Đề khảo sát chất lượng môn Địa lí 12

docx 2 trang hatrang 27/08/2022 8440
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_mon_dia_li_12.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Địa lí 12

  1. De 41 Câu 1: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, đất feralit là chủ yếu, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh: A. Cây công nghiệp. B. Lương thực C. Thực phẩm. D. Hoa màu. Câu 2: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là: A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất ba dan. C. Được nâng lên chủ yếu trong vận động Tân kiến tạo D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 3: Dạng địa hình phổ biến ở vùng trong đê ở đồng bằng sông Hồng là: A. Các bậc ruộng cao bạc màu. B. Các bãi bồi được bồi đắp phù sa hàng năm. C. Các ô trũng ngập nước. D. Các vũng vịnh đầm phá. Câu 49: Từ phía biển vào, ở đồng bằng ven biển miền Trung, lần lượt có các dạng địa hình: A. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. B. Vùng đã được bồi tụ thành đông bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng. C. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng. Câu 5 Đồng bằng có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích vùng là: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng duyên hải Miền Trung D. Đồng bằng Tuy Hòa Câu 6: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm: A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển B. Cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng C. Thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn D. Vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước Câu 7: Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là: A. Có nhiều khoáng sản B. Có nhiều đồng cỏ C. Có khí hậu mát mẻ D. Có nguồn thủy năng dồi dào Câu 8: Một trong những hạn chế của khu vực đồng bằng là: A. gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông. B. chịu ảnh hưởng của thiên tai xói mòn, lũ quét C. địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn D. nhiều thiên tai như sương muôi, gia rét, lốc, sat lỡ dat Câu 9: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa 2 dòng sông nào A. Sông Hồng và Sông Đà. B. Sông Đà và Sông Mã. C. Sông Hồng với Sông Chảy. D. Sông Đà với Sông Lô. Câu 10: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên các cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: A. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu B. Sín Chải, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu C. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La D. Tà Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La Câu 11: Đặc điểm nào không phải địa hình vùng ven biển nước ta là A. các vịnh cửa sông. B. thềm lục địa rộng. C. các tam giác châu, bãi triều rộng. D. bờ biển mài mòn Câu 12. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là A. Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta B. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất C. Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta D. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta. Câu 13. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên biển. D. Tài nguyên rừng. D. Tài nguyên khoáng sản. Câu14. Nguồn gốc của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ là : A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc B. áp cao XiBia C. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương Câu 15. Nguồn gốc của gió mùa Tây Nam vào giũa và cuối mùa hạ là: A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc B. áp cao XiBia C. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương Câu 16. Phạm vi hoạt động của gió Mậu dịch vào mùa đông ở: A. miền Bắc đến dãy Bạch Mã. B. miền Bắc đến 110B C. miền Bắc đến Đà Nẵng. D. từ Đà Nẵng đến phía Nam Câu 17. Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là: A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. C. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. Câu 18. Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa đầu mùa đông thể hiện: A. lạnh khô B. lạnh ẩm C. rất lạnh D. lạnh, mưa nhiều
  2. Câu 19. Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông thể hiện: A. lạnh khô B. lạnh ẩm C. rất lạnh D. lạnh, mưa nhiều Câu 20. Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là: A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa B. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt D. mùa thu, đông có mưa phùn Câu 21. Mưa phùn là loại mưa: A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc. B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông. C. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc. D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông. Câu 22. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng: A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Cả nước. Câu 23. Tính chất của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ thể hiện: A. gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ B. gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ C. gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và TNguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ D. gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu24. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng: A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ. C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước. Câu 25. Tính chất của gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ thể hiện: A. gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ B. gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ C. gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và TNguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ D. gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 26. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi: A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc. B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa Tây Nam. C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới. D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.