Nữ Oa" (Trung Quốc). Câu 10. Chia sẻ 5 - 7 dòng về điều em thấy thú vị khi đọc truyện thần thoại trên. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (truyện thần thoại) ĐÁP ÁN THAM KHẢO Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0.5 2 C 0.5 3 D 0.5 4 A 0.5 5 A 0.5 6 B 0.5 7 B 0.5 8 Học sinh rút ra thông điệp ý nghĩa với bản thân: Người có sức mạnh thực sự không phải là người có khả năng điều 0.5 khiển sự vật mà là người có khả năng điều khiển cảm xúc của chính mình. 9 - Giống nhau: Đều kể về các vị thần; đều có sự tham gia của các yếu tố kì ảo - Khác nhau: Truyện Thần Trụ Trời và Nữ Oa nhằm giải thích sự hình thành của thế giới tự nhiên và loài người; Truyện thần Điềm Đạm không nhằm giải thích nguồn gốc của sự vật, loài người; Trong truyện Thần Trụ Trời và Nữ Oa, các chi tiết kì ảo tham gia 1.0 trực tiếp vào hành động, việc làm của nhân vật chính; Truyện thần Điềm Đạm các chi tiết kì ảo không tham gia vào hành động, việc làm của nhân vật chính; Nhân vật thần trong Thần Trụ Trời và Nữ Oa có năng lực phi thường của thần; nhân vật thần Điềm Đạm không có năng lực phi thường của thần linh, mà có tính cách gần với người thường hơn 10 Học sinh trình bày quan điểm của bản thân về sức hấp dẫn của truyện 1.0 II VIẾT 4.0 thuvienhoclieu.com Trang 9
- thuvienhoclieu.com a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.5 Tầm quan trọng của việc tuổi trẻ cần sống có ước mơ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: I. Mở bài: – Giới thiệu về truyện kể: Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. – Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện “Thần Trụ trời”. II. Thân bài: 1. Giới thiệu chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề: – Truyện “Thần Trụ trời” đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: 2.5 phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo, một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo. 2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể: * Phân tích - Giải thích quá trình tạo lập thế giới: ● Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời. ● Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi ”. * Đánh giá: Truyện “Thần Trụ trời” đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai. 3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể: thuvienhoclieu.com Trang 10
- thuvienhoclieu.com – Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời – vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau. – Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc. III. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể. - Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn 0,5 phong trôi chảy. Tổng điểm 10.0 CHỦ ĐỀ: THẦN THOẠI ĐỀ LUYỆN SỐ 3 Môn: Ngữ văn lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Nữ thần Déméter có một người con gái duy nhất tên là Perséphone, người con gái đẹp nhất trong số các thiếu nữ con cái của các vị thần. Đó là con của Déméter với Zeus. Chuyện người con gái của Déméter là nàng Perséphone bị thần Hadès bắt cóc đưa xuống dưới âm phủ làm vợ đã gây nên bao đau khổ cho Déméter và bao rối loạn cho đời sống các thần trên đỉnh Olympia cũng như người trần thế. [ ] Déméter đi tìm con suốt chín ngày, chín đêm. Chín ngày không ăn, chín đêm không ngủ và cũng không tắm gội chải đầu, chải tóc khiến cho thân hình nàng tiều tụy, hao mòn. Chín ngày không ăn, chín đêm không ngủ, Déméter cứ đi lang thang hết nơi này đến nơi khác gọi con, kêu gào than khóc vật vã. Nàng hỏi rừng cây, rừng cây lắc đầu trả lời không biết. Nàng hỏi núi cao, núi cao cũng ngơ ngác không biết nói gì. Nàng hỏi biển khơi thì biển khơi trả lời thuvienhoclieu.com Trang 11
- thuvienhoclieu.com nàng bằng những tiếng thở dài thương cảm. Còn đất đen thì im lặng nhìn nàng, thấm khô những dòng nước mắt xót xa, đau khổ của nàng đang lã chã tuôn rơi. Cả đến những tiên nữ Nymphe cùng dạo chơi với Perséphone buổi sáng đẹp trời hôm ấy cũng không biết gì hơn ngoài việc nghe thấy tiếng thét kinh hoàng của Perséphone. Chín ngày chín đêm như thế Déméter với tấm lòng của một người mẹ chẳng quản ngại vất vả gian lao đã đi tìm đứa con gái yêu dấu, độc nhất của mình. Sang ngày thứ mười, khi cỗ xe của thần Mặt trời-Hélios đã bỏ lại sau lưng biển khơi không sinh nở, thì thần Hélios động mối từ tâm bèn gọi Déméter lại và kể cho nàng biết đầu đuôi câu chuyện vừa qua, bởi vì không có chuyện gì xảy ra ở trên mặt đất này mà không lọt vào con mắt của vị thần Mặt trời, chẳng ai giấu giếm được điều gì với vị thần có cỗ xe vàng chói lọi này. Biết chuyện, nữ thần Déméter vô cùng căm tức thần Zeus. Nàng không trở về thế giới Olympe để đảm đương công việc của mình nữa. Nàng, từ nay trở đi sẽ sống mai danh ẩn tích dưới trần, trong thế giới của những người trần đoản mệnh. Nàng thay hình đổi dạng thành một bà già mặc áo đen và cứ thế đi lang thang hết nơi này đến nơi khác. (Trích Nữ thần Déméter và con gái Perséphone, Thần thoại Hy Lạp) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Con gái của nữ thần Déméter tên là gì? A. Athony B. Perséphone C. Perserphone D. Pisiphine Câu 3. Người con gái của Déméter đã bị ai bắt cóc ? A. Zeus B. Hélios C. Amphitrite D. Hadès Câu 4. Trước sự việc đứa con gái của mình bị bắt cóc, nữ thần Déméter ngay lập tức đã có phản ứng như thế nào ? A. Lang thang hết nơi này đến nơi khác gọi con, kêu gào than khóc vật vã. B. Bỏ đi khỏi thế giới Olympe, sống mai danh ẩn tích dưới trần gian. thuvienhoclieu.com Trang 12
- thuvienhoclieu.com C. Đi tìm thần Mặt trời-Hélios để hỏi chuyện D. Xuống âm phủ tìm gặp thần Hadès. Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: “Nàng hỏi rừng cây, rừng cây lắc đầu trả lời không biết. Nàng hỏi núi cao, núi cao cũng ngơ ngác không biết nói gì. Nàng hỏi biển khơi thì biển khơi trả lời nàng bằng những tiếng thở dài thương cảm.” A. Điệp ngữ B. So sánh C. Nhân hóa D. Liệt kê Câu 6. Đặc trưng về nhân vật của thần thoại được thể hiện trong văn bản trên là gì? A. Nhân vật người con út có số phận bất hạnh. B. Nhân vật anh hùng có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh cộng đồng. C. Nhân vật lịch sử có công lớn với dân tộc và thời đại. D. Nhân vật chính là các vị thần có sức mạnh phi thường. Câu 7: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Chín ngày chín đêm như thế ” là: A. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng B. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết C. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ D. Làm giãn nhịp điệu câu văn Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Tâm trạng của nữ thần Déméter khi phát hiện con của mình đã bị bắt cóc là gì ? Theo em, tại sao Déméter lại có tâm trạng như vậy ? Câu 9. Thông điệp, ý nghĩa mà em rút ra được từ văn bản trên là gì? Câu 10. Dựa vào nội dung của văn bản trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sự bất hiếu của một bộ phận giới trẻ đối với cha mẹ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. thuvienhoclieu.com Trang 13
- thuvienhoclieu.com ĐÁP ÁN THAM KHẢO Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0.5 2 B 0.5 3 D 0.5 4 A 0.5 5 A 0.5 6 D 0.5 7 D 0.5 8 - Tâm trạng của nữ thần Déméter khi phát hiện con của mình đã bị bắt cóc: lo lắng, đau khổ, đi khắp nơi để tìm hỏi con, không quan tâm tới bản thân mình. 0.5 - Đây là phản ứng vô cùng bình thường của một người mẹ khi đứa con thân yêu của mình bị bắt đi. 9 Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, 1.0 thẩm mĩ. 10 - Học sinh trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình về tình mẫu từ được rút ra từ nội dung văn bản đọc. - Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các 1.0 kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 thuvienhoclieu.com Trang 14
- thuvienhoclieu.com Sự bất hiếu của một bộ phận giới trẻ đối với cha mẹ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: - Bất hiếu là chỉ cách cư xử, hành động thiếu đạo đức của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Bất hiếu thể hiện qua lời nói, cách đối xử hàng ngày - Biểu hiện: Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, không quan tâm đến cha mẹ. Những lời nói xúc phạm, chửi mắng, gây tổn thương; thậm chí là có hành động đánh đập, hành hạ 2.5 - Thực trạng: Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của KH, công nghệ thì giá trị đạo đức, nhất là chữ “hiếu” đã bị xói mòi ở một bộ phận giới trẻ. - Nguyên nhân: + Chủ quan: Do tâm lí, lối sống vô tâm, thờ ơ, ích kỉ, sống chỉ biết mình + Khách quan: cách giáo dục của gia đình (nuông chiều con quá mức, không quan tâm/ để ý tới con) hoặc nhà trường; do hoàn cảnh sống tác động - Bài học nhận thức và hành động - Liên hệ bản thân d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn 0.5 phong trôi chảy. Tổng điểm 10.0 thuvienhoclieu.com Trang 15
- thuvienhoclieu.com CHỦ ĐỀ: THẦN THOẠI ĐỀ LUYỆN SỐ 4 Môn: Ngữ văn lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: [ ]Riêng về việc nặn ra giống loài người, Ngọc Hoàng khoán trắng cho 12 nữ thần khéo tay. Mà sau này chúng ta thường gọi đó là mười hai Bà mụ. Sự tích của 12 vị nữ thần ấy hiện nay chúng ta chỉ còn biết đến một cách lờ mờ. Có thuyết lại nói đó là những thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta chỉ mới tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó cho trách nhiệm sau khi ông ấy đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật tại hạ giới. Người đến khi chết có thể thành người trở lại, nhưng cũng có thể thành vật hay thành thần. Thần và vật cũng thế. Họ cũng có thể có lúc trở thành người sau khi chết nếu được Ngọc Hoàng hoặc bộ hạ của Ngọc Hoàng phụ trách công việc đó đồng ý. Mười hai Bà mụ chỉ là các vị thần có nhiệm vụ nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai làm người. [ ]Lại có người cho 12 nữ thần đó mỗi người giữ một công việc riêng: người nắn về tai, người nắn về mắt, người về tứ chi, người về sinh thực khi, và người dạy nói, cười v.v Nhưng cũng có nhiều người thì lại cho rằng công việc của 12 nữ thần không phân biệt. Họ làm công việc tập thể mà không phân công. Các nữ thần đó không có trách nhiệm gì về thọ yểu của người mà mình chế tạo ra. Mỗi 1 khuyết điểm đều do cả 12 nữ thần chịu chung. (Trích “Mười hai bà mụ”, Thần thoại Việt Nam) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Nhiệm vụ của mười hai bà mụ được nhắc tới trong văn bản là gì ? A. Nắn lại cơ thể cho 1 người nào đó khi được lệnh đầu thai làm người. thuvienhoclieu.com Trang 16
- thuvienhoclieu.com B. Xem xét mọi việc ở hạ giới để báo lại cho Ngọc Hoàng. C. Sáng tạo ra vạn vật D. Dạy nhân dân cách trồng lúa. Câu 3. Cụm từ: “Các nữ thần đó” là: A. Cụm động từ B. Cụm danh từ C. Cụm tính từ D. Cụm từ tự do Câu 4. Từ láy xuất hiện trong văn bản là: A. chịu chung B. thành thần C. tập thể D. lờ mờ Câu 5. Truyện “Mười hai bà mụ” được kể nhằm mục đích gì? A. Thể hiện tín ngưỡng thờ cúng thần linh của người Việt cổ. B. Đề cao giá trị, nguồn gốc của con người. C. Lý giải nguồn gốc ra đời của con người. D. Lý giải về sự ra đời của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Câu 6. Nhận định nào sau đây là chưa chính xác về văn bản trên ? A. Truyện mang những yếu tố kì ảo, hoang đường. B. Nhân vật trung tâm có khả năng phi thường. C. Thời gian- không gian trong truyện rõ nét, cụ thể. D. Cốt truyện khá sơ sài và đơn giản. Câu 7. Những đặc điểm của thể loại thần thoại trong văn bản trên là: A. Giải thích về các quy luật tự nhiên . B. Giải thích về sự kiện lịch sử. C. Giải thích về vũ trụ và thần linh. D. Giải thích về nguồn gốc của loài người thuvienhoclieu.com Trang 17
- thuvienhoclieu.com Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Xác định phép liên kết hình thức và chỉ ra tác dụng của chúng trong đoạn văn sau: “Người đến khi chết có thể thành người trở lại, nhưng cũng có thể thành vật hay thành thần. Thần và vật cũng thế. Họ cũng có thể có lúc trở thành người sau khi chết nếu được Ngọc Hoàng hoặc bộ hạ của Ngọc Hoàng phụ trách công việc đó đồng ý. “ Câu 9. Trình bày ngắn gọn nội dung trích đoạn “Mười hai bà mụ” Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 câu) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về quan điểm: “Mỗi người sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao” II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại” ĐÁP ÁN THAM KHẢO Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 A 0.5 2 A 0.5 3 B 0.5 4 D 0.5 5 C 0.5 6 C 0.5 7 D 0.5 8 - Phép liên kết: phép thế “họ” - Tác dụng: 0.5 + Liên kết câu + Tránh việc lặp lại các từ đã xuất hiện ở các câu văn trước thuvienhoclieu.com Trang 18
- thuvienhoclieu.com 9 Văn bản kể về việc Ngọc Hoàng khoán trắng cho mười hai bà mụ nhiệm vụ nắn lại cơ thể con người khi được đầu thai chuyển kiếp. Từ đó, lí 1.0 giải nguồn gốc ra đời của con người. 10 Học sinh đưa ra ý kiến của mình về quan điểm: “Mỗi người sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. 1.0 Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Sứ mệnh của con người c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: - Khái niệm: + Sứ mệnh: chỉ trách nhiệm, điều bắt buộc mà mỗi con người gánh vác nó phải thực hiện, hoàn thành. 2.5 + Tồn tại: là sự hiện hữu, có mặt, bản năng sinh tồn sẵn có con người. + Sống: sự tồn tại có linh hồn, mục đích, có suy nghĩ và có lý tưởng. Con người được trao quyền được sống, sống cần có ước mơ, sống có ích cho đời, đó mới là cuộc sống ý nghĩa. - Trình bày và chứng minh quan điểm của em về ý kiến đó bằng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng. - Thông điệp: Sống cần có ước mơ, hi vọng và tình yêu thương. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 thuvienhoclieu.com Trang 19
- thuvienhoclieu.com Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn 0.5 phong trôi chảy. Tổng điểm 10.0 CHỦ ĐỀ: THẦN THOẠI ĐỀ LUYỆN SỐ 5 Môn: Ngữ văn lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: "Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng. Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn. Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhẩy qua thuvienhoclieu.com Trang 20