Đề khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 lần II môn Lịch sử 12 - Mã đề thi 674 (Có đáp án)

doc 4 trang hatrang 27/08/2022 7240
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 lần II môn Lịch sử 12 - Mã đề thi 674 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ki_thi_tot_nghiep_thpt_na.doc
  • xlsĐA.xls

Nội dung text: Đề khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 lần II môn Lịch sử 12 - Mã đề thi 674 (Có đáp án)

  1. ỦY BAN ND HUYỆN BÌNH XUYÊN KÌ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KÌ TRUNG TÂM GDNN-GDTX BÌNH XUYÊN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 LẦN II MÔN LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 4 trang) Mã đề thi 674 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Sau Cách mạng tháng Tám, cuộc đấu tranh của Đảng và Chính phủ ta để thực hiện A. hòa bình, thống nhất tổ quốc. B. thống nhất lãnh thổ. C. giải phóng dân tộc. D. độc lập, chủ quyền, thống nhất. Câu 2: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây ra tình trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ? A. 5/1955, Cộng hòa Liên bang Đức được kết nạp vào khối NATO. B. 6/1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan. C. 4/1949, Mĩ cùng các nước Tậy Âu thành lập NATO. D. 3/1947, Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gửi đến Quốc hội. Câu 3: Nhân dân miền Nam tiến hành phong trào “Đồng khởi” chống lại chính quyền Mĩ – Diệm là vì A. chính quyền Mĩ – Diệm không chịu thi hành hiệp định Giơnevơ. B. lực lượng cách mạng miền Nam đã trưởng thành. C. chính quyền Mĩ – Diệm đàn áp đẫm máu nhân dân miền Nam. D. nhân dân miền Nam đã có đường lối cách mạng đúng đắn. Câu 4: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? A. Tập trung chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. B. Tập trung chủ đạo vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. C. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với hội nhập quốc tế. Câu 5: Trong những năm 1947-1991, sự kiện nào đã tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu? A. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. Liên Xô và Mỹ ký Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. C. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. D. Định ước Henxinki được ký kết giữa Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu. Câu 6: Phong trào "vô sản hóa" năm 1928 có tác dụng như thế nào với cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào đấu tranh trong cả nước. B. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. C. Thúc đẩy các phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên. D. Tăng cường số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ Câu 7: Vì sao, ngay sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhân dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất? A. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến còn phổ biến. B. Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương kháng chiến lớn. C. Để khắc phục hậu quả chiến tranh để lại. D. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. Câu 8: Điểm nào trong các điểm sau đây là điểm khác nhau giữa “Chiến tranh Cục bộ” và “Chiến tranh Đặc biệt”? A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Sử dụng quân đội Đồng minh. Trang 1/4 - Mã đề thi 674
  2. C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam. D. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. Câu 9: Vì sao nói, Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lao động Việt Nam lần thứ III (1960) đã đưa ra đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo? A. Khẳng định vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với cách mạng cả nước. B. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Nam đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. C. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Bắc đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. D. Đảng đã tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng Dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam. Câu 10: Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ 1954? A. Chiến thắng Đông-Xuân 1953 - 1954. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. C. Chiến thắng Biên Giới 1950. D. Chiến thắng Tây Bắc. Câu 11: Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam nhằm mục đích A. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ hai gây ra. B. chuẩn bị cho việc tham gia chiến tranh thế giới lần thứ hai. C. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. D. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Câu 12: Để trực tiếp tổ chức nhân dân chuẩn bị tiến tới Đông Dương Đại hội, Đảng ta đã thành lập A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. B. các đoàn biểu tình và “đón rước” phái viên của chính phủ Pháp. C. các bản “dân nguyện” để gửi tới phái đoàn của chính phủ Pháp. D. các ủy ban hành động ở khắp nơi trong nước. Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949? A. Tạo ra thế cân bằng vũ khí nguyên tử giữa Mĩ và Liên Xô. B. Làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. C. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ. D. Sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật của Liên Xô. Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam? A. Chiều 31/8/1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. Sáng 1/9/1858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. C. Ngày 17/2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định. D. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết. Câu 15: Bộ chính trị Trung ương Đảng đã dựa trên cơ sở nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? A. So sánh lực lượng có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long. B. Mĩ cắt giảm viện chợ cho chính quyền Sài Gòn. C. Quân Mĩ rút khỏi miền Nam, địch mất chỗ dựa. D. Khả năng chi viện của hậu phương miền Bắc ngày càng lớn. Câu 16: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là A. Đại hội đồng. B. Ban Thư kí. C. Hội đồng Bảo an. D. Hội đồng kinh tế - xã hội. Câu 17: Bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là A. không ngừng củng cố khối liên minh công - nông. B. thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. D. giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Câu 18: Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (2-1950) họp ở A. Sơn Dương (Tuyên Quang). B. Định Hóa (Thái Nguyên). Trang 2/4 - Mã đề thi 674
  3. C. Pác Bó (Cao Bằng). D. Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Câu 19: Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là gì? A. Mặt trận dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. D. Hội phản đế Đông Dương. Câu 20: Sự kiện nào diễn ra trên thế giới có tác động trực tiếp dẫn đến phong trào dân chủ (1936-1939) bùng nổ? A. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước. B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới. C. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Câu 21: Ý nào không đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới? A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến. B. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. C. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 22: Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giữa nông dân với địa chủ. B. giữa công nhân với tư sản. C. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. D. giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp. Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau Chiến tranh lạnh là gì? A. Sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lập trật tự thế giới mới. B. Do vấn đề năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. C. Mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ. D. Do tác đông của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Câu 24: Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947: “Ở hướng Đông, quân ta phục kích đánh địch trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu nhất là trận đánh phục kích ở ”. A. đèo Bông Lau. B. Chợ Mới, chợ Đồn. C. Đoan Hùng, Khe Lau. D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang. Câu 25: Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã A. được thực dân Pháp dung dưỡng. B. bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm. C. bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất. D. được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng. Câu 26: Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) nguyên nhân nào quyết định nhất? A. Có hậu phương vững chắc. B. Có tinh thần đoàn kết, chiến đấu. C. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo. D. Toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân ta đoàn kết một lòng. Câu 27: Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì đã A. tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước. B. chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với đế quốc Anh, Pháp. C. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. D. thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn. Câu 28: Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam? A. Lí luận Mác - Lênin. B. Lí luận cách mạng vô sản. C. Lí luận giải phóng dân tộc. D. Lí luận đấu tranh giai cấp. Câu 29: Thời gian liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà là Trang 3/4 - Mã đề thi 674
  4. A. 5 tháng. B. 4 tháng. C. 7 tháng. D. 6 tháng. Câu 30: Năm 1860, quân triều đình không giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia Định là do A. quân ít. B. vũ khí thô sơ. C. thiếu sự ủng hộ của nhân dân. D. không chủ động tấn công giặc. Câu 31: Công tác chuẩn bị toàn diện cho Tổng khởi nghĩa được gấp rút tiến hành từ A. năm 1944, Pháp được giải phóng, Đồng minh triển khai hoạt động tấn công Nhật Bản. B. năm 1943, Liên Xô và phe Đồng minh phản công trên khắp các mặt trận. C. cuối năm 1942, khi Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản. D. tháng 6/1941, khi Đức tấn công Liên Xô. Câu 32: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức A. Việt Nam độc lập Đồng minh. B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận dân chủ Đông Dương. D. Đội cứu quốc dân. Câu 33: Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, đối với Pháp Đông Dương giữ vai trò là A. căn cứ địa của Pháp. B. nơi cung cấp tối đa nhân lực, vật lực và tài lực. C. nơi sản xuất hàng hóa phục vụ chiến tranh. D. nơi giải quyết hậu quả chiến tranh. Câu 34: Sự kiện ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô năm 1949 là A. đưa người lên thám hiểm mặt trăng. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. phóng tàu vũ trụ có người lái, thực hiện chuyến bay vòng quanh trái đất. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 35: Phe Liên minh được thành lập năm nào và bao gồm những nước nào? A. Năm 1881, Anh, Pháp, Nga. B. Năm 1882, Đức, Áo - Hung, Italia. C. Năm 1898 Pháp, Áo - Hung, Italia. D. Năm 1904, Anh, Đức, Italia. Câu 36: Nội dung nào không thể hiện đúng kết quả ngoài ý muốn những chính sách của Pháp với công thương nghiệp Việt Nam trong chiến tranh? A. Thế lực kinh tế của tư bản người Việt tăng lên nhanh chóng. B. Công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải có điều kiện phát triển. C. Sản xuất, kinh doanh của tư bản người Việt mở rộng ở nhiều lĩnh vực. D. Tiềm lực kinh tế của tư bản người Việt đủ sức cạnh tranh với Pháp. Câu 37: Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực A. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân. C. công nghiệp nặng, chế tạo máy móc. D. công nghiệp nhẹ. Câu 38: Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận A. các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương. B. quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do. C. quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương. D. quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 39: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là A. Bắc Sơn – Võ Nhai. B. Cao Bằng. C. Liên khu V. D. Thanh – Nghệ – Tĩnh. Câu 40: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931? A. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. D. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 674